Người thân sẽ không mất mạng, bại liệt nếu bạn biết dùng bài thuốc này cứu họ chỉ 1 phút trước khi đưa đến bệnh viện

Trúng gió là chứng bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nếu không biết cách cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng méo miệng, cấm khẩu.

Trúng gió là căn bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, biểu hiện của bệnh như: miệng sùi bọt, chân tay cứng đơ, đau bụng, đầy hơi, mỏi vai đau đầu, nặng hơn có thể dẫn đến chứng cấm khẩu, méo miệng…

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hay cấp cứu ngươi bị trúng gió kịp thời trước khi đưa đến các cơ sở y tế.

Theo Y học cổ truyền, cây kinh giới có tính ấm, thơm ngọt. Kinh giới là vị thuốc trong rất nhiều bài thuốc quý. Kinh giới có tác dụng thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kinh giới dùng để trị các bệnh như ngoại cảm phong tà, phát sốt, nhức đầu, tắc mùi, ho, mẩn ngứa, sởi mới phát ban, mụn nhọt, đau họng, thũng độc, chảy máu cam, ho, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, băng huyết; sản hậu, cấm khẩu, tứ chi co quắp.

Kinh giới trị cấm khẩu méo miệng cực nhanh và hiệu quả

Trong gia đình, nếu có người bị trúng gió hãy làm ngay theo cách sau:

Nguyên liệu:

  • Lá kinh giới: 200g
  • Rượu: 50ml
  • Chảo, chày, cối

Cách làm:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
  • Lá kinh giới cho lên chảo sao thật kỹ cho lá bị cháy đen nhưng không thành tro, nếu thành tro thì sẽ không dùng được nữa.
  • Sau khi sao kỹ thì cho lá kinh giới vào cối, dùng chày tán nhuyễn.
  • Cho thêm 50ml rượu gạo đảm bảo đã chuẩn bị trước đó vào hòa tan đều

Cách dùng:

  • Dùng dung dịch rượu pha kinh giới đổ vào miệng người bệnh.
  • Trong trường hợp người bệnh bị cứng không mở được miệng thì dùng miếng chanh xát vào lợi để mở miệng người bệnh ra sau đó đổ dung dịch rượu kinh giới vào.

Sau đó, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Hoa kinh giới phát hãn (làm ra mồ hôi) mạnh hơn cả lá kinh giới.

Mẹo xử lý nhanh khi bị trúng gió

Theo các bác sỹ, hơn 70% nguyên nhân trúng gió méo miệng là do nhiệt độ thấp, làm liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên – dây thần kinh có chức năng chi phối tất cả các cơ bám  da mặt. Đây là dây thần kinh chạy nông nhất trên mặt, đi song song với mạch máu vùng tai, khi gặp lạnh đột ngột sẽ gây co mạch nhanh, máu không nuôi dưỡng được và khiến dây số 7 bị tổn thương.

Bị liệt dây thần kinh số 7, nửa mặt sẽ không thể cử động được. Miệng và nhân trung méo xệch về phía bên lành, chảy nước miếng, nước mắt, ăn uống rơi vãi, nói cười khó khăn. Do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên nên mắt chỉ còn lộ lòng trắng, không nhắm, chớp được mắt, mắt luôn mở trừng trừng nên gây nguy hiểm nhất với mắt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trúng gió nếu không biết cách sơ cứu có thể nguy hiểm đến tính mạng (Hình ảnh minh hoạ)

Trúng gió méo miệng do liên quan đến hệ thần kinh nên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng hoặc di chứng lâu dài nếu không được sơ cứu, điều trị kịp thời, đúng cách.

>>> Top 10 cửa hàng sâm Hàn Quốc đảm bảo chất lượng, giá rẻ nhất TPHCM

Khi bị trúng gió méo miệng, cần xử lý nhanh như xoa bóp tại chỗ, đánh gió. Về phương pháp xoa bóp, bản thân người bị trúng gió méo miệng có thể dùng hai ngón tay cái bấm vào hai bên má nơi chỗ trũng giao điểm của khớp hai hàm trên dưới. Nếu bấm vào có cảm giác đau nhiều là đúng vị trí. Cùng lúc há miệng ngáp nhiều lần, vừa ngáp vừa bấm nhấn huyệt.

Miệng méo bên trái thì nhấn bên phải mạnh hơn để miệng kéo về bên phải; nếu miệng kéo về bên phải thì lại nhấn mạnh bên trái để điều chỉnh lại… Làm như vậy cho đến khi ngáp thấy miệng há to thành hình vòng tròn là được.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về phương pháp đánh gió, có thể dùng rượu gừng, dầu để đánh gió, cho người bệnh uống nước đường gừng nóng hoặc sữa nóng… rồi ủ ấm. Với người bị huyết áp cao, ngay lập tức phải cho họ uống thuốc hạ áp để ổn định huyết áp, rồi đưa đi bệnh viện hoặc phòng khám Đông y gần nhất.

Ngoài ra, còn có một số kinh nghiệm dân gian để xử lý nhanh cho những người trúng gió méo miệng như: Dùng vôi sống sao dấm, giã nát và trộn sền sệt, hễ méo bên này thì bôi bên kia, miệng, mặt sẽ cân trở lại; lấy lá mít giã nát với chút vôi, đắp lòng bàn tay, hễ méo bên này thì đắp bên kia. Cho người bị trúng gió ăn cháo hành, tía tô nóng với lòng đỏ trứng gà cũng đem lại hiệu quả tích cực.

Trên đây chỉ là một số phương pháp xử lý nhanh khi bị trúng gió méo miệng, thường hiệu quả cho những người bị nhẹ. Còn với những trường hợp bị nặng, cần khẩn trương đưa đi bệnh viện để được bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và chữa trị chính xác. Tùy mức độ tổn thương mà bệnh sẽ khỏi nhanh hay lâu. Nếu liệt một nhánh thì sẽ phục hồi nhanh hơn việc bị liệt cả nhánh trên, nhánh dưới.

Theo Sức khoẻ đời sống

*****
*****

Giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây: Cách chữa bệnh “lạ” của người Nhật mà bạn nên học hỏi

Hiện nay có rất nhiều người hàng ngày cúi đầu xem điện thoại lâu hoặc ngồi trong văn phòng lâu không vận động nên rất dễ gây ra hiện tượng đau vai và lưng, thậm chí còn dẫn đến một chứng bệnh mới có tên là “Text Neck”.

Nguyên nhân gây nên “Text Neck” chủ yếu là do đốt sống cổ bị cong xuống trong một thời gian dài, hiện tượng này xảy ra nhiều ở những người cúi đầu xem thiết bị di động liên tục suốt mấy giờ đồng hồ, người bệnh sẽ cảm thấy đau vai gáy, khó tập trung được. Liệu có cách nào để giảm đau vai gáy nhanh chóng hay không?

Chỉ với 1 chiếc khăn tắm, bác sĩ người Nhật đã giúp bệnh nhân đau vai gáy cảm thấy rất dễ chịu. Nếu mắc bệnh, bạn đừng nên bỏ qua phương pháp kỳ diệu này.

Người Nhật chữa đau vai gáy hiệu quả chỉ với 1 chiếc khăn tắm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Nằm thẳng trên giường, lấy một chiếc khăn tắm nhỏ hoặc đồ dùng bằng vải mềm, gấp cuộn tròn lại và đặt xuống dưới phía dưới bả vai.

2. Khi đặt khăn dưới vai phải, tay trái đặt lên vai phải, cánh tay phải đưa vuông góc hướng bàn tay lên trên đầu, toàn thân thả lỏng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây. Toàn bộ phần cơ vai bị co cứng được thả lỏng. Làm lại với vai trái tương tự như vậy. Thực hiện hàng ngày hoặc mỗi khi bạn rảnh rỗi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Người đau nhiều nên tập kiên trì hơn, có thể làm nhiều lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc sau khi ngủ dậy.

Nguyên nhân gây ra đau vai gáy

Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra do sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không do tổn thương xương khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm.

Các hội chứng và các chứng bệnh khác liên quan đến xương, khớp và đĩa đệm vùng cổ được gọi theo đích danh bệnh đó gây ra. Y học gọi là thoái hóa đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm vùng cổ.

Đau vai gáy là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy.

Do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ.

Tuy có nhiều nguyên nhân song thường gặp nhất trong hội chứng đau vai gáy là sự kích thích dây thần kinh quá mức do kéo dãn, kéo căng hoặc là căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh dạng kích thích kéo dài.

Tất cả đều dẫn đến một hội chứng cuối cùng là đau cơ ở vùng vai gáy và làm cho người bệnh rất khó quay đầu và quay cổ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo khi bị đau vai gáy

Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên.

Lúc đầu đau nhẹ, hạn chế vận động ở vùng gáy cổ, vùng dầu không quay thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải, không thể quay lại phía sau.

Ngoài triệu chứng đau, còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng.

Khi bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống, mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau, hạn chế mọi sinh hoạt của bệnh nhân.

Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên lành thì bên bệnh bị kéo vẫn đau. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và gây đau.

Theo Health/China

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.