Tía tô – chấm dứt cơn đau gút sau 30 phút

Chỉ những ai đang mang trong mình căn bệnh gút mới thấu hiểu được sự đau đớn của căn bệnh này gây ra hàng ngày. Các cơn đau từ nặng đến nhẹ thậm chí đau dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh.

Giờ đây, người mắc bệnh gút hãy an tâm sống vui khỏe vì chỉ với nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm là lá tía tô, các cơn đau do gút sẽ không còn hành hạ bạn mỗi ngày.

Tía tô dùng để chữa bệnh gút là loại có màu tím, hay còn gọi là é tía, xích tô, vị ấm, tính cay, không độc. Vị thuốc này được tận dụng trong cả ẩm thực lẫn chữa bệnh, là gia vị phổ biến trong nhiều món ăn và là bài thuốc chữa bệnh cảm mạo, thuốc an thai rất tốt.

Bạn sẽ khá bất ngờ khi biết rằng trong tía tô có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Các vitamin bao gồm A, C và các khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho. Do đó, không có gì lạ khi tía tô lại được tận dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Đông y, vị thuốc này thường có mặt trong các bài thuốc giải cảm, phong hàn, giảm sốt vì có tác dụng kích thích cơ thể ra mồ hôi.

Được biết, có đến 40% lượng dầu béo trong lá tía tô. Lượng dầu này có tác dụng chữa bệnh hoặc làm nguyên liệu trong chế biến thức ăn rất tốt.

Hướng dẫn dùng tía tô chữa bệnh gút

Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh gút, hãy dự trữ sẵn trong nhà loại rau tía tô hoặc trồng ngay trên sân thượng, vườn nhà mình vài gốc cây thuốc này khi cần dùng đến bạn nhé.

Khi có cảm giác các cơn đau do gút chuẩn bị đến, bạn hãy nhanh chóng lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi nấu thật kỹ, tương tự như khi bạn sắc thuốc. Nước thu được uống liền lập tức, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả trong vòng 30 phút và các cơn đau không còn “hành hạ” ngay sau đó.

>>> Hồng sâm Hàn Quốc rất có lợi cho sức khỏe, là một liều thuốc đông y quý được người người nhà nhà tin dùng nhất hiện nay.

Ngoài ra, nếu bạn không muốn các cơn đau tiếp tục diễn tiến trong tương lai, hãy thường xuyên sử dụng tía tô trong các bữa ăn hằng ngày. Nên ăn sống để loại rau này phát huy hết công dụng phòng bệnh gút.

Nước sắc lá tía tô giúp chấm dứt cơn đau gút sau 30 phút.
Nước sắc lá tía tô giúp chấm dứt cơn đau gút sau 30 phút.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện theo hướng dẫn này vì bài thuốc không hề gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Ngược lại, lá tía tô phát huy công dụng mau chóng khi bạn vừa áp dụng.

Hãy kiên trì thực hiện trong vài tháng, tía tô sẽ giúp bạn ngăn ngừa triệt để các triệu chứng của gút gây ra. Chúc bạn sống vui khỏe.

*****
*****

Làm sạch gan, đốt mỡ bụng: Thuốc nào bằng công thức này

Trong các bước giảm cân làm sạch gan là một trong những công đoạn cực kỳ quan trọng để giảm phần mỡ dư thừa ở vùng bụng?

Không may gan chúng ta suy giảm, cơ thể sẽ không thể làm sạch và đào thải chất độc tố, chính vì vậy cơ thể không thể nào hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Đó là lý do giải thích vì sao nhiều chị em phụ nữ mặc dù đã thực hiện nhiều phương pháp, phòng, tránh giảm cân tại nhà nhưng vẫn dậm chân tại chỗ không hề suy giảm.

Các bước sau đây là thời điểm vàng để cơ thể thanh lọc gan, giải phóng, tống độc tố ra ngoài.

Điều cần thiết nhất định chúng ta cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:

Nguyên liệu

2 trái bưởi loại vừa. 3 quả táo. 1 quả cam. 3cm mảnh gừng.

Nguyên liệu gồm những loại trái cây thông dụng.
Nguyên liệu gồm những loại trái cây thông dụng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên, vật liệu trên, rửa sạch trên vòi nước, gọt vỏ sạch sẽ, để khô nước sau đó cho toàn bộ vào máy ép hoặc máy xay.

Cách uống

Lượng nước ép thu được làm sao cho vừa đủ 2 lần uống trong một ngày. Chúng ta có thể sử dụng bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà bạn thích nhưng lưu ý không uống cùng một lúc cả 2 ly rồi thôi.

Để có hiệu quả cao, bạn nên uống nước này lúc đang đói và không ăn bất kỳ thứ gì hay uống trong vòng 2 giờ sau khi uống. Cách tốt nhất bạn nên uống vào sáng sớm và chiều tối trước khi đi ngủ. Khi uống nếu còn dư bạn nên cho vào trong tủ lạnh, dưới ngăn mát để sử dụng cho lần uống tiếp theo.

Áp dụng thường xuyên nước uống này, bạn không chỉ làm sạch độc tố gan, mà còn đem lại cho các chị em phụ nữ có vòng 2 như mong đợi.

Mỗi ngày 2 ly khi bụng đói.
Mỗi ngày 2 ly khi bụng đói.

Tại sao lại hiệu quả?

Hàm lượng vitamin C, Pectin, Lycopene, Limonoids (chất chống oxy hóa đã được chứng minh ức chế sự phát triển của khối u) trong bưởi giúp giải độc tố trong men gan theo cấp số nhân.

Trong quá trình giải độc men gan gồm 2 hai đoạn chính đó là: tống độc tố và các chất gây ung thư ra ngoài, các chất trong bưởi giúp ta tăng cường khả năng giải độc tố ở gan trong cả hai giai đoạn.

Táo và Cam có chứa rất nhiều hàm lượng và thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để làm sạch và giải phóng các chất độc tố ra ngoài bằng con đường tiêu hóa cơ thể.

Hai loại trái cây trên chứa dồi dào các chất chống oxy hóa, dinh dưỡng tốt cho cơ thể làm cải thiện trao đổi chất và tăng tốc độ đốt mỡ vùng bụng chứa nhiều mỡ.

Bưởi, cam, táo, gừng vừa thanh lọc gan vừa giảm mỡ bụng.
Bưởi, cam, táo, gừng vừa thanh lọc gan vừa giảm mỡ bụng.

Gừng có tính hàn nóng, giúp cho quá trình loại bỏ các chất độc tố đồng thời làm thúc đẩy sự trao đổi chất diễn ra một cách tự nhiên vô cùng hiệu quả cho cơ thể. Thường xuyên dùng gừng sẽ làm nên điều kỳ diệu cho gan của mỗi chúng ta, gừng là loại gia vị làm kiềm chế cảm giác thèm ăn và đốt cháy chất béo nhanh rất chóng.

Vì vậy, sự kết hợp các loại thực phẩm trên một cách khoa học lành mạnh sẽ mang lại cho bạn một công thức nước uống đặc biệt vừa giảm cân vừa thanh lọc gan cực tốt.

Theo phununews

*****
*****

9 điều cấm kỵ không nhớ kỹ thì ăn gừng rất nguy hiểm

Sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.

Người Việt Nam thường có thói quen sử dụng nhiều gia vị trong đó có gừng. Gừng không chỉ là gia vị được yêu thích mà còn là một vị thuốc trong đông y. Gừng đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe.

Tuy nhiên, sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Công dụng của gừng với sức khỏe:

– Phòng và chữa ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể sử dụng để phòng và chữa ngộ độc thực phẩm.

Nên ướp gừng với thực phẩm hoặc khi nấu thêm vài lát gừng vào những món ăn ưa gừng như thịt bò, hải sản… để hạn chế những nguy cơ nhiễm bệnh do thực phẩm đem lại.

Nếu bị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn, cũng có thể dùng gừng để điều trị.

– Khắc phục chứng rối loạn dạ dày: Gừng được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn dạ dày rất hữu hiệu. Nếu bạn gặp các chứng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi… thì dùng gừng là cách khắc phục tốt nhất.

– Chống buồn nôn và nôn: Gừng có thể sử dụng trong các trường hợp say tàu xe gây buồn nôn và nôn hoặc khi phụ nữ mang thai gặp tình trạng nôn mửa dữ dội.

– Tốt cho tim mạch: Gừng giúp làm giảm cholesterol, ngăn ngừa chứng đông máu, nhờ thế có thể làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim.

– Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp: Tinh dầu trong củ gừng có tác dụng tiêu đờm và giải quyết các vấn đề về đường hô hấp khác như lạnh, ho, cảm cúm, hen suyễn, khó thở… Bởi vậy sử dụng gừng để điều trị các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.

– Giảm đau và chống viêm hiệu quả: Gừng có chứa chất men zingibain có tác dụng giảm đau tự nhiên, giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu… Có thể dùng gừng xoa vào vùng bị đau giúp giảm đau đầu, đau cơ, căng cơ.

Dùng gừng thường xuyên có thể làm giảm lượng prostaglandin do đó làm giảm các cơn đau thường diễn ra trong cơ thể.

– Hỗ trợ điều trị liệt dương: Gừng có công dụng kích thích sinh dục nên rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm và hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Những lưu ý khi ăn gừng:

– Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

– Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

– Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

– Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

– Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

– Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.

Vì thế người đau dạ dày, đại tràng nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.

– Bệnh về gan không nên ăn gừng: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

– Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

– Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Soha

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.