Ăn không quá no, nhà không quá rộng chính là 2 trong 9 điều cao nhân xưa đúc kết lại, quý hơn ngàn vàng

Người xưa đã đúc kết ra 9 điều không nên làm để có được cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh, và trường thọ. Mỗi câu trong số đó đều như một thiên cơ cho hậu thế.

1. Quần áo không nên quá ấm

Mặc quần áo không nên quá ấm áp dễ bị cảm mạo, cũng không nên quá mỏng manh dễ bị nhiễm lạnh.

2. Ăn không quá no

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ăn chỉ bảy, tám phần no, trước bữa ăn nên ăn súp (uống canh), rau thịt kết hợp, không hút thuốc, không uống rượu.

3. Nhà không quá rộng

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

>>> Mua Sâm Hàn Quốc không sợ bị hàng giả, hàng kém chất lượng tại 10 cửa hàng nổi tiếng uy tín tại TPHCM

Nên thích ứng với mọi hoàn cảnh, phòng ở sạch sẽ và thoải mái, không cần nguy nga hay tráng lệ, nếu không sẽ khiến tâm tính dần dần biết hóa không tốt.

4. Bước chân không quá nhanh

Để có sức khỏe tốt nên chăm chỉ đi bộ. Nếu ngồi xe một thời gian lâu, chân sẽ mất đi sự linh hoạt, nhanh nhẹn.

5. Lao động không quá mệt

Cường độ lao động của con người là hạn chế, nếu quá sức có thể dẫn đến thương tật. Phải chú ý kết hợp làm việc điều độ và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

6. Không nên quá an dật

Cả ngày không làm gì sẽ mất đi những gia vị trong cuộc sống. Vì vậy, ngay cả khi về hưu bạn vẫn nên tham gia các hoạt động nhiều hơn, như nói chuyện, đi bộ, vẽ tranh, viết lách, đọc sách báo. Cũng nên thường xuyên tập thể dục để cảm thấy thoải mái, giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ.

7. Tức giận không quá lâu

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Khi tâm trí phiền muộn thì ngàn vạn lần không nên tức giận, sẽ làm tổn thương gan. Để có thể kiểm soát cảm xúc, nên thường xuyên duy trì thái độ lạc quan trong cuộc sống.

8. Không nên cầu danh

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Danh tiếng là vật ngoại thân, sinh không mang đến, tử không mang đi, chỉ như mây khói bay.

9. Được lợi mà không tham lam

“Tửu sắc tài vận ta không lấy

Phong hoa tuyết nguyệt không bền lâu”

Không tham, không cầu, không vướng mắc ràng buộc, tự thấy đủ và luôn vui vẻ, thuận theo lẽ tự nhiên là có thể sống lâu trăm tuổi mà không bệnh tật.

*****
*****

10 tinh hoa lưu truyền ngàn năm của Lão Tử

Lão Tử là người sáng lập Đạo giáo và được coi là một trong những triết gia hàng đầu của Trung Quốc. Tư tưởng của ông được thể hiện chỉ trong khoảng 5.000 từ của Đạo Đức Kinh, nhưng đã gây biết bao ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ từ trước tới nay.

Lão Tử (600 – 500 TCN) là nhà tư tưởng, người sáng lập Đạo giáo thời Xuân Thu Chiến Quốc. Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tên chữ là Bá Dương, là người làng Khúc Nhân, xã Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Ông đã làm quan sử, giữ kho sách của nhà Chu, sau này ông từ chức về ở ẩn.

Lão Tử dùng “Đạo” để giải thích về sự phát triển biến hóa của vạn vật trong vũ trụ. Ông cho rằng: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”, ý rằng người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Đạo là quy luật tự nhiên khách quan, đồng thời lại sẵn có ý nghĩa: “Độc lập bất cải, chu hành nhi bất đãi”, tạm dịch: Đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi mà không mỏi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong các cuốn sách của Lão Tử, bao gồm rất nhiều những quan điểm biện chứng: Tất cả mọi sự vật đều là có hai mặt chính và phản, cũng có thể do đối lập mà chuyển hóa như: “Thiện phục yêu”, “trong họa có phúc, trong phúc có họa”. Đồng thời trong thế gian còn có “hữu” (có) và “vô” (không) cùng ở trong một thể thống nhất như câu: “Dân bất úy tử, nại hà dĩ tử cụ chi?”, tạm dịch: Khi dân không sợ chết, sao lấy cái chết làm cho họ sợ được?

Dưới đây là 10 tinh hoa lưu truyền ngàn năm của Lão Tử:

1. Biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì

Lão Tử viết: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”. Nghĩa là biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì. Trái lại, một người mà không biết đủ thì sẽ luôn luôn cảm thấy thiếu thốn.

Một người thiện tâm có thể không có nhiều của cải, tài sản, xe hơi hay tiền tiết kiệm, nhưng anh ta biết thế nào là đủ thì sẽ vui hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

2. Đạo của thánh nhân: Làm mà không tranh giành

Lão Tử viết: “Thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh. Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”, tức là Đạo của bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành. Vì không tranh giành, cho nên thiên hạ không ai tranh giành với mình. Lão Tử viết: Nguyên tắc làm việc của người lãnh đạo là làm mà không tranh đoạt. Chính vì không tranh đoạt cho nên thiên hạ cũng không có ai tới tranh đoạt với mình.

Cũng giống như Lão Tử viết: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo”, là có ý nói: Cảnh giới cao nhất của thiện hạnh là giống như đặc tính của nước. Nước không tranh giành lợi với vạn vật, nằm ở nơi mọi người không chú ý, cho nên nước là gần với Đạo nhất.

Người không tranh giành, ngược lại, lại thắng được người khác là bởi vì mỗi việc làm của họ đều là phù hợp với bản tính con người, lợi người chứ không hại người.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Biết lúc nào nên dừng thì không nguy mà có thể sống lâu

Lão Tử viết: “Tri chỉ khả dĩ bất đãi”. Ý tứ chính là một người mà biết dừng lại đúng lúc thì có thể không bị nguy hiểm.

Lão Tử viết: Biết dừng lại đúng lúc thì có thể không lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Bởi vì không đạt đến mức cuối cùng cho nên có thể tái sinh. Sự vật gì khi đạt đến mức cuối cùng thì đều sẽ đi về xu hướng suy yếu tử vong.

4. Biết người là trí, biết mình là minh

Lão Tử giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh. Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường”. Tức là, kẻ biết người được gọi là trí, tự biết mình được gọi là minh. Thắng người là người có sức mạnh, thắng mình là người mạnh.

Một người thành công phải tự biết mình và thắng được bản thân mình. Một người quản lý nếu như thiếu khả năng này sẽ rất khó để quản lý hữu hiệu.

5. Không làm gì mà không gì là không làm

Lão Tử giảng: “Vô vi nhi vô bất vi”, không làm gì mà không gì là không làm. Lão Tử viết: Không trái với quy luật, thì không gì là không thể làm được. Lão Tử còn viết: ‘Thượng sĩ nghe Đạo cần nhi hành chi” ý nói, bậc thượng sĩ nghe Đạo liền nỗ lực thực hành theo.

Rốt cuộc, Lão Tử muốn khuyên rằng cần nắm chắc quy luật và dùng nó để chỉ đạo thực tế mà không phải là nói suông. Lão Tử cũng viết rằng: Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Vô vi, cuối cùng chính là tuân theo quy luật tự nhiên để làm việc, cũng chính là thuận theo tự nhiên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6. Nói nhiều cũng chẳng hết, thà giữ lấy Trung

Lão Tử giảng: “Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung”. Càng nói nhiều, càng không sao nói hết được, thà là giữ lấy cái Trung.

Lão Tử viết rằng, nói nhiều thì 5 lần 7 lượt sẽ gặp lúc lúng túng không nói gì, chẳng thà tuân thủ đạo trung dung (trung là không ngả về một thái cực nào, dung là dung hòa, thích hợp với hoàn cảnh). Đặc biệt là lời nói suông, trống rỗng thì càng không nên nói.

7. Con người khi mới sinh thì mềm mại, mà khi chết thì cứng ngạnh

Lão Tử viết: “Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử giả kiên cường”. Con người khi mới sinh thì ai cũng mềm yếu, mà khi chết thì cứng ngạnh.

Lão Tử cũng viết: Vạn vật cây cỏ mới sinh thì mềm dịu, mà khi chết thì khô héo. Bởi vậy, cứng và mạnh là bạn của chết, mềm và yếu là bạn của sự sống.

Cho nên binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì ắt sẽ dễ bị gãy. Cứng và mạnh ở bậc dưới còn mềm và yếu là ở bậc trên, cũng giống như “lấy nhu khắc cương”, “lấy mềm mại nhu hòa thắng cứng ngạnh”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

8. Lấy ngay thẳng trị nước, lấy biến hóa dùng binh, lấy vô sự được thiên hạ

Lão Tử giảng: “Dĩ chính trì quốc, dĩ kỳ dụng binh, dĩ vô sự thủ thiên hạ”, chính là đạo lấy ngay thẳng để trị nước, lấy biến hoá để dùng binh, lấy vô sự được thiên hạ.

Theo tư tưởng của Lão Tử: Thiên hạ càng nhiều kỵ húy, thì dân càng nghèo. Dân càng lắm lợi khí, thì quốc gia càng tối tăm. Dân càng tài khéo, vật lạ càng nẩy sinh, pháp lệnh càng rõ rệt, trộm cướp càng sinh ra nhiều. Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta ưa tĩnh mà dân tự chính. Ta không làm mà dân giàu. Ta không có dục vọng mà dân tự động trở nên chất phác.

9. Giỏi dùng người là biết hạ mình dưới người

Lão Tử giảng: “Thiện dụng nhân giả vi chi hạ”, tức là người giỏi dùng người là người phải biết hạ mình ở dưới người.

Lão Tử cũng viết rằng: Người lãnh đạo giỏi dùng người là phải đặt mình ở dưới người. Còn nếu như chỉ cân nhắc tư lợi cho bản thân mình, không tôn trọng người khác, không thiện với người làm cho mình thì chính là đang đặt mình ở “vị thế cao”.

Người mà một khi đã đặt mình ở vị thế cao, người khác ở vị thế thấp thì sao có thể lấy được lòng người?

10. Trị người thờ trời, không gì bằng tiết độ

Lão Tử giảng: “Trì nhân sự thiên mạc nhược sắc”. Theo Lão Tử, việc quản lý thống trị dân chúng là có liên quan mật thiết với Trời và Đất. Biện pháp tốt nhất chính là không gì bằng nông canh. Cũng chính là nói đến việc phải thuận theo quy luật sinh trưởng và thu hoạch của cây trồng, đừng cưỡng ép nó. Thuận theo yêu cầu cần phát triển của nó mà chăm sóc, tưới nước cho nó. Làm được như vậy thì cây trồng tất nhiên sẽ phát triển tốt và cho mùa màng bội thu.

Tương tự như vậy, người cai trị khi dẫn dắt dân chúng hoàn thành đại nghiệp cũng phải thuận theo nguyên tắc thì mới có thể thu được thành quả to lớn.

Theo Trithucvn

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.