5 sự khác biệt cơ bản giữa hệ điều hành iOS và Android
Android và iOS là 2 hệ điều hành cho thiết bị di động phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên 2 hệ điều hành này khác nhau như thế nào và đâu mới là hệ điều hành thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của người yêu công nghệ? Cùng điểm qua một vài điểm khác biệt cơ bản dưới đây.
1. Tính năng bảo mật
Tính năng bảo mật của Android sẽ giúp hạn chế sự tiếp cận của các ứng dụng từ bên thứ ba đến hệ thống của điện thoại trừ khi người dùng trao quyền truy cập công khai và chấp nhận mỗi khi ứng dụng yêu cầu truy cập. Mặc dù hiện nay có rất nhiều phần mềm diệt virus cho Android nhưng vẫn có hạn chế truy cập nên không thế quét sâu vào hệ thống để tìm nguy cơ. Do đó, người dùng có thể bị mất tiền từ các tin nhắn, quảng cáo không mong muốn.
Ngược lại, IOS lại có tính năng ngăn chặn người khác truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng bằng cách thiết lập một mật mã để giúp đảm bảo an ninh. Nó sẽ tự động mã hóa và bảo vệ email cũng như các ứng dụng của người dùng. Ngoài ra, iOS còn có tính năng Find My iPhone giúp người dùng xác định vị trí bị mất thiết bị của bạn. Bất kì ai muốn tắt hay kích hoạt lại điều cần phải có ID và mật khẩu Apple của người dùng.
2. Hệ điều hành
Android là hệ điều hành phổ biến được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng và chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên thế giới. Giao diện người dùng của Android dùng tay tác động trực tiếp, sử dụng cảm ứng chạm tương tự như các động tác ngoài đời thực để xử lý đối tượng trên màn hình.
iOS là hệ điều hành trên các thiết bị di động của Apple, chiếm 26% thị phần điện thoại thông minh vì iOS chỉ dành riêng cho dòng sản phẩm của Apple. Giao diện người dùng dựa trên thao tác bằng tay và có thể thao tác với hệ điều hành này thông qua nhiều động tác bằng tay trên màn hình cảm ứng của các thiết bị Apple.
3. Màn hình chính
Tiếp theo phải kể đến là sự giới hạn khả năng quản lý cũng như sắp xếp các ứng dụng trên màn hình chính. Ví dụ, các ứng dụng sẽ thường được sắp xếp theo hàng ngang trên màn hình từ trái sang phải. Khi hết một hàng các ứng dụng mới sẽ được xếp xuống hàng dưới, cứ thế cho đến khi hết ứng dụng hoặc màn hình không còn chỗ trống.
Với Android thì sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính với các ứng dụng chính, chủ yếu trên thiết bị, bạn có thể hình dung đó như màn hình desktop trên máy tính. Màn hình chính có thể gồm nhiều trang khác nhau mà bạn có thể vuốt qua để xem.
Còn iOS được thiết kế dễ hiểu hơn với màn hình Home đơn giản với các ứng dụng được hiện lên ngay trước mắt và ngay lập tức bạn có thể nhìn thấy mục mà bạn cần tìm và sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc.
4. Ứng dụng bên thứ ba
Hệ điều hành Android sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba có trên Google Play và các kho ứng dụng khác. Các ứng dụng này sẽ được lọc ra để phù hợp với thiết bị của người dùng và cho phép người dùng duyệt, tải về và cập nhật ứng dụng do Google Play phát hành.
Hệ điều hành iOS sử dụng AppStore riêng với khoảng 500.000 ứng dụng iOS và được tải về khoảng 15 tỷ lần với tài khoản iTunes trên thiết bị của Apple.
5. Thị trường máy tính bảng
Thị trường máy tính bảng đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi hãng Apple ra mắt thiết bị iPad đầu năm 2010. Ngay khi ra mắt, thiết bị lập tức tạo nên cơn sốt nhờ tính tiện lợi của nó.
Vì hệ điều hành iOS được sử dụng với tất cả thiết bị của Apple nên đối với máy tính bảng cũng sẽ có hầu hết các ứng dụng của iOS do đó máy tính bảng của Apple được rất nhiều người dùng lựa chọn thay vì máy tính bảng chạy Android với lượng ứng dụng ít ỏi và kém hấp dẫn.