Vợ anh có đẹp bằng em không? Đàn ông đọc xong bài này sẽ phải “cúi đầu” hổ thẹn!

Hai mươi lăm tuổi tôi cưới vợ. Ngày tôi đưa người yêu về ra mắt, mẹ tôi thì thầm bảo: “Con nên suy nghĩ thật kĩ. Mẹ thấy nó liễu yếu đào tơ, con nhà giàu có, sợ lấy con rồi không quen chịu khổ, rồi được ba bảy hai mốt ngày thôi”.

Giàu – nghèo chính là khoảng cách duy nhất làm tôi e ngại. Nhưng cuối cùng chính sự mạnh mẽ và quyết liệt của em tiếp cho tôi động lực để tiến tới. Chúng tôi thành vợ chồng trong sự lo lắng, dèm pha và cả những đố kị.

Không muốn mang tiếng cậy nhờ nhà vợ, tôi bắt đầu mọi thứ bằng hai bàn tay trắng và nghị lực của mình. Vợ tôi vì không muốn chồng mình tự ái cũng từ chối sự trợ giúp của gia đình. Em, từ một tiểu thư quen lụa là nhung gấm sau khi lấy chồng bỗng như lột xác thành một con người khác, giản dị và chịu khó như bao nhiêu cô gái lấy chồng nghèo khổ.

Kinh tế dần ổn định, rồi chúng tôi có con. Cuộc sống dần phất lên như diều gặp gió. Tôi đã trở thành một ông chủ. Ai cũng nói vợ tôi “có mắt nhìn người”, nhưng tôi biết rằng không có vợ tôi tin tưởng, không có vợ tôi đồng tâm, tôi chắc chắn đã không có được một ngày hôm nay rạng rỡ.

…Cho đến ngày tôi gặp nàng. Nàng hai mươi tuổi, đang là sinh viên, rất xinh đẹp, quyến rũ và năng động. Nàng làm thêm cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng. Hôm đó, trong sự kiện ra mắt dòng xe mới, nàng chủ động làm quen với tôi. Tôi mời nàng cùng ăn tối. Nàng không từ chối. Không gì tuyệt vời bằng một kẻ có tiền, người ta nói không sai “có tiền mua tiên cũng được”.

Sau bữa tối ở khách sạn, tôi đặt phòng nghỉ, nàng nhìn tôi e lệ cười không phản đối. Thực ra tôi luôn biết trước phản ứng của đối thủ khi đưa ra quyết định có nên tiến tới hay dừng lại. Những cô gái trẻ và xinh đẹp, họ chỉ muốn thỏa nỗi khát khao hiếu thắng tức thời. Rất ít người có ý muốn tiến xa hơn tới một mối quan hệ lâu dài. Tình một đêm, thực ra cũng có cái gì đó rất hấp dẫn và thú vị. Và đây không phải là lần đầu tiên.

Tôi vừa dập tắt điếu thuốc thì cô nàng bé bỏng từ phòng tắm bước ra. Trên người nàng, chiếc khăn quấn hững hờ trễ nải. Tôi nhổm người dậy định kéo nàng ngồi xuống, bất ngờ nàng lùi lại rồi xoay người rồi nũng nịu hỏi: “Anh nói đi, vợ anh có đẹp bằng em không?”. Bao nhiêu hừng hực như lửa trong lòng tôi bỗng như bị một cơn gió ùa qua thổi tắt lịm.

Tôi ngắm nhìn nàng: Gương mặt điểm trang tỉ mỉ rất sắc nét, dáng người đầy đặn nhưng thon thả với những đường cong gợi cảm, bầu ngực săn chắc hững hờ trong tấm khăn mỏng như mời gọi. Những ngón tay dài và thon mềm đang đưa đưa vuốt những lọn tóc chưa kịp khô.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tôi bảo: “Vợ anh, cô ấy tất nhiên không đẹp bằng em, nhưng…”. Tôi chưa dứt câu, nàng đã sà xuống. Tôi tránh nụ hôn của nàng rồi bật dậy cáo lỗi có việc cần phải đi. Nàng nhìn tôi, ánh nhìn đầy tức giận và trách móc.

Đường phố đã lên đèn. Trên đường, lẫn trong dòng người qua lại vẫn không thể che lấp những đôi trai gái chở nhau trên đường, tay cầm lấy tay đầy yêu thương tình tứ. Và biết đâu đấy, trong những cặp đôi ấy có những người vợ người chồng không chung thủy giống như tôi.

Tôi nhận ra lâu rồi tôi không ăn tối ở nhà, với đủ những lí do. Vợ tôi dường như đã quen với điều đó đến mức không còn hỏi nữa. Ngày yêu và mới cưới nhau, tôi thường nói với em rằng “khi nào anh thành đạt, anh kiếm được nhiều tiền, chắc chắn anh sẽ làm cho em trở thành một bà hoàng khiến mọi người phải ghen tỵ”. Lúc đó vợ tôi nói: “Em không cần trở thành một bà hoàng, em chỉ cần chúng mình thương nhau”. Và giờ khi tôi trở nên giàu có, tôi đã biến vợ tôi thành một người phụ nữ cô đơn.

Khi cô gái trẻ hỏi tôi “vợ anh có đẹp bằng em không?”, bất giác trái tim tôi nhói lên như bị ai lấy kim chọc vào. Cô gái trẻ ấy có tư cách gì mà dám so sánh với vợ tôi. Vợ tôi rõ ràng không còn đẹp. Sau hai lần sinh nở, mái tóc đã thưa hơn, bầu ngực đã chảy xệ, bụng chằng chịt những vết rạn trắng mờ. Bàn tay của em cũng không còn mềm mại mượt mà, dáng hình cũng không còn thon gọn. Đã có lần vợ hỏi tôi “em có nên đi thẩm mĩ không?”. Tôi dứt khoát trả lời “ Anh yêu em vì những gì em có. Đừng làm đau bản thân mình, ai rồi chẳng phải già đi”.

Vợ đã cùng tôi đi qua những tháng năm khốn khó không một lời chê trách than phiền, vì tôi mà tập lăn lộn mưu sinh, vì tôi mà cam tâm chịu khổ. Em yêu tôi bằng một niềm tin bất diệt rằng rồi có ngày gia đình sẽ thấy rằng em lựa chọn đúng. Nhưng giờ, sau bao nhiêu năm chung sống, khi giai đoạn khó khăn đã qua, cuối cùng em đã chọn đúng hay sai? Tôi đã mua cho em một ngôi nhà to rộng nhưng lại không cùng nhen lửa ấm. Tôi đem đến cho em cuộc sống đủ đầy nhưng lại lấy đi của em nụ cười. Lâu rồi em đã không còn cười nhiều. Em thường nhìn tôi, nói một cách ý nhị rằng: “Em có thể chịu khổ được nhưng bọn trẻ nó còn nhỏ quá. Anh có thể vì chúng không?”. “Anh không vì em, vì con thì vì ai”, tôi đã từng nói câu nói đó mà không hề ngượng ngùng, vậy mà giờ nghĩ lại thấy vô cùng hổ thẹn.

>>> Top những địa chỉ bán rượu sâm Hàn Quốc uy tín, chất lượng được nhiều người tin dùng nhất hiện nay

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Hai đứa con thấy bố về sớm vô cùng ngạc nhiên chạy ào ra hỏi “hôm nay bố không phải tiếp khách ạ?”. Rồi đứa kéo tay, đứa ôm cổ kéo vào nhà. Vợ tôi từ trong bếp đi ra, nói nhỏ: “Ba mẹ con chuẩn bị ăn cơm. Em tưởng hôm nay anh cũng không ăn cơm nhà nên làm bữa khá đơn giản. Anh muốn ăn món gì để em làm thêm”. Tôi bảo vợ tôi “từ nay đứng cắt suất bữa tối của anh nữa nhé”. Vợ tôi cười. Thực ra thì khi cười, vợ tôi vẫn rất đẹp, dù hai đuôi mắt đã bắt đầu hằn lên những vết chân chim.

*****
*****

Về nơi cả trăm đàn ông cho vợ bỏ đi nước ngoài để… lấy đô la

Để có cuộc sống sung túc, nhiều ông chồng ở xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chấp nhận kí đơn ly hôn cho vợ kết hôn với người nước ngoài, xuất khẩu lao động. Nhiều năm họ sống cảnh “gà trống nuôi con” và hạnh phúc không còn trọn vẹn.

“Kí đơn ly hôn để lấy đô la”

Ngôi nhà ông Đinh Văn C. (SN 1974, thôn Bắc Sơn) gạch men ốp láng bóng. Trong nhà khá đầy đủ tiện nghi, tuy trên những bức ảnh treo trên tường không có bức nào có mặt người mẹ, người vợ của gia đình.

Vì cuộc sống, anh Ch. chấp nhận kí đơn li hôn cho vợ kết hôn giả đi nước ngoài
Vì cuộc sống, anh Ch. chấp nhận kí đơn li hôn cho vợ kết hôn giả đi nước ngoài

15 năm nay, anh C. và 3 con trai sống với nhau khi vợ anh là chị S. (SN 1976) xuất khẩu lao động tại Đài Loan.

Cười ngậm ngùi anh kể, năm 2002 gia đình rất khó khăn, đứa con út mới 1 tuổi, anh phải kí đơn ly hôn để vợ kết hôn với người nước ngoài, sang Đài Loan lao động.

“Thời đó ở xã có phong trào đi xuất khẩu lao động theo hình thức kết hôn giả với người ngoài để rút ngắn thời gian, tránh nhiều thủ tục rờm rà, tiết kiệm chi phí và quan trọng là được họ bảo lãnh làm việc”, anh C. giải thích.

Có tiền vợ gửi từ nước ngoài về, cuộc sống của 4 cha con đỡ hơn, cuối năm 2014 anh xây được ngôi nhà 3 tầng. Nhưng rồi cuộc sống thiếu bàn tay người mẹ, một mình anh phải làm thay bổn phận người phụ nữ, vất vả chăm con.

Anh kể, các con biết bố mẹ đã kí đơn ly hôn, nhiều lần nói mẹ về quê để sinh sống nhưng mẹ chưa về nên các con rất giận. Đứa con đầu giận đến mức không còn nghe điện thoại của mẹ.

Cùng chung tình cảnh, anh Nguyễn Văn H. (SN1979), trú thôn Song Hồng cũng “giả” kí đơn ly hôn để cho vợ đi xuất khẩu lao động. Không ngờ, có ngày vợ chồng anh tan vỡ thật.

“Con dâu mới sinh cháu thứ hai được 4 tháng tuổi đã nhất quyết đòi sang Hàn Quốc làm việc. Hai đứa nó giả bỏ nhau để con dâu dễ đi xuất khẩu lao động. Sau 1 năm thì vợ gọi điện cho chồng bảo không về quê nữa”, bà K., mẹ anh H. nói.

Bà Kh. nói thêm, 8 năm sống cảnh “gà trống nuôi con”, nhưng con trai bà chưa đi bước nữa vì còn mặc cảm chuyện bị vợ bỏ.

Bà Th. vừa làm bà vừa làm mẹ, khi 2 cô con dâu đi nước ngoài không về
Bà Th. vừa làm bà vừa làm mẹ, khi 2 cô con dâu đi nước ngoài không về

Khi ly hôn, cháu Bông còn nhỏ chưa kịp khai sinh, pháp luật phân chia cho mẹ nó nuôi dưỡng cháu nên mới có tình cảnh, dù bố nuôi con nhưng cháu phải mang họ mẹ.

Theo ông Hoàng Văn Tiến, Phó chủ tịch xã Cương Gián, vấn nạn chồng kí đơn ly hôn để cho vợ được đi xuất khẩu lao động xảy ra nhiều từ 9-10 về trước.

Sở dĩ có vấn nạn đó là khi phụ nữ kết hôn với người nước ngoài sang bên đó họ được nhập quốc tịch để được bảo lãnh mọi quyền lợi và kéo dài thời gian lao động.

Tuy nhiên có nhiều hệ lụy, cá biệt có nhiều người vợ kết hôn được với người nước ngoài đã cắt đứt liên lạc với chồng con quê. Thống kê chưa hết đã có khoảng 100 đôi bỏ nhau.

Nhiều chuyện bi hài

15 năm làm chi hội phụ nữ thôn, bà Dương Thị Hường (trú tại thôn Đại Đồng) nhiều lần chứng kiến những câu chuyện bi hài xung quanh những cặp đôi vợ đi lao động ở nước ngoài, chồng ở nhà nuôi con.

Bà Hường cho hay, thôn Đại Đồng có 20 cặp vợ chồng bỏ nhau để đi nước ngoài làm ăn
Bà Hường cho hay, thôn Đại Đồng có 20 cặp vợ chồng bỏ nhau để đi nước ngoài làm ăn

Bà kể, nhiều lần bà phải đến tận nhà để hòa giải cho những cặp đôi xa nhau mấy năm ròng nhưng khi vợ chồng đoàn tụ lại không ngủ chung giường.

“Qua tìm hiểu, lý do không thể ngờ là vợ nhiều năm đi xuất khẩu lao động ở các nước nên đã quen sạch sẽ khi về quê thầy chồng quê mùa, hôi hám nên không cho nằm chung giường”, bà Hường nói.

Rồi đến chuyện, khi cuộc sống còn khốn khó thì vợ chồng yêu thương nhau. Khi kinh tế dư giả, cảnh vợ chồng xa nhau khiến cho họ không còn chung thủy, xảy ra ghen tuông rồi bỏ nhau.

Theo bà Hường, ở thôn Đại Đồng, nhiều cô vợ sẵn sàng bỏ chồng bỏ con để được đi xuất khẩu lao động. Có đến 20 cặp vợ ly hôn chồng, bỏ lại con cái do người chồng chăm sóc.

Cám cảnh nhất trường hợp ông Lê Văn K. (SN 1956), vợ mất sớm, mình ông nuôi đang cháu nhỏ.

Con trai và con dâu ông từng làm việc ở Đài Loan, khi hết hạn hợp đồng về kết hôn, sinh con. Tuy nhiên, cháu nội mới được 1 tháng thì con dâu bỏ con lại cho chồng sang Đài Loan tiếp tục lao động.

Người con trai chán nản đi vào Sài Gòn làm việc, để cháu cho ông chăm.

Vợ bỏ đi xuất khẩu lao động, anh T. chịu cảnh gà trống nuôi con
Vợ bỏ đi xuất khẩu lao động, anh T. chịu cảnh gà trống nuôi con

Còn anh Nguyễn Văn T. (SN 1992) cay đắng vì cảnh cưới vợ chưa được lâu, mới có con với nhau được 3 tháng song vợ anh đã bỏ chồng con sang Đài Loan.

Ngoài việc chăm con mình, anh T. cùng mẹ đang chăm cháu cho anh trai vì chị dâu đã đâm đơn ly hôn để sang Hàn Quốc làm việc. Hạnh phúc tan vỡ, hàng xóm đàm tiếu, anh trai anh T. gửi con để ra Bắc Ninh làm công nhân.

“Đi xuất khẩu lao động đổi đời cho biết bao gia đình. Tuy nhiên, như gia đình chúng tôi có hai cô con dâu coi trọng tiền hơn chồng con thì bất hạnh. Các cháu còn nhỏ phải xa mẹ, hai đứa con trai đang trẻ nhưng đã qua một đời vợ”, bà Th., mẹ anh T. ngậm ngùi.

Theo Đậu Tình (VietNamNet)

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.