Thần y trăm tuổi tiết lộ bài tập Xoa Bụng chữa 100 bệnh, đơn giản ai cũng có thể thực hiện được

Liệu pháp xoa bóp kinh lạc tạng phủ tại vùng bụng giúp bạn lưu thông khí huyết, tiêu trừ bệnh tật.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sinh thời, Biển Thước là một thần y nổi danh thời Chiến Quốc. Tương truyền rằng, ông còn sở hữu y thuật khiến người chết có thể “cải tử hoàn sinh”.

Nắm trong tay những bí quyết dưỡng sinh ít ai biết tới, Biển Thước sống mạnh khỏe tới tuổi 97, trong khi tuổi thọ trung bình của người cổ đại chỉ dừng lại ở con số 30. Biển Thước cho rằng, việc thường xuyên xoa bụng sẽ giúp thông tràng địch dạ, lưu thông khí huyết, tiêu trừ bệnh tật.

Hiện nay, y học hiện đại cũng đã chứng minh xoa bụng có thể làm cho ruột, dạ dày và cơ thịt thành bụng thêm khỏe mạnh, đồng thời tăng cường tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột, thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho hệ tiêu hóa, có lợi cho hệ thần kinh.

Trong thực tiễn đã chỉ ra rằng xoa bụng là một trong những phương pháp dưỡng sinh đơn giản và hiệu quả nhất.

Hành động này sẽ giúp tiêu trừ táo bón, loại bỏ các tổn thương dạ dày, giảm đầy hơi, chướng bụng, phòng ngừa cao huyết áp, viêm tuyến tiền liệt, bệnh mạch vành, bệnh tim thứ pháp, bệnh phổi, tiểu đường, viêm thận…

Bởi vậy, nếu muốn học cổ nhân cách dưỡng sinh, trường thọ, chúng ta không thể bỏ qua phương pháp xoa bụng đặc biệt của thần y Biển Thước.

Phương pháp xoa bụng của thần y Biển Thước

1. Tư thế

Biển Thước cho rằng xoa bụng trong lúc đứng thẳng không tốt bằng việc vừa ngồi vừa xoa bụng. Trong khi đó, tư thế ngồi xoa bụng lại không hiệu quả bằng nằm ngửa xoa bụng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bởi vậy, xoa bụng khi nằm ngửa được Biển Thước nhận định là tư thế chính xác nhất, đem lại hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.

2. Thời gian

Bụng là vị trí tập trung ngũ tạng, có nhiều kinh lạc. Do đó, khi cơ quan này ở vào tình trạng bất thường (no, đói, viêm ruột, đau bụng) thì không nên tiến hành xoa bụng.

Bên cạnh đó, trước khi tiến hành xoa bụng, bạn nên đi tiểu để vùng bụng được thoải mái.

Tuyệt đối không tiến hành xoa trong những trường hợp bị viêm vùng bụng cấp tính, bụng có u ác tính, thủng ruột, thủng dạ dày. Khoảng thời gian vàng để tiến hành xoa bụng chính là một tiếng sau bữa ăn.

Lúc này, dạ dày đã tiêu hóa hết phần lớn thức ăn, những động tác massage sẽ không tăng áp lực cho dạ dày, đồng thời còn giúp thúc đẩy tuần hoàn màu, hỗ trợ cho quá trình hấp thu – đào thải.

Do đó, xoa bụng vào lúc này đặc biệt có lợi cho ngũ tạng, bảo đảm thân thể khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

3. Động tác và hô hấp

Việc xoa bụng và hít vào thở ra đúng cách rất quan trọng. Nếu không chú ý đến điều này này, liệu pháp dưỡng sinh trên hoàn toàn có thể phản tác dụng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước khi thực hiện, chúng ta cần hít sâu 9 lần, sau đó đem tay phải đặt ở trên rốn, tay trái ấn lên mu bàn tay phải.

Sau đó, lấy rốn làm trung tâm, tiến hành xoa ngược chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài, liên tục 36 lần như thế thì đổi tay.

*****
*****

Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản

Bệnh trĩ là một bệnh khó nói do người bệnh thường cảm thấy ngại ngùng khi nói cho người khác. Tuy nó không gây nhiều nguy hiểm nhưng bệnh trĩ lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Với thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không phù hợp như hiện nay thì tỷ lệ người mắc bệnh trĩ đang có xu hướng ngày một gia tăng.

Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản
Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản

Bệnh trĩ có thể được chữa trị bằng cả phương pháp Tây y lẫn Đông y. Sau đây bài viết xin chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh trĩ theo dân gian vừa tiện dụng lại an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi áp dụng các bài thuốc nam này người bệnh cần phải kiên trì và cần phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống hợp lý mới mang lại hiệu quả thực sự.

1. Bài thuốc trị bệnh trĩ từ hoa thiên lý

Cây thiên lý là loại cây thực vật rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Hoa thiên lý thường được sử dụng để làm thực phẩm trong các món xào, nấu canh. Hoa của nó thường được thu hoạch vào mùa hè. Cây thiên lý ngoài việc sử dụng hoa làm thực phẩm thì trong Đông y còn sử dụng hoa và lá thiên lý để làm vị thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Cây thiên lý có tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể bị trĩ nội, có triệu chứng chảy máu, rát hậu môn.

Cách sử dụng lá thiên lý chữa trĩ theo dân gian như sau: Dùng lá thiên lý còn non khoảng 100g đã rửa sạch, muối ăn chừng 5g (1 muỗng cà phê). Giã lá với muối, thêm vào 30ml nước đun sôi để ấm, rồi lọc qua màn vải hay gạc (đã tẩy trùng). Dùng hỗn hợp thấm vào bông tẩm (đã rửa sạch bằng thuốc tím) thành bông băng. Đắp bông băng lên chỗ búi trĩ lòi, ngày làm khoảng một đến hai lần, kết hợp uống với nước lá thiên lý tươi khoảng 3-4 bát một ngày.

2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá

Bài thuốc này là cách lựa chọn đơn giản để đầy lúi bệnh trĩ bởi loại rau này rất dễ tìm, được trồng phổ biến và sử dụng thường ngày trong bữa ăn. Tuy nhiên khi áp dụng bài thuốc này người bệnh bệnh phải thực sự kiên trì mới đem lại hiệu quả. Rau diếp cá là loại rau gia vị cung cấp rất nhiều chất xơ và có tác dụng giải nhiệt rất tốt, đây là một loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh trĩ. Rau diếp cá rửa sạch sau đó ngâm nước muối chừng 5 phút, để ráo nước. Người bệnh nên ăn sống kèm với các món ăn trong ngày. Ngoài ra để phát huy thêm hiệu quả bệnh nhân nên nấu lá diếp cá, dùng nước còn nóng để xông cho người bệnh sau đó nước ấm thì dùng để ngâm. Bã diếp cá sau khi nấu xong thì đắp lên chỗ búi trĩ cho bệnh nhân. Người bị trĩ kiên trì áp dụng phương pháp này thì bệnh sẽ khỏi hẳn.

3.Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Đu đủ là loại quả được nhân dân ta trồng nhiều. Nó được dùng làm thực phẩm, trong Đông y thì đu đủ xanh được sử dụng làm bài thuốc điều trị bệnh trĩ. Bằng cách cắt đôi quả đu đủ xanh còn tươi (quả chứa nhiều nhựa) đến giờ đi ngủ thì úp 2 nửa quả đu đủ vào hai bên cẳng chân, để như vậy qua đêm. Tác dụng của phương pháp này giống như một loại thuốc bôi co mạch trực tiếp làm cho các mạch búi trĩ co lại. Khi các búi trĩ biến mất thì ngưng dùng cách này. Bệnh nhân có thể kết hợp nấu đu đủ xanh ăn như canh hàng ngày cũng rất tốt cho người bệnh bởi chất xơ trong đu đủ xanh giúp cho hệ tiêu hóa dễ hoạt động hơn, người bệnh dễ dàng khi đi tiêu.

4.Đẩy lùi bệnh trĩ bằng nhân hạt gấc

Đu đủ xanh là bài thuốc thường dùng để chữa trĩ
Bệnh nhân có thể dùng 40g nhân hạ gấc giã nát, trộn với ít dấm thanh rồi bọc vào vải đắp lên búi trĩ.

5. Mật ong rừng nguyên chất chữa trĩ

Phương pháp này người bệnh nên kiên trì trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên nó lại rất dễ áp dụng và dễ uống. Người bệnh hàng ngày sau khi ngủ dậy uống ngay 1 thìa mật ong rừng nguyên chất. Lưu ý nên sử dụng mật ong rừng nguyên chất, không nên sử dụng mật ong nuôi vì sẽ làm giảm hiệu quả.

6. Lá trầu không và rau muống chữa bệnh trĩ.

Đem đun lên lấy nước rồi ngâm trong vòng 15-30p, ít nhất 1 ngày 1 lần, không thì 2 lần/ngày là rất tốt. Cục trĩ đó sẽ thu lên rất nhanh, hiệu quả rất tốt.

Hoặc lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 100g. Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiều chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu.

*****
*****

Nước gừng nóng có thể trị đến 8 bệnh thường gặp: Đơn giản nhưng ít người biết

Hãy khoan đến nhà thuốc hay bệnh viện, thử tận dụng nước gừng nóng khi mắc phải những bệnh sau đây, có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của nó đấy!

Nước gừng nóng có thể trị đến 8 bệnh thường gặp: Đơn giản nhưng ít người biết
Nước gừng nóng có thể trị đến 8 bệnh thường gặp: Đơn giản nhưng ít người biết

1. Lở miệng: Dùng nước gừng tươi uống và súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, những vết lở loét sẽ biến mất nhanh chóng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Cao huyết áp: Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.

3. Hôi chân: Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

Ngâm chân vào nước gừng pha muối và giấm ăn để đánh bay mùi hôi.
Ngâm chân vào nước gừng pha muối và giấm ăn để đánh bay mùi hôi.

4. Đau lưng và đau vai: Dùng nước gừng nóng cho thêm chút mật ong và giấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau, làm nhiều lần giúp giảm đau hiệu quả.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

5. Trị gàu: Thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6. Sắc mặt nhợt nhạt: Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối trong 60 ngày liên tiếp có tác dụng làm cho da mặt hồng hào. Sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

7. Đau một bên đầu: Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

8. Phòng ngừa và trị sâu răng: Mỗi buối sáng và tối nên kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày để bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

Tuy có tác dụng tuyệt vời nhưng nước gừng nóng chống chỉ định với người bệnh dạ dày, tá tràng; người bị cảm nắng; người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt; phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai; người bị sỏi mật; người có bệnh liên quan đến gan và người cao huyết áp. Đặc biệt, không nên dùng gừng vào ban đêm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.