Nhúng bông vào rượu đắp lên rốn, mẹo hay mà bạn sẽ ‘tiếc đứt ruột’ vì không biết sớm hơn

Một cô gái thử dùng biện pháp tự nhiên với rượu, cô nhúng miếng bông vào rượu đắp lên rốn rồi đi ngủ, kết quả sáng hôm sau cả nhà đều mừng rỡ, theo Myfitmagazine.

Ho do cảm lạnh, cảm cúm và đau bụng kinh nguyệt là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nhất là đối với chị em phụ nữ. Thay vì phải uống thuốc kháng sinh hoặc giảm đau, đa số mọi người muốn sử dụng các biện pháp tự nhiên để đảm bảo an toàn hơn.

Theo y học cổ truyền, phương pháp dùng rượu là một trong những bài thuốc hiệu quả nhất của y học gia đình khi nói đến giảm đau, hết ho và giải cảm. Việc ngâm bông vào rượu rồi đắp lên rốn sẽ giúp bạn hồi phục các căn bệnh thông thường, chấm dứt cơn đau và ngủ ngon hơn.

Nếu bạn hoặc gia đình bạn đang mắc phải bệnh cảm cúm, cảm lạnh, ho và khò khè hoặc phụ nữ đến tháng hành kinh, hãy áp dụng phương pháp này để cơn đau trôi qua nhẹ nhàng hơn.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần phải chuẩn bị:

Nguyên liệu:

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
  • Bông gòn
  • Rượu mạnh hoặc cồn 40 – 50 %
  • Băng keo dán y tế

Thực hiện:

Bông nhúng rượu đặt vào rốn: Mẹo chữa bệnh hay, cực hiệu quả mà chị em không nên bỏ qua 
Bông nhúng rượu đặt vào rốn: Mẹo chữa bệnh hay, cực hiệu quả mà chị em không nên bỏ qua

Theo Myfitmagazine, nguyên liệu bạn cần để chữa những bệnh này rất dễ kiếm, luôn có sẵn trong bếp nhà bạn.

Phương thuốc chữa bệnh này sẽ giúp bạn giảm đau và thư giãn toàn bộ cơ thể, cũng có thể sử dụng khi bạn bị cúm, cảm lạnh hay đau nhức cơ bắp. Đây là lựa chọn tốt hơn hẳn so với những liều thuốc kháng sinh thông thường.

Nếu bạn bị đau bụng do đến ngày có kinh nguyệt, sau khi đắp bông nhúng rượu mạnh vào rốn, đừng quên dùng tay day bấm nhẹ nhàng để cơn đau nhanh chóng bị rượu mạnh tác động.

Khi thức dậy vào sáng hôm sau, bạn hãy gỡ bỏ bông gạc ra khỏi rốn. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục hành hạ thì đừng quên trước khi đi ngủ thực hiện lại theo cách trên, đảm bảo chỉ sau vài lần, cơn đau sẽ nhanh chóng bị đánh bay.

Tất cả những điều bạn làm là lấy bông chấm vào rượu mạnh khoảng 50 độ, sau đó đặt bông tẩm đẫm rượu vào trong rốn
Tất cả những điều bạn làm là lấy bông chấm vào rượu mạnh khoảng 50 độ, sau đó đặt bông tẩm đẫm rượu vào trong rốn

Thêm gừng vào rốn sẽ giúp giảm đau nhanh hơn

Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) khẳng định, cách làm trên hoàn toàn có thể giúp chúng ta giảm đau nhanh chóng.

Trong y học cổ truyền, rốn được coi là Thần khuyết. Đây là huyệt vị duy nhất trên cơ thể mà bạn có thể dùng tay để chạm vào và dùng mắt để nhìn thấy được.

Huyệt ở rốn có liên kết với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt, gan cốt của cơ thể.

Bằng cách giữ ấm cho huyệt này, bạn sẽ điều trị được những cơn đau bụng, đau dạ dày cấp tính, tiêu chảy, chữa được cảm lạnh thông thường…

Đặc biệt là giữ ấm bụng dưới giúp dưỡng thận, giữ ấm bụng trên giúp dưỡng ngũ quan.

>>> Top những địa chỉ bán Sâm Hàn Quốc đảm bảo chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất, uy tín nhất

Trong Đông y, hầu hết các bệnh mãn tính đều xuất phát từ nguyên nhân là do khí lạnh xâm nhập vào cơ thể mà không được bài thải ra bên ngoài.

Từ đó dẫn đến dương khí kém, mất cân bằng ngũ tạng, cơ thể dễ bị mắc các loại bệnh.

Việc sử dụng rượu mạnh đắp vào rốn chính là một cách để giữ ấm rốn nhanh nhất, loại bỏ khí lạnh xâm nhập vào cơ thể – nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức, mệt mỏi thường gặp.

“Rượu mạnh giúp lưu thông khí huyết, làm tăng khí huyết vì có tính nóng, giúp giảm đau, chống viêm.

Ngoài việc sử dụng mỗi rượu mạnh, chúng ta có thể cho thêm gừng tươi giã nát, trộn rượu mạnh, sau đó đắp vào rốn và dùng gạc băng lại sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

Dùng bông tẩm rượu đắp rốn là giải pháp hữu hiệu cho chị em bị đau bụng kinh.
Dùng bông tẩm rượu đắp rốn là giải pháp hữu hiệu cho chị em bị đau bụng kinh.

Theo vị lương y này, gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể…

Do đó, khi trộn rượu mạnh đắp rốn sẽ đem lại hiệu quả giảm đau rất nhanh.

Chuyên gia lưu ý, rượu đắp ngoài rốn sẽ không có tác dụng phụ gì trong việc chữa cảm lạnh, giảm đau. Việc làm này giúp giải cảm, lưu thông khí huyết.

Do đó, để phòng tránh những cơn đau, cảm lạnh không mong muốn, đừng bao giờ để rốn hở, bị lạnh khi ngủ để tránh cảm lạnh, tiêu chảy, đau bụng.

Với chị em đang trong kỳ kinh nguyệt, việc bảo vệ, giữ gìn bộ phận này càng quan trọng hơn cả. Không nên mặc đồ hở rốn hoặc đi ngủ với váy áo ngắn khiến rốn bị hở.

Trong giai đoạn này, nếu bị hở rốn, chị em sẽ rất dễ bị cảm lạnh, mạch máu vùng xương chậu bị thu hẹp, kinh nguyệt khó lưu thông, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc “đèn đỏ” không đều.

Chưa hết, mặc hở rốn có thể ảnh hưởng đến vòng eo vì nhận được những kích thích nóng lạnh liên tục, do đó sẽ làm rối loạn chức năng dạ dày và ruột, dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy…

Đây chính là lý do bổ sung cho việc vì sao bạn không nên mặc đồ hở rốn trong những ngày “nhạy cảm” này.

Theo Afamily/TTVN

*****
*****

Danh y mách 3 “bài thuốc” quý giúp bạn sống một đời không bệnh tật, khỏe và trẻ rất lâu

Tài sản quý giá nhất với mỗi con người chính là sức khỏe. Để tránh xa bệnh tật, hãy bỏ túi ngay cho mình 3 bài thuốc dưới đây nhé!

Nói thì dễ làm thì khó bởi nhiều người lại không biết làm cách nào để tránh xa chúng. Tình trạng phổ biến của người Việt là chỉ khi bệnh nặng xảy ra rồi mới nghĩ đến việc chạy chữa khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng.

Thực ra, khi có những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang mang bệnh thì đồng nghĩa với việc bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá thể chất của con người, tức là đã gây ra những tổn thất về sức khỏe, thậm chí là đời sống bị thu ngắn lại.

Trong khi đó, nhìn về quá khứ, y học cổ truyền của Việt Nam ta nói riêng và của châu Á nói chung đều đề cao việc ngăn ngừa bệnh hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh.

Tập thở là phương pháp dưỡng sinh giúp nâng cao sức khỏe và phòng trừ bệnh tật.
Tập thở là phương pháp dưỡng sinh giúp nâng cao sức khỏe và phòng trừ bệnh tật.

1. Từ câu chuyện về “3 người thầy thuốc giỏi” trong “Cổ thư” – Trung Hoa

Trong “Cổ thư” của Trung Hoa có ghi chép lại câu chuyện về một vị danh y nổi tiếng cả cuộc đời theo nghiệp y chữa bệnh cứu người và đào tạo nên những người thầy thuốc giỏi cả về y thuật và y đức.

Lúc vị danh y này lâm trọng bệnh đã gọi học trò đến mà nói rằng: “Ta biết rồi đây ta sẽ phải xa các con, nhưng dù sao ta cũng thấy rất vui lòng vì ta đã để lại cho đời 3 thầy thuốc giỏi”.

Nghe đến đây, học trò nào cũng hy vọng một trong 3 thầy thuốc giỏi đó sẽ là mình.

Tuy nhiên, vị danh y nói tiếp: “Trong ba thầy thuốc ấy thì hay nhất là thầy sạch sẽ, thứ hai là thầy điều độ, và thứ ba nữa là thầy thể thao. Ta qua đời, các con cứ theo ba thầy ấy mà chữa cho mọi người thì thiên hạ sẽ tránh được nhiều bệnh tật

Lời chỉ giáo của vị danh y này chính là chân lý phòng bệnh hơn chữa bệnh mà y học phương Đông đã theo đuổi từ ngàn đời nay.

Phương châm phòng bệnh này dựa trên 3 yếu tố: Vệ sinh trong môi trường sống và ăn uống, điều độ trong sinh hoạt và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.

2. Đến quan niệm phòng bệnh theo phương pháp dưỡng sinh của y học cổ truyền Việt Nam

Đối với vấn đề sức khỏe, y học cổ truyền Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến việc phòng chống bệnh tật hơn là chữa bệnh.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông.

Một vị danh sư lớn của y học cổ truyền như Hải Thượng Lãn Ông cũng chủ trương lấy phương pháp dưỡng sinh và vệ sinh làm nền tảng để chăm lo sức khỏe cho nhân dân.

Về vệ sinh, Hải Thượng Lãn Ông từng có lời khuyên rất cụ thể:

“Chớ dùng nước ruộng nước ao,

Nước hồ nước vũng, nước nào cũng dơ.

Chỉ dùng nước giếng nước mưa,

Nước sông nước suối cũng chưa an toàn”

Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh vai trò của dưỡng sinh trong việc phòng chống bệnh tật:

“Nội thương bệnh chứng phát sinh

Thường do xúc động, thất tình (7 thứ tình hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục ) gây nên….

Hằng ngày luyện khí chớ quên,

Hít vào thanh khí, độc liền thở ra.

Làm cho khí huyết điều hòa,

Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.

Lại cần tiết chế nói năng,

Tránh làm quá sức dự phòng khí hao.

Thức đêm lo nghĩ quá nhiều,

Say mê sắc dục cũng đều hại tâm…

Nhìn xem thôn dã bao người,

Làm ăn chất phác, chơi bời chẳng hay,

Ngô khoai, rau cháo hằng ngày,

Ấy mà khỏe mạnh hơn người cao lương.

Rạng đông cày cuốc luyện mình,

Đồng không hít thở, thân hình nở nang.

Lo sầu vì bệnh giàu sang,

Vui nghèo, khỏe mạnh, hiên ngang trong lòng.”

– Trích: Hải Thượng Lãn Ông/Vệ sinh yếu quyết –

Theo lởi răn trên của danh y Hải Thượng Lãn Ông, ngoài việc giữ gìn vệ sinh, việc vận động thể chất (ở đây là lao động) và giữ cho đầu óc thanh thản là bí quyết để bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, luyện tập phương pháp thở theo dưỡng sinh là một bí quyết thải độc, nâng cao sức khỏe cũng được danh y nhấn mạnh. Đây là một phương pháp rất hay mà chúng tôi đã từng giới thiệu, bạn đọc chú ý có thể tìm đọc.

*****
*****

Không phải thuốc hay cao lương mĩ vị, 4 món dân dã này sẽ “đánh bật” bệnh mỡ máu cao

Mỡ máu cao hiện là căn bệnh được khuyến cáo cần phải phòng ngừa và điều trị gấp. Cách tốt nhất là điều chỉnh thực đơn ăn uống trước khi bệnh trở nên nặng hơn.

Mỡ máu cao là một trong 3 bệnh nguy hiểm và phổ biến

Cùng với huyết áp cao, đường trong máu cao, mỡ máu cao được xem là 3 nhóm bệnh phổ biến, nguy hiểm cho sức khỏe. Bất kỳ bệnh nào trước khi trở nặng, cũng có một thời gian dài tích tụ, góp gió thành bão. Tại sao chúng ta không “ra tay” sớm?

Trước thực trạng ngày càng có nhiều người mắc bệnh mỡ máu cao do thói quen ăn quá nhiều dầu mỡ và các chất béo, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nãy dùng thực phẩm để trị bệnh trước khi phải dùng đến thuốc.

Chỉ số mỡ máu cao có thể gây ra nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tim mạch, tắc huyết quản hoặc hình thành các cục máu đông do lượng mỡ tích tụ quá nhiều trong thành mạch máu. Việc hạ thấp lượng mỡ (lipit) trong máu có thể phòng bệnh hiệu quả.

Những người chưa có bệnh thì ăn để phòng ngừa, những người đã có bệnh thì cần phải kết hợp ăn uống song song với việc dùng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, mỗi người cần phải thay đổi các thói quen xấu, xây dựng một lối sống lành mạnh từ ăn uống đến vận động, làm việc, nghỉ ngơi.

Theo chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe chia sẻ trên Báo Sức khỏe Trung Quốc, 4 loại thực phẩm sau đây có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và loại bỏ dần mỡ máu, giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình điều trị và phòng bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Ngô

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã khẳng định, ngô giàu axit béo không bão hòa, đặc biệt là hàm lượng axit linoleic lên đến 60%, nó có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Các vitamin E có trong ngô có tác dụng hạn chế sự gia tăng của mỡ máu, ngăn chặn sự lắng đọng của mỡ trong thành mạch máu.

Do đó, ngô là thực phẩm nhóm đầu có tác dụng phòng và điều trị bệnh đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Người bình thường cũng nên duy trì thói quen ăn ngô thường xuyên để phòng bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Đậu xanh

Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, thành phần globulin và polysaccharide có trong đậu xanh có thể thúc đẩy mỡ động vật tích tụ trong gan phân hủy thành axit cholic, do đó đẩy nhanh việc xả mật và mật muối, làm giảm sự hấp thu cholesterol vào thành đường ruột.

Hơn nữa, đậu xanh còn có thành phần polysaccharide (đa đường), có tác dụng tăng cường hoạt tính của lipoprotein, có thể thủy phân thành phần triglyceride có trong lipoprotein, từ đó đạt được mục đích giảm lipid máu.

Nghiên cứu cũng cho thấy, tác dụng hạ lipid của đậu xanh cũng liên quan đến sự ức chế cạnh tranh đối với cholesterol thực phẩm ngoại sinh nhờ thành phần phytosterols chứa trong đậu xanh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Đậu nành

Đậu nành là thực phẩm có nhiều chất sterol thực vật. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể người, sẽ “đánh nhau” với cholesterol tích tụ trong đường ruột, từ đó có thể thúc đẩy quá trình loại bỏ mỡ nhanh hơn, làm giảm sự hấp thu cholesterol vào cơ thể.

Khi cơ thể dư thừa lượng cholesterol quá mức, chúng sẽ được tích tụ trong thành mạch máu, dẫn đến làm cứng các mạch máu, thu hẹp mạch máu, thậm chí làm tắc hoặc vỡ mạch, dẫn đến đột quỵ.

Chất phospholipid có trong đậu nành còn có thể làm mềm mỡ, giảm sự sinh sản cholesterol. Nhờ tác dụng này mà khi ăn đủ một lượng đậu nành vừa phải trong thực đơn, cholesterol sẽ không còn cơ hội được lưu trữ trong thành mạch máu. Vì vậy, đây được xem là thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc giảm chất béo trong máu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Gừng

Trong gừng có chứa một lượng axit salicylic tương tự như hợp chất hữu cơ, có tác dụng như một dung dịch làm loãng hoặc chống đông. Chất này khi hoạt động trong thành mạch máu sẽ làm cho các cục máu đông loãng ra, từ đó có thể hỗ trợ tốt quá trình hạ mỡ máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa huyết khối.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

*Theo Health/39/Soha

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.