Loại cây mọc nhiều ở Việt Nam, cả thế giới tìm vì có giá trị cao Y học mà mọi người cứ thờ ơ

Loại cây mọc nhiều ở Việt Nam, cả thế giới tìm vì có giá trị cao Y học mà mọi người cứ thờ ơ

– Hương nhu tía: Còn có tên là é rừng, é tía, là loại cây nhỏ sống nhiều năm, cao 1,5-2 m. Thân và cành màu tía, có lông quặp. Lá mọc đối có cuống dài; lá thuôn hình trứng hay hình mác, mép răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 hoa. Lá và hoa vò nát có mùi thơm của đinh hương. Cây này thường được trồng trong các vườn thuốc gia đình.

– Hương nhu trắng: Còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía. Cây này cao hơn cây hương nhu tía. Lá mọc đối có cuống, phiến lá dài 5-10 cm; hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay răng cưa thô. Gân chính của lá có lông. Hoa mọc thành chùm đơn. Hương nhu trắng mọc hoang ở nhiều nơi, hiện được trồng để cất lấy tinh dầu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can).

Tác dụng chính của hương nhu là chữa cảm lạnh trong mùa hè. Bệnh thường xảy ra do tắm lạnh hay ngồi hóng mát, uống nước lạnh, khiến hàn tà xâm nhập cơ thể gây nội thương. Biểu hiện: mình mẩy nóng và sợ lạnh, đầu nặng, đau nhức, không ra mồ hôi, bụng buồn bã. Có thể dùng bài thuốc sau: Hương nhu 8 g, hậu phác 8 g, bạch biển đậu 12 g, sắc uống trong ngày, uống khi nước thuốc đã nguội.

Công dụng chữa bệnh của cây hương nhu

Cây hương nhu mọc hoang ở nhiều vùng trên cả nước, thường gặp ở các bãi cỏ ven đường hoặc được trồng tại một khu vực ở đồng bằng và miền núi. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 7.

Người ta thường thu hái vào lúc cây đang ra hoa hay khi một số hoa đã kết quả. Hương nhu có thể dùng khô hoặc tươi. Phần dùng làm thuốc là toàn cây trừ rễ.

>>> Top 10 công ty in túi giấy giá rẻ tại TPHCM uy tín nhất, đảm bảo chất lượng nhất

Ở nước ta có 2 loại hương nhu gồm hương nhu trắng và hương nhu tía. Cả 2 loại đều có tác dụng chữa bệnh nhưng hương nhu tía được coi là tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là những người âm hư và khí hư không được dùng hương nhu tía.

Theo Đông y, hương nhu có vị cay, tính hơi ấm, vào 3 kinh phế, tỳ và vị, có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp hành thủy. Tác dụng của cây hương nhu được dùng trong trường hợp chữa mùa hè bị cảm nắng, nhiễm lạnh do đi mưa, người phát sốt phát rét, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, thủy thũng, đi tiêu lỏng,…

Bài thuốc dân gian từ cây hương nhu

– Chữa cảm lạnh do nhiễm mưa: 500g hương nhu tía, 200g bạch biển đậu (đậu ván trắng) sao qua, 200g hậu phác tẩm gừng nướng, tất cả đem tán nhỏ trộn đều rồi pha với nước sôi uống dần, mỗi lần dùng từ 8 – 10g. Uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn, một liệu trình từ 2 – 3 ngày.

Hoặc có thể dùng hương nhu tía 100g đem tán nhỏ, pha với nước sôi uống mỗi lần 8g. Uống 2 lần/ngày sau bữa ăn, tác dụng của hương nhu sẽ giúp cơ thể ra mồ hôi và chóng khỏi bệnh.- Chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa hay ăn quá nhiều thức ăn sống/lạnh vào mùa hè: 12g hương nhu, 9g mộc qua, 9g tía tô (cành và lá) dùng sắc nước uống trong ngày.

Hoặc dùng 500g hương nhu, 200g hậu phác tẩm gừng (nướng hoặc sao qua), 200g bạch biển đậu (sao qua). Tán nhỏ 3 cả vị thuốc này, trộn đều với nhau và cho 10g vào mỗi túi. Mỗi lần dùng lấy ra 1 túi hãm với 150-200ml nước sôi, khi nước thuốc nguội mới uống. Dùng từ 1-2 lần/ngày.

Đối với cảm nắng mùa hè có các triệu chứng đau đầu, nôn, ớn rét, tim hồi hộp, phát sốt, tiêu chảy, tiểu tiện vàng đỏ và miệng khát: Dùng 12g hương nhu, 12g cát căn, 12g dấp cá (ngư tinh thảo), 12g điền cơ hoàng (nọc sởi), 8g thạch xương bồ, 4g mộc hương sắc uống.

*****

3 ngày uống nghệ + nước dừa, em đau dạ dày cực nặng đã khỏi hẳn rồi đây

Chữa khỏi bệnh đau dạ dày bằng nghệ và nước dừa vừa ngon vừa lợi cho sức khỏe. Công thức này còn giúp phòng chống tổng thể các bệnh về tiêu hóa, dạ dày.

3 ngày uống nghệ + nước dừa, em đau dạ dày cực nặng đã khỏi hẳn rồi đây
3 ngày uống nghệ + nước dừa, em đau dạ dày cực nặng đã khỏi hẳn rồi đây

Trước giờ bụng dạ em rất ngon, chả khi nào bị trướng hay đầy hơi, khó tiêu gì cả các mẹ ạ. Thế mà không hiểu sao thời gian gần đây em hay bị cồn cào, bụng lẩm nhẩm đau, nhiều đêm khó chịu không ngủ nổi. Em đi khám thì bác sĩ bảo bị viêm dạ dày và cho cả đống thuốc về uống. Em uống kháng sinh cả tháng trời, người mệt mỏi vì bị thuốc vật mà chẳng thấy bụng dạ khấm khá hơn chút nào. Sau có một hôm em đọc được trên mạng bài thuốc chữa khỏi bệnh đau dạ dày đơn giản chỉ bằng nghệ và nước dừa mà diễn viên hài Văn Toản chia sẻ ý, em thấy bác nói rõ chi tiết lắm, mà người ta cũng khỏi hẳn bệnh rồi nên em mày mò làm theo. Đúng sau 3 ngày dùng, em không còn đau tức bụng nữa, kì diệu thực sự ạ. Thế nên các chị có bị hay người nhà, người quen đang tìm cách chữa đau dạ dày thì thử cách này ngay xem sao nhé!

NGUYÊN LIỆU:

– 200g nghệ vàng tươi

– 3 quả dừa non cùi mỏng

Bài thuốc chữa khỏi bệnh đau dạ dày (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Bài thuốc chữa khỏi bệnh đau dạ dày (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

CÁCH LÀM:

– Bước 1: Chặt phát quả dừa ở cuống, chọc thủng 1 lỗ

– Bước 2: Đặt dừa lên bếp đun lửa nhỏ. Nếu dùng bếp than phải đóng cửa lò gần kín, bếp ga thì chọn nấc bé nhất

– Bước 3: Đun khoảng 30-40 phút thì đổ nước dừa ra bát, lấy thìa cạo cùi sữa cho vào bát nước.

– Bước 4: Nước và cùi chia làm 3 phần. Ăn và uống trong 3 bữa sáng, chiều, tối trước ăn cơm 30 phút.

Ảnh Internet
Ảnh Internet

– Bước 5: Lấy 1 củ nghệ bằng ngón tay , giã nát kĩ, lấy thìa chắt vứt bã, đổ nghệ vào chén.

– Bước 6: Đậy chén nghệ kín, đi ngủ đúng 4 giờ sáng dậy uống, khi ngủ lấy gối kê ngang thắt lưng, sau đó thì ngủ tiếp.

Ảnh Internet
Ảnh Internet

LƯU Ý:

– Khi dùng bài thuốc này không cần phải kiêng bất cứ loại thức ăn nào, kể cả thức ăn có chất tanh hay người bị đi ngoài.

– Kiên trì sử dụng đúng 3 ngày liên tiếp, bệnh đau dạ dày sẽ khỏi hoàn toàn mà không cần đến thuốc tây.

CÔNG DỤNG:

Trong nghệ có chứa thành phần chính là curcumin – hoạt chất có khả năng chống viêm, chống các tế bào ung thư, bảo vệ gan, thận và nhiều bộ phận khác trong cơ thể con người. Trong Đông y, nghệ từ lâu đã được dùng để điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tim mạch, máu nhiễm mỡ,…

Trong nước dừa có chứa nhiều loại vitamin, muối khoáng và khoáng chất như: Canxi, Kali, Chloride rất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài ra, enzyme trong nước dừa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn ở đường ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa, làm tiêu hàm lượng protein. Vì vậy, nước dừa có thể được dùng để chữa viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm gan, đái tháo đường, trĩ.

Ảnh Internet
Ảnh Internet

Công thức nghệ và nước dừa đã được lương y khẳng định là có lợi cho người bị đau dạ dày:

Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Hỗn hợp đồ uống này thực sự rất ngon lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Sử dụng loại đồ uống này sẽ giúp hệ tiêu hóa tốt, phòng chống tổng thể các bệnh về tiêu hóa, dạ dày.”

Tuy nhiên, lương y cũng khuyên đối với những người đang gặp các vấn đề loãng máu, đang trong giai đoạn thai kỳ thì không được sử dụng tùy tiện mà cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ảnh Internet
Ảnh Internet

Ngoài ra để chữa khỏi bệnh đau dạ dày đơn giản thì người bệnh nên kết hợp thêm một số phương pháp sau:

– Ăn uống khoa học: Ăn nhiều các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A, C, các loại ngũ cốc…

– Không nên ăn quá nhiều sữa chua bởi nó chỉ làm giảm cơn đau tạm thời, nhưng sau đó lại làm tăng acid dạ dày, khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

– Hạn chế việc ăn các loại thức ăn chua, cay, nóng, đồ ăn chứa nhiều loại gia vị vì chúng là những yếu tố kích thích dạ dày tiết nhiều acid và kích ứng các vết viêm loét, làm cho chúng khó lành hơn.

– Không uống rượu, bia, sử dụng thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.

– Kiểm soát căng thẳng, lo lắng: Nghiên cứu cho thấy, lo lắng, căng thẳng hay stress sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, do đó nó khiến các triệu chứng của viêm dạ dày nặng và trầm trọng hơn.

– Đảm bảo việc ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, lành mạnh, không nên để bụng quá đói hoặc quá no.

– Tập thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với người bệnh (như yoga, ngồi thiền, đi bộ…) luôn được khuyến khích trong điều trị viêm dạ dày.

Theo WTT

*****
*****

Bài thuốc thần dược cứu người trúng gió á khẩu trong vòng 1 phút, ai cũng nên lưu lại vì có lúc cần dùng

Hành tăm là loại hành củ bé, vị cay, tính ấm, hương nồng, thường được dùng làm gia vị.

Bài thuốc thần dược cứu người trúng gió á khẩu trong vòng 1 phút, ai cũng nên lưu lại vì có lúc cần dùng
Bài thuốc thần dược cứu người trúng gió á khẩu trong vòng 1 phút, ai cũng nên lưu lại vì có lúc cần dùng

Hành tăm thuộc giống thân thảo hình dáng giống cây hành hương nhưng chỉ cao từ 10-15cm cây nào cao nhất cũng chỉ tới 20-30cm.

Củ hành rất bé, đường kính chỉ tầm khoảng 2cm (vì vậy có tên gọi là hành tăm), áng chừng bằng đầu ngón tay út hay hạt ngô. Lớp vỏ bao quanh là các vẩy dai.

Hành tăm thường được dùng làm gia vị
Hành tăm thường được dùng làm gia vị

Lá và cán hoa hình trụ rỗng, nhỏ như cái tăm. Cụm hoa hình đầu cầu mang nhiều cuống ngắn.

Cây gần như mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải tới Himalaya, được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời, cây dễ trồng, dễ nhân giống như hành hoa bằng cách tỉa hạt hay tách củ trồng như vào vụ Đông Xuân.

Hành tăm thu hoạch vào mùa hè thu, thường được dùng tươi cũng có khi ngâm rượu và sắc uống.

Ở nước ta hiện nay hành tăm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Công dụng chữa bệnh của hành tămTheo Đông y, hành tăm vị cay, tính ấm, mùi hăng nồng, có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giải cảm, trúng gió á khẩu, nóng rét, tiêu đờm, trị ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, ngộ độc chì, côn trùng, rắn độc cắn…

Chứng trúng phong á khẩu và bài thuốc cứu người từ hành tăm

Người bị trúng gió á khẩu
Người bị trúng gió á khẩu

Trúng phong á khẩu là chứng bệnh có thể gặp ở bất kỳ người nào, ở mọi thời điểm, đến bất chợt và nếu không sớm biết cách xử lý sẽ gây cấm khẩu, dị tật, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Biểu hiện: Người bệnh đột ngột ngả lăn ra bất tỉnh nhân sự, miệng méo xệch, hai hàm răng cắn chặt với nhau, tiếng đờm khò khè, hai tay nắm chặt, bán thân bất toại, vật vã không yên, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng nhớt.

Bài thuốc: Theo Lương y Đình Thuấn người bị trúng phong á khẩu có thể dùng bài thuốc cứu nguy từ hành tăm như sau:

Lấy khoảng 20 củ hành tăm đem giã nát, vắt lấy nước cốt rồi dùng lông đuôi gà chấm nước hành thoa vào cổ cho người bệnh.

Vài phút sau người bệnh sẽ giảm dần triệu chứng co quắt tay, quai hàm cũng dần dần mềm và nhả ra, răng không còn nghiến chặt,…nên để bệnh nhân ở nơi thoáng mát, tránh gió để dần hồi phục tinh thần và trạng thái.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng bài thuốc chữa chứng trúng phong á khẩu mà TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng hướng dẫn như sau:

Ngưu tất 40g, đại giả thạch 40g, long cốt 20g, huyền sâm 20g, thiên môn 20g, nhân trần 8g, mẫu lệ 20g, quy bản 20g, bạch thược 20g, khổ luyện tử 8g, sinh mạch nha 8g, cam thảo 6g. Ngày một thang sắc uống 3 lần trong ngày lúc đói.

Những bài thuốc quý khác từ hành tăm Theo Lương y Đình Thuấn hành tăm là vị thuốc quý và được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh thường gặp như:

Hành tăm là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh
Hành tăm là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh

– Giải cảm: Lấy 1 nắm củ hành tăm giã nát, hòa với ít nước để uống đồng thời lấy lá hành tăm vò nát với gừng cho vào túi vải hay khăn dùng để đánh gió bên ngoài cho người bệnh.

– Ho gà: lấy củ hoặc lá hành tăm giã nát hấp cách thủy với đường phèn, lấy nước uống.

– Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: Đối với người lớn lấy 1 ít hành tăm đập dập, xào nóng lên rồi đắp vào bàng quang. Trẻ nhỏ đang bú mẹ thì lấy 4g hành đập dập cùng với 1 chén sữa mẹ hấp cách thủy lấy ra cho trẻ uống nóng.

– Chấn thương máu tụ: Lấy hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã nát củ hành tăm đắp lên vết thương bên ngoài để qua đêm.

– Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Trồng hành tăm quanh nhà để xua đuổi rắn độc. Khi bị trùng thú cắn nên nhai 1 nắm hành tăm, nuốt 1 nửa còn 1 nửa đắp lên vùng bị cắn sau đó kết hợp với Tây Y để điều trị.

– Ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hòa rượu uống.

– Thổ tả nguy cấp: Giã nát 100g hành tăm sao nóng lên rồi chườm lên rốn, khi hành nguội thì thay mới, làm vài lần trong ngày sẽ khỏi.

– Côn trùng chui vào tai: Vắt nước củ hành nhỏ vào tai côn trùng sẽ tự chui ra.

– Nghẹt mũi, thở không thông: Lấy 1 ít hành tăm sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần, vài ngày sẽ khỏi.

– Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát, vắt nước cốt trộn với 40ml dầu vừng hoặc dầu lạc để uống.

– Trị trúng độc, mặt xanh, thân lạnh: Gĩa nát 100g lá hành tăm lấy nước xoa khắp cơ thể.

– Trị chứng chảy máu cam: Nấu cháo với 100g hành tăm để cả rễ rồi cho thêm ít dấm, ăn nóng.

– Trị trẻ em hói đầu: Nấu nước hành tăm gội đầu rồi giã nát rồi trộn với ít mật bôi lên chỗ hói.

– Chữa mụn nhọt: Củ hành tăm nướng rồi giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

– Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, giã nát nắm hành tăm trộn với nước tiểu trẻ em chắt lấy nước uống.

– Chữa viêm tuyến vú: Hấp 20-30g hành tăm đắp chườm vào chỗ bị đau.

– Chữa xơ vữa động mạch: 60g hành tăm, giã nát đun với 60g mật ong sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Mỗi lần 5-7g hòa với nước sôi uống 2 lần/ngày.

– Chữa đau thần kinh sườn: 100g củ hành tăm tươi, 2 củ gừng sống, 2 miếng củ cải trắng đem giã nát, sao nóng cho vào khăn vải đắp vào chỗ đau.

– Chữa viêm khớp: 60g củ hành tăm, 15g gừng già giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

– Chữa tay chân tê: Củ hành tăm 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.

Lưu ý: Hành tăm không được dùng chung với mật ong (sẽ gây buồn nôn, chóng mặt), kỵ với thuốc thường sơn, thục địa, sinh địa. Tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm vì dễ bị chứng phong chạy trên mặt.

Theo WTT

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.