Nhiều người bỏ tinh bột để giảm cân, PGĐ BV Nội tiết nhấn mạnh đó là sai lầm trầm trọng!

Theo TS. Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hiện có rất nhiều người sợ béo mà không ăn cơm hay các sản phẩm có nhiều tinh bột, đây là quan niệm sai lầm.

Béo vù vù vì nhịn cơm ăn khoai

Trong chuyến đi công tác về tỉnh Hà Tĩnh, khám bệnh cho người dân ở đây, TS. Phan Hướng Dương giật mình vì nhìn thấy nhiều bà con ở địa phương đã nhịn cơm ăn khoai sọ, ăn miến.

Trường hợp của bà Nguyễn Thị C. 56 tuổi, bị tiểu đường 5 năm. Khi khám cho bệnh nhân, đường máu vẫn tăng và cân nặng tương tự. Bà C cho biết mình nhịn cơm không dám ăn cơm mà chỉ ăn khoai sọ vì nhà trồng được nhiều khoai sọ.

Lúc này, bác sĩ cũng ngạc nhiên vì lần khám trước bác sĩ đã tư vấn rất kỹ cho bệnh nhân nhưng bà C cho rằng mình được người ta rỉ tai nói ăn khoai sọ tốt cho bệnh tiểu đường, thậm chí nhà trồng khoai sọ chẳng dám bán mà chỉ để ăn dần vì nghĩ rằng món ăn này tốt.

Hay trường hợp của chị Vũ Thị H. 41 tuổi, ở Hà Nội cũng tương tự. Chị H. bị tiểu đường từ năm 36 tuổi do béo phì. Để giảm cân, chị H đã nói không với cơm trắng từ lâu. Buổi sáng chị ăn chút hoa quả, buổi trưa ăn vặt ở cơ quan và tối về chị chỉ ăn rau và thịt không ăn hạt cơm nào.

Tuy nhiên, cân nặng vẫn không giảm, đường huyết vẫn tăng mà chị H, cảm thấy mệt mỏi hơn. Chị đi khám lại thêm bệnh tăng huyết áp nhưng khi chị nói với bác sĩ không ăn cơm gần 2 năm nay, đến bác sĩ cũng giật mình.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Quan điểm không ăn tinh bột là sai lầm trầm trọng

Theo khuyến cáo của thế giới, 1 ngày tối thiểu phải ăn 130 gram tinh bột vì não của chúng ta hoạt động nhờ đường. Não chỉ sử dụng đường, không sử dụng chất béo, thịt. 50 – 60 % chất bột đường được não sử dụng nên nếu chúng ta bỏ qua bột đường, thấy đường máu cao mà không ăn tinh bột chính là cách làm sai lầm.

Nếu không ăn tinh bột, khi não cần đường để hoạt động mà không có, cơ thể bắt buộc phải lấy nguồn từ thịt, chất béo để chuyển hóa thành đường. Đây là quá trình chuyển hoá phức tạp hơn, từ đó sản sinh ra các chất không tốt cho cơ thể. Do phải đào thải trong quá trình chuyển hoá, nên các chuyên gia đã tính toán, ít nhất 1 ngày mỗi người cần phải ăn đủ 130 gram tinh bột.

Nếu ăn 1 bát phở tương đương với khoảng 80 gram tinh bột, 1 bát xôi 120 gram tinh bột, 1 bát cháo 40 gram tinh bột. Mỗi người phải biết cân nhắc sao cho tỷ lệ các chất bột đường và chất béo, chất đạm phải tổng hoà.

Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…

Chất bột đường trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế tinh bột.

Tuy nhiên không được giảm qúa nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỉ lệ năng lượng do tinh bột được chấp nhận là 50 – 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần.

Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Ngày càng nhiều trẻ bị tiểu đường tuyp 2

TS Dương cho biết nếu trước đây bệnh này chỉ ở những người từ 40 tuổi trở lên thì hiện nay rất nhiều cháu bé 11, 12 tuổi bị đái tháo đường tuyp 2 suốt ngày các cháu chỉ học, không có thời gian tập luyện, ăn lại nhiều thực phẩm năng lượng cao như bánh mì, xôi thịt, thức ăn nhanh.

Cha mẹ các cháu chỉ quan tâm tới việc học của con mà ít quan tâm tới lối sống, ăn uống, tập luyện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ.

Khi các cháu vào viện, kết quả khám cho thấy trẻ đã mắc đái tháo đường tuyp 2 từ trước đó và có cháu bắt buộc phải tiêm insulin để điều trị bệnh.

>>> Mua Hồng Sâm Hàn Quốc chính hãng tại top 10 địa chỉ đáng tin cậy nhất TPHCM 

TS BS. Phan Hướng Dương
TS BS. Phan Hướng Dương

Nếu cha mẹ các cháu không hợp tác cùng bác sĩ điều trị từ thay đổi lối sống, dinh dưỡng và tập luyện thì việc điều trị khó khăn hơn. Tuy nhiên, có những cháu sau khi được bác sĩ tư vấn kỹ dinh dưỡng và tập luyện thì có những cháu 5 năm không phải dùng thuốc nữa.

Có những gia đình bố mẹ phải phân chia nhau đi tập thể dục cùng con. Nếu bố mẹ không đồng hành cùng con trong điều trị đái tháo đường tuyp 2 thì cũng không có tác dụng bởi vì trẻ nhỏ chưa ý thức được bệnh tật, mức độ nguy hiểm của đái tháo đường.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên tạo cho con lối sống lành mạnh, tập luyện, hạn chế đồ uống có gas và các thực phẩm giàu năng lượng để phòng bệnh tiểu đường tuyp 2.

Theo Trí Thức Trẻ/Soha

*****
*****

Xin gạo cứu đói cứ xin, làm bánh 3 tấn cứ làm

Câu chuyện chiếc bánh dày kỷ lục 3 tấn “dâng vua Hùng” có vẻ đã tới hồi kết khi đích thân Chủ tịch Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã cương quyết lắc đầu: “TP Sầm Sơn vẫn sẽ thực hiện Lễ hội Bánh chưng – Bánh dày truyền thống như hàng năm chứ không được làm gì đột biến”.

Năm ngoái (2017) TP. Sầm Sơn đã làm bánh dày kỷ lục hơn 2 tấn trong lễ hội bánh dày thần Độc Cước. Năm nay nâng lên hơn 3 tấn.
Năm ngoái (2017) TP. Sầm Sơn đã làm bánh dày kỷ lục hơn 2 tấn trong lễ hội bánh dày thần Độc Cước. Năm nay nâng lên hơn 3 tấn.

Đang nhiên đang lành thì lại bày đặt bánh dày kỷ lục. Lại còn văn bản đề xuất. Lại ký tên triện dấu chính quyền cho một lễ vật khổng lồ mà thực ra là cho thói đua đòi, hư danh.

Đến nỗi, chính Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phải lên tiếng rằng “đề xuất bánh dày” của Sầm Sơn vừa mang nặng tính hình thức, vừa gây lãng phí, vừa không cần thiết, vừa gây dư luận không tốt.

Dân la là phải thôi. Bởi nó không chỉ  quá hình thức mà còn quá đỗi phản cảm.

Phản cảm ở chỗ Thanh Hóa đang đề xuất cấp hỗ trợ 677,67 tấn gạo dịp giáp hạt 2018. Mấy năm trở lại đây, xứ Thanh đều có văn bản gửi Trung ương xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết nguyên đán. Năm 2014, tỉnh đề nghị hỗ trợ khoảng 500 tấn, năm 2015 tăng lên thành 934 tấn. Dịp Tết Nguyên đán 2017, tỉnh xin 650 tấn cứu đói cho hơn 43.000 nhân khẩu với mức hỗ trợ 15 kg mỗi người. Có những huyện ven biển như Hoằng Hóa, Tĩnh Gia xin tới hàng trăm tấn gạo cứu đói.

Phản cảm ở chi tiết chính quyền nhảy vào việc của dân gian. Và phản cảm cả ở con số 3 tấn gạo nếp cho một chiếc bánh có lẽ là kỷ lục về sự thù lù.

Nhưng hơn cả, câu chuyện chiếc bánh kỷ lục đang phản ánh tầm mức văn hóa cũng như ý thức về bổn phận và nghĩa vụ của chính quyền.

Thanh Hóa còn nghèo. Tổng thu ngân sách năm 2015 và 2016 của Thanh Hóa lần lượt là gần 11.000 tỷ đồng và 11.300 tỷ đồng. Nhưng chi thường xuyên trong 2 năm của tỉnh đều trên 20.000 tỷ đồng. Việc của chính quyền từ tỉnh, từ huyện là làm thế nào để phát triển kinh tế, là có thu đủ chi để không phải giật gấu vá vai, là để dân được no ấm chứ không phải miệt mài đắc ý hứng chỉ với những bánh dày bé bánh giày to, với những kỷ lục vô thưởng vô phạt chỉ có tác dụng làm trò cười thiên hạ.

Câu chuyện “chiếc bánh kỷ lục” hôm nay đã chấm dứt, nhưng có lẽ, nên coi nó như một tiền lệ để từ nay những kỷ lục, những khổng lồ những hình thức, những hư danh phải chấm dứt không chỉ trong những lễ hội.

*****
*****

Triệu hồi hơn 1.500 xe Honda City vì lỗi túi khí ở Việt Nam

Hơn 1.500 chiếc Honda City gồm bản bản số sàn và số tự động phải triệu hồi để thay thế bộ thổi khí của túi khí phía trước ghế phụ.

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phê duyệt đợt triệu hồi 1.524 chiếc Honda City liên quan đến lỗi túi khí hành khách phía trước – một lỗi tương tự như các trường hợp xe Nissan Navara, Toyota Corolla Altis hay Vios trước đây.

Loạt Honda City này bao gồm cả bản số sàn và số tự động, được sản xuất tại nhà máy của Honda Việt Nam ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 25/5/2013 đến 6/1/2014.

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất và Cục Đăng kiểm Việt Nam, túi khí an toàn trang bị trên các xe nhằm giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người hoặc giảm thiểu chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách khi xe bị va chạm từ phía trước.

Hơn 1.500 chiếc Honda City phải triệu hồi liên quan đến lỗi túi khí hành khách phía trước.
Hơn 1.500 chiếc Honda City phải triệu hồi liên quan đến lỗi túi khí hành khách phía trước.

Khi xảy ra va chạm đủ mạnh, bộ điều khiển nhận được tín hiệu sẽ cung cấp dòng điện để kích nổ túi khí, bộ thổi khí sẽ tạo khí nhằm tạo ra một túi đệm khí tránh cho một số bộ phận của cơ thể người va chạm trực tiếp với các phần cứng của xe, sau đó túi khí sẽ tự động xả hơi để không làm kẹt người lái và hành khách trong xe.

Trong trường hợp bộ thổi khí tạo ra áp suất quá lớn tại thời điểm túi khí bị kích hoạt khi xe va chạm, vỏ bộ thổi khí hoặc các linh kiện nhỏ có thể bị vỡ, bắn ra gây tổn thương cho người lái và hành khách.

Các xe thuộc diện triệu hồi sẽ cần được đưa đến các đại lý ủy quyền để kiểm tra, khắc phục và thay thế miễn phí bộ thổi khí của túi khí hành khách phía trước. Thời gian sửa chữa gần 1h/mỗi xe. Chiến dịch triệu hồi bắt đầu từ 10/3/2018 đến 9/3/2019.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.