Loại rau quý chống ung thư kỳ diệu có nhiều ở Việt Nam

Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The British Journal of Nurition (Anh), ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú và nhiều bệnh ung thư khác.

Cải xoong còn gọi là xà lách xoong, thủy điều thái, tây dương thái…, có tên khoa học: Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum, là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh có mùi hăng, cay.

Cải xoong là một loại rau ăn rất tốt dùng để nấu canh hay xào hoặc chế biến món gỏi rất ngon và tốt cho sức khỏe bởi trong rau cải xoong chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, lại có vitamin A, B1, B2 và nhiều chất khoáng, chất xơ.

Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc…dùng chữa bí tiểu, tàn nhang, hỗ trợ điều trị ho lao, đái tháo đường, giúp phòng bệnh bướu cổ, chống lão hóa…

Ngoài ra, cải xoog còn giúp chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét trẻ trung và nhất là dùng để chữa thận, mật có sỏi.

Cải xoong có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống thiếu máu , chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho. Nó còn làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.

Ảnh internet

Tác dụng chống ung thư của cải xoong

Một công dụng lớn của cải xoong rất ít người biết đến là khả năng chống lại bệnh ung thư.

Lợi ích chống ung thư của cải xoong có được là nhờ khả năng làm tăng mức độ chất kháng oxy hóa trong máu và bảo vệ DNA, chống lại những tổn thương do các chất độc hại gây ra.

Các bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán (di căn) các tế bào ung thư sang các cơ quan khác.

Cơ chế này có được chính nhờ glucosinolates, một hoạt chất sinh học thực vật (phytochemical) có trong cải xoong. Khi chúng ta nhai chúng trong miệng chất này sẽ bị thủy phân để sản xuất isothiocynates – hoạt chất có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ.

Cải xoong cũng là nguồn dinh dưỡng đặt biệt phong phú với hoạt chất nasturtiin, tiền thân của isothiocyanate phennethyl.

Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The British Journal of Nurition (Anh), ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú cũng như suy giảm nguy cơ ung thư nói chung.

Theo tiến sĩ Nicholas Perricone, cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua.

Ảnh internet

Những người đàn ông và phụ nữ trong lứa tuổi 60, một nửa trong số đó thói quen hút thuốc lá, tham gia nghiên cứu này bằng cách ăn thêm khoảng 100g cải xoong mỗi ngày bên cạnh chế độ ăn uống bình thường liên tục trong tám tuần.

Kết quả cho thấy, có sự suy giảm tổn thương DNA của tế bào máu (sự thiệt hại DNA trong tế bào máu là một chỉ số cho biết có nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư). Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư.

Đồng thời các hoạt chất trong cải xoong cũng gây ra hiệu ứng apoptosis (giết tế bào ung thư). Tương tự như vậy, chiết xuất từ cải xoong thô cũng là “vệ sĩ” cho các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết nhờ ngăn chặn được sự di căn của các tế bào ác tính.

Hợp chất isothiocyanate từ cải xoong gây ức chế hoạt động của men metalloproteinase-9 (một loại enzyme có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các khối u) nhờ đó giúp ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư nhất là ung thư vú.

Lưu ý: Cải xoong tuy rất tốt nhưng khi chế biến các món trộn, gỏi cần phải rửa sạch rau nhiều lần với nước sạch, muối, thuốc tím để diệt vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào rau.

*****
*****

Không cần nha sỹ, cao răng cứng đầu mấy cũng phải bật ra nhờ tuyệt chiêu này

Bạn có thể tẩy sạch cao răng bằng những nguyên liệu đơn giản, rẻ tiền dưới đây mà không cần phải tốn tiền đi nha sĩ.

Cao răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong khoang miệng. Nhiều người tỏ ra tự ti, mặc cảm khi giao tiếp bởi hàm răng không sáng bóng, thơm tho. Kiểm tra và lấy cao răng định kỳ là biện pháp tối ưu đang được các nha sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm sạch vùng miệng và loại bỏ cao răng bằng những mẹo vặt đơn giản khi ở nhà với các nguyên liệu cực dễ kiếm.

Ảnh minh hoạ

1. Sử dụng muối và chanh

Muối biển được coi là một nguyên liệu chống sâu răng và hạn chế hôi miệng hiệu quả, thì quả chanh lại có tác dụng giúp răng sáng bóng nhờ vào thành phần có chứa axit. Nên khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau sẽ giúp bạn lấy sạch cao răng, mảng bám trả lại cho bạn hàm răng trắng tinh.

Muối và baking soda giúp bảo vệ nứu và lấy sạch cao răng

Cách làm:

Đầu tiên, trộn 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng một chút muối rồi ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút. Sau đó, dùng lưỡi để hỗn hợp chạm hết vào các kẽ răng, rồi súc miệng lại với nước sạch.

Lưu ý, chỉ nên thực hiện cách lấy cao răng bằng muối và chanh từ 1 đến 2 lần một tuần, vì trong thành phần của chanh có chứa axit, rất dễ gây bào mòn men răng và gây nên cảm giác ê buốt, vì vậy bạn không nên lạm dụng nhiều.

2. Làm sạch cao răng bằng dầu dừa hoặc dầu oliu

Dùng dầu oliu hoặc dầu dừa chà lên răng mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và tăng độ trắng sáng cho răng

Dầu dừa hay dầu oliu cũng là cách loại bỏ cao răng rất đơn giản và hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng các loại dầu này chà lên toàn bộ răng trong vài phút, cách này sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám, cao răng và các vấn đề về răng miệng, giúp răng bạn ngày càng trở nên trắng sáng hơn.

3. Loại bỏ cao răng bằng dấm

Trong dấm có tính axit nhẹ có tác dụng loại bỏ các mảng bám cứng đầu. bạn hãy dùng dung dịch dấm, nước và muối để ngậm từ 1 – 3 phút sau đó đánh răng. Cách này không chỉ giúp bạn loại bỏ cao răng mà còn mang đến hơi thở thơm mát.

4. Muối

Nguyên liệu: Muối tinh.

Cách làm: Pha loãng muối với nước tinh khiết, dùng súc miệng hằng ngày. Nước muối sẽ là sát thủ của mọi loại vi khuẩn trong khoang miệng. Muối mặn còn giúp giảm đau răng, sâu răng và ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của cao răng.

5. Lạc sống
Nguyên liệu: Một vài hạt lạc sống.

Cách làm: Nhai vụn một vài hạt lạc sống trong miệng, không cần nuốt, sau đó dùng các mảnh vụn làm kem đánh răng đặc biệt. Phương pháp này cũng giúp răng trắng bóng tự nhiên với nụ cười không tỳ vết.

6. Muối và baking soda

Chuẩn bị:

  • 1/2 thìa cà phê muối.
  • 1 thìa canh baking soda.
  • 1 chút oxy già.
  • 1 ly nước ấm.

Cách làm:

  • Cho muối và baking soda vào một chén nhỏ và trộn đều lên thành hỗn hợp.
  • Sau đó dùng bàn chải lấy hỗn hợp trên rồi chải răng, chải khoảng 3 đến 5 phút rồi súc miệng sạch với nước ấm.
  • Hòa oxy già vào ly nước ấm, khuấy đều hỗn hợp này rồi dùng để súc miệng trong khoảng 1 phút.
  • Cuối cùng, lấy bàn chải sạch chà nhẹ vào phần cao răng và súc miệng lại với nước ấm.

Nên thực hiện cách này 1 đến 2 lần một tuần, các mảng bám sẽ bị đánh bay nhanh chóng. Lưu ý, khi dùng bàn chải chà lên răng, không nên chà mạnh tay vì làm như vậy có thể gây kích ứng nướu, hại men răng.

*****
*****

Tía tô và bài thuốc “cứu người khỏi tử thần” mà ai cũng nên biết

Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc “trứ danh” trong Đông y được thần y Hoa Đà phát hiện.

1. Mô tả:

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, còn có tên gọi khác là tử tô, tử tô ngạnh… là một trong số 8 loài cây tía tô thuộc họ hoa môi, giống như húng.

Tía tô là loại cây thảo, cao 0.5 – 1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi 2 mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.

Hoa tía tô nhỏ mọc thành chuỗi dài ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa.

Quả tía tô là dạng quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn.

Tía tô

2. Dược tính:

Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm.

Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho, bí mồ hôi, giúp tiêu hóa. Lá non được sử dụng làm gia vị, thái sợi nhỏ cho vào cháo nấu với thịt nạc băm nhỏ làm thuốc giải cảm, bí mồ hôi.

Cành tía tô có tác dụng an thai.

Quả tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Trường hợp không có sẵn các bộ phận thì có thể dùng thay thế cho nhau cũng được.

3. Từ vị thuốc giải độc do Hoa Đà phát hiện

Có lẽ, cũng không ít người biết về câu chuyện truyền thuyết “Hoa Đà và con rái cá”. Dựa vào câu chuyện này, có thể coi Hoa Đà là người đầu tiên phát hiện ra công dụng kỳ diệu của loại cây này.

Tương truyền trong một lần đi lấy thuốc và ngồi nghỉ bên bờ sông tại một địa phương ở Giang Nam, Hoa Đà nhìn thấy 1 con rái cá đang ăn ngấu nghiến 1 con cua. Lát sau, con rái cá đó ngã xuống, quằn quại đau đớn trên mặt đất.

Tận mắt nhìn thấy con rái cá bị trúng độc, Hoa Đà theo dõi để xem nó có tìm được cách gì để tự giải cứu hay không? Một lát sau, ông thấy con rái cá bò lê đến 1 bụi cây màu tím và ăn lá của cây này, sau đó nó nằm nghỉ 1 lát rồi đứng dậy đi, khỏe mạnh như thường.

Cây tía tô

Thấy vậy, Hoa Đà bèo hái một bó cành lá cây đó đem về tìm hiểu. Ông mày mò nghiên cứu và thấy rằng lá có vị cay, tính ôn do giải được chất độc của cua là thứ sống ở dưới nước, dòng máu lạnh, tính hàn.

Từ đó về sau, Hoa Đà thường dùng lá cây này để giải độc cho những bệnh nhân bị trúng độc, đau bụng do ăn cua bằng cách lấy nước sắc cho bệnh nhân uống. Kết quả nhận được đều rất linh nghiệm. Ông đặt cho cây tên là Tử thư, dần dần tên chuyển thành Tử tô.

Sau này, người ta vẫn dùng tía tô để giải độc cua cá và chữa chứng dị ứng do ăn hải sản. Cách chữa như sau:

Giải độc do ăn cua cá: Giã nát tía tô vắt lấy nước uống hoặc sắc 10g lá kho lấy nước uống lúc nóng.

Hoặc dùng bài thuốc tử tô giải độc thang gồm: Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.

Thường khi ăn ốc, cua hoặc gỏi cá, người ta thường ăn kèm rau sống có lá tía tô để phòng tránh ngộ độc.

Chữa dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh: Lấy 1 nắm lá tía tô giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp hoặc chà xát lên nơi bị dị ứng. Lưu ý cần tránh gió và không được dầm nước.

Lá tía tô

4. Đến vị thuốc cấp cứu người cảm mạo “thần diệu” của dân gian

Cảm mạo (cảm hàn) là chứng bệnh có thể gặp bất kỳ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể mắc và mắc vào bất kỳ thời điểm này không thể biết trước mà phòng tránh.

Người bị chứng cảm hàn thường ngất lịm, miệng và tay chân cứng lại, toàn thân lạnh ngắt. Nếu không được sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay thì người bệnh rất dễ tử vong hoặc để lại những biến chứng lâu dài.

Nhân dân ta có một bài thuốc rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, có tác dụng trị triệt để chứng cảm này. Trong bài thuốc này có lấy tía tô làm chủ vị.

Bài thuốc như sau:

  • Tía tô
  • Cúc tần
  • Lá bưởi,
  • Lá tre gai
  • Cây sả
  • Kinh giới
  • Ngải cứu mỗi thứ một nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để xông.

Nếu bệnh nhân quá nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.

PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.

Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.

Cháo hành – tía tô cũng là món ăn – vị thuốc dân gian dùng để giải cảm cho những người bị cảm nhẹ.

Theo Trí Thức Trẻ

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.