Lão nông tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm của mình, rồi chữa cho nhiều người khác bằng 2 cây NGẢI SẬY

“Ông tôi truyền lại rằng, cây ô nắc xa sẽ làm lành vết rạn nứt trong xương khớp, cây tia nặc sậy sẽ làm xương chắc khỏe, cứng cáp hơn. Ngày trước ông nội tôi dùng thuốc này bằng cách phơi khô thân, lá rồi sao để dùng dần. Khi dùng thì cũng đun nấu như thuốc bình thường”, ông Tâm tiết lộ.

Bài thuốc được ông nội để lại

Ông Lý Công Tâm (57 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vốn là nông dân cố cựu với nghề nuôi cá tra mấy chục năm qua. Cuộc sống gia đình ông khá ổn định với huê lợi từ những hầm cá đủ loại được nuôi quanh năm. Khoảng 1 năm trước, ông Tâm bất ngờ bị những cơn đau từ vùng thắt lưng lan ra.

Ông Tâm kể: “Buổi sáng hôm đó, tôi đang đánh răng thì tự nhiên hắt xì một cái rồi tôi… sụm lưng luôn. Cả nhà hốt hoảng xúm nhau khiêng tôi vào giường nằm. Thắt lưng tôi mỗi lúc mỗi đau nặng. Biết bệnh mình nặng, tôi mới đi bệnh viện khám. Bác sĩ nói tôi bị thoát vị đĩa đệm rồi kêu tôi mổ. Lúc đó nhà cửa lu bu nhiều việc, với lại đụng dao kéo tôi cũng ngán lắm nên tôi chỉ lấy 2 tuần thuốc về uống”.

Về nhà, ông Tâm không dám cầm nắm vật nặng, không khom lưng, không chạy được xe máy. Công việc gia đình ông Tâm đều bị đảo lộn. Trong lúc bị bệnh tình hành hạ, ông Tâm chợt nhớ ngày xưa ông nội mình có một bài thuốc trị bệnh sụm lưng, đau nhức xương sống cho người già rất hay.

Ông Tâm nhớ lại: “Ông nội tôi trước sống ở núi Cấm, nơi đó có nhiều người dân Khơme sống cùng lắm. Tôi nhớ ông có một bài thuốc trị bệnh xương khớp của người Khơme từ 2 loại ngải rất hay. Hồi trước, ông nội tôi thường dùng bài thuốc này để chữa cho những người trong gia đình bị đau nhức lưng, xương sống. Tôi suy tính, nghĩ kỹ về bài thuốc rồi quyết định đi lên núi Cấm, nhờ người tìm 2 loại ngải này”.

Ông Tâm nhờ người dân tìm 2 loại ngải với cái tên ô nắc xa và tia nặc sậy theo trí nhớ của ông về bài thuốc của ông nội mình. Ông Tâm cho biết, cây ngải ô nắc xa gần giống cây cỏ mực. Còn cây tia nặc sậy cũng là loại ngải thân gỗ, cao khoảng 1m, có nhiều nhánh, được dùng trị các bệnh vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau nhức về xương khớp.

Cây ngải ô nắc xa chữa thoát vị đĩa đệm
Cây ngải ô nắc xa chữa thoát vị đĩa đệm

“Ông tôi truyền lại rằng, cây ô nắc xa sẽ làm lành vết rạn nứt trong xương khớp, cây tia nặc sậy sẽ làm xương chắc khỏe, cứng cáp hơn. Ngày trước ông nội tôi dùng thuốc này bằng cách phơi khô thân, lá rồi sao để dùng dần. Khi dùng thì cũng đun nấu như thuốc bình thường”, ông Tâm tiết lộ.

Tìm được thuốc, ông Tâm nhờ người bào chế thuốc thành dạng bột và viên. Với loại ngải ô nắc xa, ông cho thêm mật ong rồi vo thành viên nhỏ màu đen. Với ngải tia nặc sậy, ông sao khô tán nhuyễn thành bột. Thuốc được bào chế xong, ông uống thử.

Ông Tâm hồ hởi nói: “Tôi uống thuốc gia truyền rồi cũng uống thêm thuốc Tây nữa, nhưng đó chỉ là những loại thuốc kháng viêm đơn giản thôi. Mấy ngày đầu, tôi chưa thấy thay đổi gì. Đến gần 10 ngày sau, tôi mới thấy bớt đau nhức.

Tôi khấp khởi mừng thầm, không ngờ phương thuốc gia truyền của mình có hiệu quả thật. Uống thuốc, tôi dần trở lại cuộc sống bình thường nhưng vẫn tránh làm việc nặng. Dù vậy, tôi cũng đã bắt đầu khiêng, vác những đồ nặng 2 – 3 chục ký, cả chạy xe máy nữa”.

Sau khi trở lại cuộc sống bình thường, một lần trong đám tiệc, ông Tâm gặp lại người bạn cũ hiện đang sống ở Campuchia cũng bị bệnh thoát vị đĩa đệm hành hạ.

Ông Tâm cho biết: “Tôi nghe bạn tâm tình thì nảy ra ý định đưa thuốc của mình cho bạn uống. Ông bạn tôi cầm thuốc về bển uống thử. Tầm chục ngày sau, ông bạn gọi điện báo tin vui là đã hết những cơn đau. Tôi mừng lắm, đó là niềm vui giúp đỡ được mọi người. Cũng từ đó, tôi nghĩ đến việc dùng phương thuốc gia truyền của mình để giúp đỡ mọi người miễn phí”.

Tính đến nay, đã hơn 1 năm ông Tâm dùng bài thuốc gia truyền của mình để giúp đỡ mọi người, hàng chục người đã uống thuốc của ông và đã có hiệu quả. Theo thông tin ông cung cấp, hiện chưa có người nào tái phát lại những cơn đau. Bản thân ông là một minh chứng khi sau hơn 1 năm dùng thuốc, ông chưa bị tái phát những cơn đau.

Cây tia nặc sậy chữa thoát vị đĩa đệm
Cây tia nặc sậy chữa thoát vị đĩa đệm

Chuyên gia Đông y nói gì?

Ông Tâm chia sẻ, vì đây là bài thuốc của cha ông để lại, bản thân ông phải có trách nhiệm gìn giữ. “Tôi sẵn sàng giúp đỡ bà con miễn phí, coi như đây là một việc làm từ thiện giúp đời. Tuy nhiên tôi không thể công bố tường tận các vị thuốc này, việc gìn giữ nó là trách nhiệm của tôi với cha ông”, ông nói.

Lương y Nguyễn Văn Thông (Hội viên Hội Đông y huyện Tịnh Biên) cho biết, các loài cây ngải ở vùng núi An Giang rất nhiều, có đến hàng chục, hàng trăm loại. Hơn nữa, cách gọi tên của những loại cây này cũng rất khác nhau. Nhất là đối với người dân Khơme, người dân lại có cách gọi rất khác, các lương y rất khó để tìm ra.

Theo lương y Thông, loại ngải ô nắc xa và tia nặc sậy ông chưa từng nghe qua. Tuy nhiên, với các thầy thuốc Đông y, có một loại ngải thường được gọi là ngải sậy thường được dùng cho các bệnh xương khớp cũng rất hiệu quả.

“Ngải sậy cũng có rất nhiều loại, trong Đông y người ta thường dùng củ để làm thuốc. Các loại như sậy trắng, vàng, tím đều có tác dụng chữa các bệnh xương khớp. Đối với các trường hợp đau nhức xương, khớp, người ta thường dùng các loại ngải này để đắp, bó vào chỗ đau.

Đối với các bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thầy thuốc cũng thêm vào đó các loại ngải sậy này. Ngải sậy có tính mát, có tác dụng khá mạnh trong việc điều trị bệnh xương, khớp”, lương y Thông cho biết.

Ông Thông cũng lưu ý, vì ngải sậy có tính dược khá mạnh nên khi sử dụng phải lưu ý để tránh gây tác dụng phụ. “Trong những bài thuốc của tôi, ít khi tôi sử dụng ngải sậy. Một phần vì loại ngải này khá hiếm, giá cao trong khi cũng có nhiều cây thuốc khác có dược tính tương tự có thể thay thế được”, vị lương y thông tin thêm.

Củ ngải sậy vàng
Củ ngải sậy vàng

Qua tìm hiểu, các loại ngải sậy ngày nay ở vùng núi An Giang khá khan hiếm. Bản thân của ông Tâm khi bào chế thuốc phải thuê người dân địa phương vào sâu trong núi mới tìm được, nhiều lúc ông phải lấy nguyên liệu ở Phú Quốc, Campuchia… Bài thuốc gia truyền của ông Tâm có hiệu quả trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tới đâu thì chưa ai vội khẳng định.

Nhưng đến nay đã có hàng chục người uống bài thuốc này và tình hình đã ổn thì có thể kiểm chứng. Ông Tâm hy vọng, bài thuốc này có thể nhân rộng để những người bị thoát vị đĩa đệm có thêm hi vọng trong chữa trị bệnh.

Mọi người có nhu cầu thực sự xin liên hệ với ông Tâm theo địa chỉ trên, ông sẵn sàng cung cấp thuốc miễn phí. Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp số điện thoại vì bản thân ông còn nhiều việc riêng, không có thời gian nghe và trả lời điện thoại, mong bạn đọc thông cảm.

*****
*****

Đây là loại cây giúp chữa khỏi bệnh tiểu đường, bệnh gan và cả những bệnh nguy hiểm của phụ nữ

Nhà em mới được một người bạn tặng cho một châu cây có tên là Sơn chi tử. Người bạn đó còn nói thêm là nó có khả năng chữa bệnh nữa đó các chị ạ.

Nhìn bông này, em thấy rất quen, nhìn giống cây dành dành của mình á, nhưng không biết có phải không? Em lên mạng tìm hiểu thử về cây Sơn chi tử thì mới biết, nó đúng là cây dành dành đó các mẹ ạ.

Sơn chi tử là tên thuốc trong y học cổ truyền lấy từ hạt của quả dành dành núi. Cây này thuộc họ cà phê thường mọc ở nơi ẩm ướt, ven bờ suối hoặc chân đồi giáp với ruộng nước, đặc biệt phát triển tốt ở miền Bắc.

Sơn chi tử thường được biết đến với tên gọi khác là cây dành dành. (Nguồn ảnh: Internet).
Sơn chi tử thường được biết đến với tên gọi khác là cây dành dành. (Nguồn ảnh: Internet).

Ở nước ta, cây dành dành được trồng nhiều nơi để làm cảnh. Tuy nhiên, ở một số nước châu Á khác thì hoa dành dành thường được sử dụng chung với các loại trà thảo mộc và hoa khác như hoa cúc, hoa hòe…

Một thông tin đăng tải trên VNE thì “trong y học cổ truyền Trung Quốc và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Harvard Medical School (Mỹ), hoạt chất genipin (một nhóm iridoid glycosid) có khả năng ức chế một loại enzym gây bệnh tiểu đường type 2.”

Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại cho rằng “trong quả dành dành còn chứa các nhóm chất mang hoạt tính sinh học chữa lành nhiều bệnh. Đó là axit geniposidic, genipin và crocetin. Trên các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, axit này giúp làm giảm đau, giảm viêm.

Ngoài ra, hàm lượng cao của glutathione cũng giúp tăng cường các phản ứng miễn dịch nhờ sản xuất nhiều cytokine. Dành dành đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ trong y học truyền thống châu Á như là một chất chống viêm, giảm đau, ra mồ hôi, an thần và cầm máu. Nó còn rất tốt trong điều trị trầm cảm, lo lắng và mất ngủ, bệnh gan, sốt cao, viêm mắt đỏ, khối u đau đớn và tiểu ra máu.”

Quả dành dành có vị đắng, tính mát tốt cho phụ nữ bị kinh nguyệt không đều hay chảy máu âm đạo. (Nguồn ảnh: Internet).
Quả dành dành có vị đắng, tính mát tốt cho phụ nữ bị kinh nguyệt không đều hay chảy máu âm đạo. (Nguồn ảnh: Internet).

Trong khi đó, quả có vị đắng, tính mát nên nhiều chị em uống trà dành dành chữa kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo, các rối loạn mãn kinh và các bệnh về da. Ăn các món ăn nấu với màu của quả dành dành cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là gan. Nó kích thích sự tiết mật ngay sau khi dùng 20 phút, ức chế sự tiết dịch vị, làm giảm các cơn co thắt dạ dày.

Bệnh nhân tiểu đường cũng hưởng lợi từ quả dành dành nhờ sự điều tiết insulin. Với các trường hợp rối loạn thành mạch gây xuất huyết, dành dành cũng nhanh chóng ngăn chặn các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài. Những người bị căng thẳng thần kinh, bồn chồn, mất ngủ chỉ cần uống một tách trà dành dành nóng sẽ thấy dễ chịu ngay.

Phần hạt dành dành giã nhỏ, trộn bột nhão, đắp lên các chỗ đau do viêm khớp.

Phần hạt dành dành giã nhỏ, trộn bột nhão, đắp lên các chỗ đau do viêm khớp rất tốt. (Nguồn ảnh: Internet).
Phần hạt dành dành giã nhỏ, trộn bột nhão, đắp lên các chỗ đau do viêm khớp rất tốt. (Nguồn ảnh: Internet).

Tinh dầu chiết xuất từ hoa dành dành cũng rất tốt cho sức khỏe. Xoa một giọt tinh dầu lên thái dương hay vào tay hoặc pha vài giọt trong nước tắm rồi hít nhẹ nhàng sẽ giúp thư thái tinh thần, sảng khoái thần kinh, điều trị nhức đầu, chóng mặt và làm tăng hưng phấn tình dục.

Không những vậy, tinh dầu hoa dành dành cũng có tác dụng chống viêm, giảm đau sưng, làm êm dịu các vết côn trùng cắn, chích.

Dưới đây là một số bài thuốc chi chữa bệnh từ cây dành dành mà em sưu tầm được, các mẹ cùng tham khảo nha.

Sơn chi tử là tên thuốc trong y học cổ truyền lấy từ hạt của quả dành dành có công dụng hiệu quả với nhiều căn bệnh thường gặp. (Nguồn ảnh: Internet).
Sơn chi tử là tên thuốc trong y học cổ truyền lấy từ hạt của quả dành dành có công dụng hiệu quả với nhiều căn bệnh thường gặp. (Nguồn ảnh: Internet).

“Chữa đái ít, đái buốt, đái rắt: sơn chi tử, mộc thông, hạt mã đề, cù mạch, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12g; đại hoàng 8g; cam thảo nướng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa cảm lạnh, buồn nôn: sơn chi tử (sao) 10g, trần bì 10g, tinh tre 10g, gừng sống 5g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng làm 2 lần trong ngày.

Chữa và làm mờ sẹo: sơn chi tử và hạt bạch tật lê mỗi vị lượng bằng nhau tán nhỏ hòa với giấm. Lấy bông sạch thấm thuốc, bôi vào ban đêm, sáng hôm sau rửa mặt, làm liên tục vài ngày.

Chữa ho ra máu, thổ huyết: sơn chi tử (sao), hoa hoè (sao), sắn dây mỗi vị 20g. Sắc nước hòa thêm ít muối rồi uống

Chữa nhiệt miệng: sơn chi tử 12g, nhân trần 16g, đại hoàng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.”

Những bài thuốc này là do em tham khảo được nên chia sẻ lên đây để các mẹ cùng đọc, nhưng em chưa áp dụng lần nào nên chưa biết kết quả thế nào? Cho nên chị nào muốn dùng để chữa bệnh thì nên tham khảo qua tư vấn của bác sĩ cho an tâm và an toàn cho sức khỏe nhé.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.