Những lưu ý khi uống sữa đậu nành: Không biết trước có thể gây hại cho sức khoẻ

Đã có những trường hợp ngộ độc khi uống sữa đậu nành sai cách, điều này không chỉ gây hại sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng. Những lưu ý sau đây bạn nên tham khảo trước khi uống.

Tại sao sữa đậu nành nhất định phải nấu chín kỹ trước khi uống?

Nghiên cứu cho thấy, sữa đậu nành sống có chứa một thành phần nguy hiểm, được gọi là “saponin”, nó có thể gây nhiễm độc, dẫn đến buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Ngoài ra, trong sữa đậu nành sống còn có chất chống trypsin, chất này có khả năng làm dạ dày bị giảm tiêu hóa protein, chỉ khi đun nóng đến 100 ℃ chất này mới có thể bị tiêu hủy. Vì thế, riêng sữa đậu nành cần phải đun sôi hoàn toàn trước khi uống.

Để an toàn nhất, bạn nên đun sữa sôi hẳn 100 độ, sau đó giảm nhỏ lửa và đun thêm 5 phút mới có thể sử dụng. Không chỉ phải đun sôi sữa, khi nấu sữa cũng phải mở vung (nắp) nồi để cho chất độc hại trong sữa bốc hơi cùng với hơi nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6 điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành

1. Sữa đậu nành phải được đun sôi chín hoàn toàn. Lý do đã nói ở trên.

2. Không được uống sữa đậu nành khi đói bụng

Khi trẻ đang đói bụng, tuyệt đối không nên cho bé uống sữa đậu nành. Khi vào dạ dày trống, không thể tiêu hóa protein thành nhiệt lượng mà còn bị đào thải, dẫn đến không thể hấp thu vào cơ thể.

3. Không pha sữa đậu nành với đường nâu

Đường nâu chứa nhiều axit hữu cơ, chẳng hạn như axit axetic, axit lactic… Khi kết hợp với protein và canxi trong sữa dẫn đến canxi bị biến chất.

Điều này không chỉ khiến sữa bị mất tác dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể.

4. Không nên để sữa trong bình giữ nhiệt

Sữa đựng trong bình giữ nhiệt có môi trường chân không, khi có nhiệt độ thích hợp sẽ “ủ” ấm cho vi khuẩn sinh sôi. Sau 3-4 giờ sẽ làm suy giảm chất lượng sữa.

5. Không được uống cùng với thuốc

Sữa không được uống cùng với thuốc kháng sinh như erythromycin, bởi vì cả hai sẽ đối kháng tạo ra phản ứng hóa học, phá hoại chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ, nguy hiểm sức khỏe.

Thời gian uống sữa nên cách xa thời gian uống thuốc kháng sinh tốt nhất trong vòng một giờ trở lên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6. Uống sữa lâu dài nên chú ý bổ sung kẽm

Đậu nành chứa các chất có khả năng gây ức chế, saponin hormone và lectin. Đây không phải là những chất có lợi cho cơ thể con người. Nếu uống sữa đậu nành trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng thiếu kẽm.

Dù đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng sữa đậu nành không phải là món đồ uống phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Phụ huynh nuôi con nhỏ nên đặc biệt lưu ý.

Trong sữa đậu nành có chứa raffinose, rhamnose, và oligosaccharides stachyose – chất không dễ được hấp thụ, nếu ăn vào cơ thể sẽ gây lên men trong ruột kết, sinh ra 1 số vi khuẩn có hại, gây ra khó chịu, đầy hơi.

Sữa đậu nành cũng là một loại thực phẩm lạnh, vì vậy những người mắc triệu chứng bệnh gout, mệt mỏi, suy nhược, tinh thần mệt mỏi thì không nên uống sữa.

Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính cũng được khuyên không nên ăn các sản phẩm đậu nành nhiều, để tránh kích thích dạ dày tiết acid, gây đầy hơi.

*Theo Ntdtv

*****
*****

Ăn 1 bắp ngô vào thời điểm này mỗi ngày thì cả đời không lo ung thư, hàm lượng vitamin gấp 5-10 lần lúa, gạo mà vẫn giữ dáng, đẹp da

Những bắp ngô mẩy hạt vàng ươm hay trắng sữa nhìn lúc nào cũng thật hấp dẫn đúng không ạ? Cả nhà em ai cũng mê ăn ngô nên mẹ em thường mua về luộc cho mọi người ăn. Mẹ nghe nhiều người mách ăn ngô vào bữa sáng sẽ mang về cực kỳ nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế là từ hồi đó, bữa sáng của gia đình em thường xuyên xuất hiện thêm 1 bắp ngô luộc. Công nhận từ ngày được ăn theo chế độ này, tất cả mọi người trong nhà em nhìn ai cũng vui tươi, khỏe mạnh hơn các chị ạ.

Bởi trong mỗi bắp ngô, hàm lượng vitamin của nó gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì nếu như là ngô tươi. Ngoài ra ngô còn chứa các loại chống lão hóa khác như canxi, glutathione, vitamin A, magie, selen, vitamin E và các axit béo… rất tốt cho sức khỏe. Và bữa sáng cũng là bữa ăn quan trọng sau một đêm dài cơ thể hoạt động ở trạng thái tĩnh, nên nếu ăn ngô vào thời điểm này thì lại càng phát huy tác dụng tối đa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thì ra ăn ngô vào buổi sáng lại mang đến quá nhiều công dụng tuyệt vời!

Ăn ngô giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Cụ thể, nghiên cứu kéo dài nhiều năm ở 63.000 người trưởng thành tại Trung Quốc cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều beta-cryptoxanthin giảm được 27% nguy cơ ung thư phổi.

Vậy nên chỉ cần ăn 1 bắp ngô vào bữa sáng là cơ thể sẽ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây ung thư hiệu quả đó các mẹ ạ!

Giữ cho đôi mắt sáng khỏe

Thành phần beta-carotenoid và folate trong ngô giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Đặc biệt, beta-carotenoid trong bắp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác giúp chúng ta có đôi mắt sáng khỏe.

Ngoài ra, trong ngô vàng có chứa chất chống oxy hóa zeaxanthin, đặc biệt là ngô vàng giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh về mắt do tuổi tác như thoái hóa điểm vàng.

Ăn ngô cho làn da trắng đẹp mịn màng, chống lão hóa

Hàm lượng vitamin E và magie trong bắp ngô có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, đem lại sức sống cho làn da. Các chị có biết không, nhiều hãng được phẩm trên thế giới đã phát hiện ra lợi ích tuyệt vời của ngô trong việc làm đẹp nên đã dùng ngô để chiết xuất nhiều thành phần dinh dưỡng cho quá trình chế tạo dược phẩm đó ạ!

Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là hãy ăn ngô thường xuyên sẽ giúp da sáng đẹp hơn.

Ảnh internet
Ảnh internet

Một loại thuốc bổ não tuyệt vời

Vitamin B1 có nhiều trong ngô, loại vitamin này có khả năng giúp cơ thể tránh được tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ. Một bát ngô có thể đáp ứng được khoảng 24% lượng vitamin mà cơ thể cần mỗi ngày.

Ngăn ngừa thiếu máu

Trong ngô có chứa rất nhiều vitamin B12, axit folic và chất sắt. Các chất này lại có tác dụng rất tốt ngăn ngừa thiếu máu. Do vậy việc ăn ngô sẽ giúp cơ thể thúc đẩy quá trình hình thành hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu rất hiệu quả.

Cho hệ xương chắc khỏe

Ngô rất giàu mangan, kẽm và đồng, các dưỡng chất giúp tăng sức mạnh tổng thể cho cơ thể và củng cố hệ xương vững chắc.

Ăn ngô vào bữa sáng mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người bị tiểu đường hay gặp vấn đề về đường huyết thì không nên lạm dụng bởi trong ngô ngọt có hàm lượng đường khá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, khi luộc ngô các chị đừng bỏ râu ngô nhé bởi chúng có tác dụng rất tốt cho đường tiết niệu, hạn chế sỏi thận nữa đó ạ!

*****
*****

Mừng vui nhưng bắt được vàng: Em đã khỏi gan nhiễm mỡ nhờ 1 mớ rau này mà thôi!

Các mẹ nhà mình có ai bị gan nhiễm mỡ thì vào đây nhé? Em đã khỏi bệnh nhờ một bài thuốc cực kì đơn giản đấy ạ!

Mừng vui nhưng bắt được vàng: Em đã khỏi gan nhiễm mỡ nhờ 1 mớ rau này mà thôi!
Mừng vui nhưng bắt được vàng: Em đã khỏi gan nhiễm mỡ nhờ 1 mớ rau này mà thôi!

Em bị gan nhiễm mỡ đã hai năm, điều trị qua rất nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, em uống từ Đông y sang Tây y nhưng đều không có tác dụng. Em nghe nói bệnh này nếu không điều trị thì dễ bị biến chứng thành xơ gan, xơ giãn động mạch, suy gan, ung thư gan. Thật sự là em rất khủng hoảng trong một thời gian dài vì lo lắng vì bệnh tình của mình.
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu …

Khoảng 2 tháng trở lại đây chị họ em ngoài bắc vào chơi biết em đang mắc căn bệnh này thì bày cho em một bài thuốc trị gan nhiễm mỡ bằng rau ngổ, một loại rau mà nhà nào cũng có trên kệ bếp đấy ạ. Sau 1 tháng áp dụng quả nhiên em thấy người khỏe hơn không còn cảm giác mệt mỏi buồn nôn, ăn ngon miệng và da cũng đỡ vàng hơn rất nhiều. Đi xét nghiệm lại tại bệnh viện thì bác sĩ cho hay bệnh em đã giảm đi rất nhiều, em nghe mà mừng lắm các mẹ ạ.

Em cũng bày cho rất nhiều người thân đang bị gan nhiễm mỡ áp dụng và thấy hiệu quả rất tốt, giờ em chia sẻ lên đây cho các mẹ nhà mình ai có nhu cầu thì tham khảo nhé.

Rau ngổ, còn gọi là rau om, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Là một loại cây thân mãnh mọc lang ở những nơi đất ẩm có nước. Rau ngổ được nhiều người xem như là thức ăn dân dã nhưng nó cũng là một vị thuốc có tính giải độc và điều trị một số bệnh.

Cách dùng rau ngổ cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Nguyên liệu:

Rau ngổ: 100g

Bạc hà: 50g

Nước: 100ml

Cách dùng:

Rau ngổ và rau bạc hà rửa thật sạch rồi mang ra phơi thật khô là có thể dùng được;

Bắc chảo lên bếp, cho rau ngổ và bạc hà vào sao vàng rồi hạ thổ (“sao vàng hạ thổ” là phương pháp đem rang dược liệu trên chảo tới khi dược liệu có mùi thơm, sau đó lấy một miếng vải sạch chải trên mền đất, đổ dược liệu đã sao vàng lên miếng vải trong khoảng thời gian 30 đến 40 phút đến khi dược liệu nguội rồi đem sử dụng);

Sau đó sắc cùng 100ml nước uống liên tục vào buổi tối sau khi ăn no;

Uống liền 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Theo đông y, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt. Ngoài ra, rau ngổ được dùng để trị tê tay, tê chân, trị rắn cắn…

Rau ngổ trị ho, sổ mũi

Ho, sổ mũi là các triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là khi thời tiết trở lạnh hay chuyển mùa. Cách trị bệnh này với cây rau ngổ rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 5 – 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày là bệnh bệnh sẽ bớt hẳn.

Rau ngổ trị sỏi thận

Với các bệnh nhân mắc chứng sỏi thận, lấy 50 – 100 g rau ngổ tươi xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt uống trong ngày. Cũng có thể lấy 1 nắm rau ngổ, giã nhỏ, pha với ít nước và vài hạt muối chia uống hai lần sáng, chiều trong ngày.

Uống liền trong 7 ngày để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Người bệnh hay tê tay, tê chân

Nếu thường xuyên bị tê tay, tê chân hoặc các chi khớp, bạn có thể lấy ít rau ngổ, cho vào ấm nấu thành nước uống, sẽ đỡ hơn rất nhiều.

Trị rắn cắn

Bệnh nhân bị rắn cắn sau khi khử độc, lấy 15-20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, đem giã nát, thêm vào 20-30 ml rượu trắng, lọc lấy nước uống. Phần bã đừng vội bỏ đi, hãy đem đắp lên vết thương và dùng gạc băng vết thương lại. Cũng có thể lấy 20 – 40 gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liều.

Lưu ý: Khi uống hết một liệu trình các mẹ nên xem kết quả như thế nào, có nên uống tiếp hay không nhé vì tùy vào cơ địa của mỗi người mà thuốc sẽ có tác dụng khác nhau đấy ạ.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.