Tuyệt chiêu để các loại nghêu, sò, ốc nhả hết cát chi trong 2 giờ mà không cần ngâm qua đêm
Nghêu, sò sẽ nhả sạch cát chỉ trong vòng 2 giờ mà thôi. Làm cách nào?
Nghêu, sò, ốc… là những loại thủy hải sản cực kì ngon và bổ dưỡng. Trời lành lạnh thế này, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi quây quần bên nồi nghêu, sò luộc nghi ngút khói.
Gỡ vỏ sò ra, nhẹ nhàng lấy thịt rồi chấm cùng nước mắm chua ngọt hay muối tiêu chanh đậm đà, ôi thôi, giờ thì bạn tha hồ xuýt xoa, hít hà với độ nóng của sò vừa ra lò, hòa quyện cùng vị chua cay của mắm. Ngon số một!
Không chỉ vậy, đây còn là những loại thực phẩm mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Với thực phẩm này, điều khiến chị em nội trợ băn khoăn không phải là chế biến thế nào bởi có rất nhiều cách chế biến. Đơn giản nhất là luộc hay đầu tư hơn là xào bơ, xào tỏi, muối ớt… rất nhiều món chờ bạn trổ tài đấy.
Điều trăn trở duy nhất chính là làm sao để nghêu, sò, ốc nhả sạch cát. Để giải quyết vấn đề này, từ xưa, mọi người thường ngâm nghêu, sò qua đêm trong nước, có người còn cho thêm ớt. Tuy nhiên, cách này khá mất thời gian, không thể dùng khi “bỗng dưng muốn ăn” được.
Giờ đây, đã có cách giải quyết cho bạn. Nghêu, sò sẽ nhả sạch cát chỉ trong vòng 2 giờ mà thôi. Làm cách nào?
Đầu tiên, bạn cho 1 muỗng canh muối vào thau nước rồi cho nghêu hoặc sò vào ngâm. Đặt thau ở nơi mát mẻ trong 2 giờ và nhớ đậy giấy báo lên nhé.
Đây là khoảng thời gian để sò mở miệng, nhả sạch cát. Sau 2 giờ, vớt sò, nghêu sang một thau nước khác. Nhớ vớt nhẹ tay để cát không bị nổi lên. dùng tay rửa sạch bằng cách chà những con sò, nghêu vào nhau để vỏ của chúng được sạch.
Cuối cùng, đun sôi nước, cho 1 bát nhỏ giấm vào nồi rồi cho nghêu, sò vào đun sôi. Khi luộc, bạn có thể dùng vá đảo nhẹ theo 1 chiều nhất định để lượng cát còn thừa sẽ rơi ra. Khi sò, nghêu mở miệng hết thì bạn có thể nhẹ nhàng vớt ra. Vậy là xong rồi đấy.
7 nhóm người này tuyệt đối không được ăn RAU MUỐNG xào hay luộc
Canh rau muống luôn là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại rau này.
Theo nhiều tài liệu Đông y từng viết, rau muống là loại rau chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie.
Chính vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên loại rau nhỏ bé và quen thuộc này đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Chúng cũng được coi là liều thuốc rất tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.
Vì rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Bởi thế, bạn tuyệt đối không ăn rau muống tươi sống hoặc rau muống chế biến chưa chín hẳn vì có thể mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan mà từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng.
Hơn nữa, không phải ai cũng ăn được loại rau này. Thực tế có nhiều người không nên ăn rau muống hoặc phải hạn chế ăn.
Người bị gout, sỏi thận
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
Người đang bị vết thương mềm
Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Người điều trị ngoại khoa nội khoa
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Người đau xương khớp
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Người suy nhược
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Những người đang uống thuốc Đông y
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng
Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.
Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.