Nếu bạn bị cao huyết áp hãy áp dụng phương pháp trị bệnh bằng tỏi này hiệu quả 100%
Đây là 3 cách chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi vô cùng công hiệu.
Mối quan hệ giữa tỏi và bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là tình trạng bệnh lý khi huyết áp tối đa trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu trên 90mmHg. Mặc dù như vậy số liệu này chỉ là tương đối bởi nó còn phụ thuộc vào lứa tuổi, cơ địa của từng người mà có sự giao động nhất định.
Theo thống kê của hội tim mạch Việt Nam thì tỷ lệ người trưởng thành (trên 25) mắc bệnh cao huyết áp đang có chiều hướng gia tăng những năm trở lại đây, cụ thể là năm 1960 chỉ có 1%; năm 2002 đã tăng lên 11,5%; năm 2008 vọt lên 25,1%…
Ngoài những phương pháp chữa cao huyết áp bằng thuốc chuyên dụng, dân gian còn lưu truyền cách dùng tỏi chữa căn bệnh này. Lý do là bởi tỏi có vị cay, tính ôn, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu nhọt, trừ phong. Không chỉ Việt Nam mà Trung Quốc hay Nhật Bản cũng thừa nhận tỏi có thể trị được chứng cao huyết áp.
Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve phát hiện tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm, dùng để điều trị chứng cao huyết áp, viem phe quan rất tốt.
3 cách chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi vô cùng công hiệu
– Rượu tỏi
Chuẩn bị: 500g tỏi bóc sạch vỏ, 1 lít rượu trắng
Cách làm: Dùng các tép tỏi đã bóc vỏ rửa sạch cho vào ngâm với rượu sau tối thiểu 15 ngày lấy ra dùng. Mỗi ngày uống hai lần trước bữa ăn, mỗi lần uống 30-40ml rượu. Người bệnh cũng cần đo huyết áp thường xuyên để điều chỉnh lượng rượu cho phù hợp.
– Tỏi hầm đậu trắng
Chuẩn bị: 100g tỏi bóc vỏ, 200g đậu trắng
Thực hiện: Tỏi thái lát mỏng, đậu trắng rửa sạch vỏ. Cho tỏi và đậu vào nồi chế thêm chút nước ninh nhừ, chia làm nhiều lần ăn trong ngày, ăn hết cả cái lẫn nước. Mỗi tuần chỉ nên ăn món này từ 2-3 lần để tránh giảm huyết áp xuống quá thấp.
– Giã nát tỏi đắp vào huyệt dũng tuyền
Huyệt dũng tuyền nằm ở giữa hai lòng bàn chân, giã nát tỏi và hành lá đắp vào huyệt này có tác dụng làm hạ huyết áp nhanh chóng, bên cạnh đó còn kích thích lưu thông máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Đắp tỏi vào huyệt dũng tuyền mỗi ngày 1 lần bạn sẽ thấy huyết áp hạ đi nhanh chóng.
Trên đây là 3 bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp từ tỏi phổ biến, ngoài ra, cách đơn giản nhất là ăn sống tỏi hằng ngày vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng lại điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao.
Đánh bay tiểu đường, cao huyết áp chỉ với 1 bó thảo dược rẻ tiền này, bếp nhà nào cũng có
Công dụng của hành lá cho sức khỏe bạn đã bao giờ nghĩ tới chưa? Một loại thực phẩm hết sức quen thuộc trong nhà bếp, được chúng ta dùng làm tăng thêm vị cho thức ăn lại có những lợi ích sức khỏe.
Hành có lẽ đối với một số người rất khó ăn vì mùi vị của chúng. Tuy nhiên, hành mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Hãy cùng Khỏe Đẹp tìm hiểu tiếp các công dụng của hành lá cho sức khỏe nhé!
1. Tăng thị lực
Trong hành chứa nhiều vitamin A rất tốt cho mắt tránh cho mặt khỏi bị bệnh quáng gà, hay rối loạn tầm nhìn.
2. Giúp xương chắc khỏe
Hành lá chứa vitamin K, C rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe. Trong hành còn có hợp chất ngăn ngừa phá vỡ xương, có lợi cho phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao bị loãng xương.
3. Tăng cường miễn dịch
Chất phytochemiscal giúp hỗ trợ miễn dịch, loại bỏ enzyme tạo gốc tự do. Mùi hăng của hành tăng lưu thông máu và tiết mồ hôi. Vì vậy, hành rất tốt cho bệnh cảm lạnh và cảm cúm.
4. Ngăn ngừa ung thư
Ăn hành lá thường xuyên cũng giảm một số nguy cơ ung thư vì chúng có chứa thành phần flavonoid. Ngoài ra chúng còn giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết, giảm rủi ro liên quan đến ung thư buồng trứng.
5. Giúp giảm viêm nhiễm
Hành lá rất hữu hiệu khi cơ thể đang bị viêm nhiễm, ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu bạn có thể đun hành với nước, sau đó để nguội và uống, giúp giảm cảm giác nóng khi tiểu tiện.
6. Chống nhiễm khuẩn
Hành lá không những thêm vị cho món ăn mà còn có nhiều công dụng cho sức khỏe Hành lá có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn bao gồm cả E.coli, chống bệnh lao, nhiễm trùng đường tiểu, giảm tình trạng táo bón và đầy hơi, ù tai, nâng cao chất lượng dinh dưỡng.
7. Giúp điều hòa đường huyết
Chất propyl và crom trong loại rau này giúp điều chỉnh lượng đường và hạ thấp insulin trong máu, hành là một trong những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa lượng đường trong máu.
8. Giúp tim khỏe mạnh
Hành lá được dùng nhiều trong các món ăn Chất crom, vitamin B6 và lưu huỳnh có trong hành làm giảm triglyceride và cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt nên nó rất phù hợp cho người bị huyết áp, giảm rủi ro liên quan đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
9. Chữa cảm sốt, nhức đầu
Cảm sốt nhức đầu như búa bổ, hãy lấy hai chục cây hành hoa cắt bỏ phần lá xanh, giữ lại rễ. Cho một ít gạo và năm lát gừng dày đun lấy một bát cháo ăn nóng. Khi ăn cháo nên pha một chút giấm chua. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
10. Chống bệnh tiểu đường
Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng insulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
11. Cầm máu vết thương
Vết thương rỉ máu không cầm. Lấy hành lá tươi hoặc khô nướng chín rồi bóp cho ra nước, lấy nước đó nhỏ vào vết thương sẽ cầm máu
12. Mụn trĩ rò đau nhức
Trước hết lấy hạt gấc đun lấy nước để xông mụn trĩ. Khi nước đã bớt nóng chỉ còn hơi ẩm thì đem nước đó rửa sạch mụn búi trĩ, thấm cho khô. Sau đó lấy hành giã vắt lấy một ít nước, hòa với một ít mật để bôi lên mụn trĩ, chỉ bôi một lần đã đỡ đau.
13. Chống đông máu:
Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone và huyết áp cao cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim do hành giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường…
14. Chống viêm:
Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
15. Chống nhiễm khuẩn:
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
16. Tốt cho huyết áp:
Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.