Gan bạn đang “hư hỏng” nặng nếu thấy 9 dấu hiệu này nhất định bạn không được bỏ qua
Người Việt từ nam đến nữ, từ già đến trẻ rất nhiều người mắc các bệnh về gan. Nhẹ thì men gan cao, nặng thì viêm gan, ung thư gan… Nhưng hầu như chúng ta đều phó mặt cho trời đất mà chưa bao giờ ý thức chăm sóc gan của mình.
Nhiều người ăn đồ béo một chút là thấy trướng bụng, quặn bụng, mệt mỏi. Giờ đã biết vì sao rồi nhé!
Theo Hiệp hội Gan Hoa Kì, gan có thể bị tổn hại do virus, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và ảnh hưởng của hóa chất. Gan là cơ quan lớn có nhiệm vụ lọc máu và phân bổ năng lượng cho toàn cơ thể. Khi nó không thể hoàn thành nhiệm vụ này, bạn sẽ thấy cơ thể mình có những dấu hiệu sa sút sau. Hãy chữa trước khi bệnh không thể chữa.
1. Suy tĩnh mạch hoặc bệnh trĩ
Cả hai căn bệnh này đều do hệ tuần hoàn bị suy yếu. Thành tĩnh mạch không còn đủ khỏe nên máu chảy chậm qua khu vực tĩnh mạch và hậu môn. Kết quả là tĩnh mạch ứ máu và phình ra, nổi lên vằn vện phía dưới da hoặc hình thành búi trĩ.
2. Đau bụng khi nạp thức ăn nhiều dầu mỡ
Một chức năng khác của gan là tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ăn một bữa thịnh soạn đầy chất béo, gan sẽ không thể tiêu hóa hết lipid được, kết quả là bạn bị đau bụng. Vì vậy, hãy ăn uống lành mạnh và nói rõ tình trạng của mình cho bác sĩ biết.
3. Đau phía sau mắt
Bạn sẽ bị đau đầu cấp tính quanh khu vực phía sau mắt. Nguyên nhân là do máu thì không lưu thông, còn thức ăn thì không được tiêu hóa, dẫn đến đau nhức phía sau mắt.
4. Mệt mỏi kinh niên
Máu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, nhưng nó không thể thực hiện được việc này nếu gan không hoạt động đủ công suất. Hậu quả là hầu như lúc nào bạn cũng thếy mệt mỏi. Tuần suất mệt mỏi ngày càng tăng. Hãy miêu tả chi tiết tình trạng này với bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác.
5. Đau dưới bả vai
Gan nằm ngay phía dưới bả vai, vì thế, chẳng hạn khi gan gặp khó khăn trong việc bài tiết mật, bạn sẽ cảm thấy đau lưng. Đây là triệu chứng rõ rệt nhắc nhở bạn nên đi thăm khám.
6. Phân trắng hoặc nhạt
Hoạt động của ruột là sự phản ánh rõ ràng nhất tình trạng của hệ tiêu hóa. Bạn nên để ý quan sát phân của mình mỗi khi đi đại tiện. Khi có vấn đề về gan, mật (màu vàng) sẽ được tiết ra rất ít từ bộ phận này. Kết quả là, phân của bạn sẽ có màu trắng hoặc nhạt.
7. Thường xuyên buồn nôn
Gan có liên hệ trực tiếp với hệ tiêu hóa, nếu gan không hoạt động trơn tru thì dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy buồn nôn. Hãy nhớ lại xem mình đã ăn gì và cơ thể phản ứng ra sao với thực phẩm đó. Bạn sẽ phát hiện ra một số thực phẩm đặc biệt khiến bạn khó chịu mỗi khi ăn.
8. Đắng lưỡi sau khi ăn
Mật là thành phần mà gan dùng để phân giải thức ăn thành những miếng nhỏ có thể tiêu hóa được. Nếu gan yếu, bạn sẽ cảm thấy lưỡi có vị đắng, đó là do mật tiết ra quá ít.
9. Đau túi mật
Vì gan tiết ra mật với hàm lượng thấp, bạn sẽ cảm giác lượng mật này trôi tuột vào túi mật. Thực tế, túi mật sẽ cảm thấy căng tức và đau trong vài phút. Một cơn đau quặn như vậy là dấu hiệu rõ ràng gan có vấn đề.
Cách tốt nhất để có một lá gan khỏe là duy trì một lối sống lành mạnh. Hãy tập thể dục thường xuyên và ăn uống đa dạng. Thỉnh thoảng có thể chiêu đãi mình những món ăn hơi “nguy hiểm” một chút, nhưng tổng thể thì bạn phải ăn nhiều rau quả. Với nguồn năng lượng khỏe mạnh, gan của bạn sẽ hấp thu đầy đủ dưỡng chất và duy trì được một sức sống dẻo dai.
Món ăn chữa dứt điểm chứng trào ngươc dạ dày, kìm chế ung thư thực quản hữu hiệu
Bản thân mình đã mắc bệnh trào ngược dạ dày khoảng 3 năm nay rồi, trước đó dù làm đủ mọi cách nhưng không thể nào mình chữa khỏi. Đặc biệt khi ăn những món chiên xào là lúc nào cũng có cảm giác mắc nghẹn ở cổ, muốn nôn ra cũng không được mà nuốt xuống bụng cũng không.
Còn nữa, ăn xong mà nằm xuống nghĩ là bao nhiêu thức ăn cứ trớ ra hết, cảm giác bực bội mệt mỏi, chẳng lẻ lại phải tiếp tục ăn nhưng liệu có nuốt nổi không.Chưa kể bệnh này nếu để lâu ngày không điều trị rất dễ chuyển sang ung thư thực quản lúc này dù có thịt rồng cũng không ăn được đâu mọi người ạ.
Một lần tình cờ, bạn trai em dẫn đi ăn ở quán Nhật, trong đó có chén gừng muối chua ăn kèm với sushi, nếm thử 1 miếng cảm giác chua chua ăn rất ngon, thấy thế em ăn rất nhiều và không bị cảm giác ợ chua, ợ nóng gì sau khi ăn cả. Lần đó em không để ý lắm nhưng mấy lần sau ăn vào cũng rất êm.
Lúc đầu em chỉ nghĩ đây là món dưa muối giống như dưa hành dưa kiệu ăn chóng ngấy thôi, vì thích ăn nên lân la tìm hiểu và học cách làm để ăn hàng ngày, có khi em ăn với cơm thay thức ăn luôn đấy chứ. Em nhớ lúc đó em ăn được khoảng 1 tuần thì không còn bị trào ngược dạ dày nữa. Lần này em khẳng định sở dĩ lâu nay em không bị nữa cũng nhờ vào món gừng muối.
Bạn em cũng bị trào ngược giống vậy, em làm cho bạn 1 hũ nhỏ, bạn ăn với cơm đúng 1 tuần thì khỏi luôn cho đến nay hơn nữa năm rồi không tái lại. Thấy vậy chúng em bàn nhau nên chia sẻ cho mọi người biết đâu giúp ít được ai đó. Mấy tháng trước em có đăng Fb nhưng bạn bè em ít lắm ạ, nên bạn khuyên em đăng ký thành viên trên diễn đàn nhờ chia sẻ với mọi người để nhiều người biết đến.
Cách làm của em có hơi khác với món gừng muối chua chính hiệu Nhật Bản, rất đơn giản và ai cũng có thể tự làm được nha các chị.
Nguyên liệu
½ kg gừng tươi.
250ml giấm táo, hoặc giấm gạo lên men.
Mình khuyến khích mọi người nên sử dụng giấm táo sẽ tốt hơn. Mình nhà ở Thủ Đức nên mua giấm táo ở trong Chùa Ưu Đàm gần chợ Bình Triệu cho đảm bảo. Còn mấy chị ngoài Bắc táo mèo nhiều có thể tự làm để sử dụng hoặc vô siêu thị mua giấm táo của Nhật hoặc Hàn nha, chứ đừng mua của Tàu thì em không đảm bảo chất lượng đâu có khi dùng còn mang bệnh thêm.
Đường cát trắng 50 – 100g tùy vào khẩu vị của từng người. Nếu ai dùng đường phèn thì số lượng nhiều hơn nha. Mình thì thích dùng đường phèn hơn hen.
Cách làm
Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng, ngâm qua nước muối khoảng 15 phút để cho ráo nước. Chuẩn bị lọ thủy tinh rửa sạch, lau thật khô.
Cho 250ml giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi giấm sôi, tắt bếp, thêm đường vào, nêm nếm sao cho có vị chua chua ngọt ngọt. Để nồi giấm nguội. Khi nồi giấm nguội bạn cho gừng vào lọ thủy tinh, cho nước giấm vào, đậy thật kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được.
Hàng ngày khi ăn cơm bạn ăn chung với một ít gừng ngâm giấm này với những thực phẩm khác vừa ngon vừa tăng khẩu vị bữa ăn. Ăn liên tục trong vài ngày. Mình thì chỉ ăn 3 ngày là thấy không còn cảm giác ợ chua hay trào ngược gì cả.
Gừng đã được chứng minh là một loại thuốc giúp trung tiện tốt, vì thế giúp bạn chống lại cảm giác đầy hơi. Nó cũng giúp chống lại các triệu chứng say tàu xe như buồn nôn, nôn và chóng mặt. Hiệu quả hơn hầu hết loại thuốc tây, gừng là một liệu pháp tự nhiên khi bạn đang cố gắng làm giảm bớt sự khó chịu của dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng. Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.
Với món ăn này bạn cứ an tâm sử dụng mà không có tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng vài ngày đâu nhé.
Dấu hiệu của chứng viêm thực quản trào ngược
Ở trẻ em là dấu hiệu nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, bé biếng ăn, chậm lớn, viêm phổi.
>>> Gợi ý top 10 công ty in túi giấy cho shop thời trang tại TPHCM uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng.
Ở trẻ lớn và người trưởng thành điển hình là triệu chứng ợ nóng, có vị chua ở họng, nóng rát hoặc đau ở ngực, cảm giác thức ăn bị kẹt lại khi nuốt. Các triệu chứng khác như khàn giọng và rát họng vào buổi sáng, hơi thở hôi. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hoặc về đêm. Triệu chứng giảm bớt khi người bệnh dùng các thuốc kháng axit như Phosphalugel hoặc thuốc làm giảm tiết axit như Cimetidine, Omeprazone.
Những thức ăn người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn:
– Thức ăn có nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này làm sức co của cơ vòng dưới thực quản giảm, làm cho thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày do đó làm trào ngược dễ xuất hiện.
– Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một loại làm cho trào ngược dạ dày thực phẩm nặng thêm do có chứa thành phần axit nhiều như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me… Người bệnh nên hạn chế ăn, đặc biệt là trái cây chua.
– Chocolate: Có chứa chất là methyxanthine chất này làm giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản do đó trào ngược dịch dạ dày vào thực quản.
– Tiêu, ớt, hành, tỏi, bạc hà.. gây kích thích dạ dày làm tăng khả năng trào ngược.
Các thức ăn dưới đây có thể làm bớt triệu chứng trào ngược:
– Sữa chua.
– Bơ làm từ đậu phộng.
– Các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso.. tốt cho sức khỏe, tốt cho vấn đề tiêu hóa và làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.
Theo Webtretho