Không muốn “giết” con, cha mẹ Việt hãy ngừng cho con làm việc này ngay lập tức!
Điện thoại, máy tính bảng là những “sát thủ” đang giết chết mối quan hệ gia đình và khiến những đứa trẻ không còn được phát triển tự nhiên như trước nữa.
Những hậu quả đón lõng
Thạc sĩ Phương Hoài Nga – cán bộ tư vấn tâm lý học đường của trường phổ thông liên cấp Olympia Hà Nội cho biết chị gặp rất nhiều gia đình đang là nạn nhân của những thiết bị công nghệ số mang lại.
Trường hợp của bé Phan M.C 8 tuổi trú tại Hà Nội là điển hình. C nghiện công nghệ số với đủ loại các thiết bị máy điện thoại, máy tính bảng. Đi học về là em chỉ đòi mẹ cho mượn máy điện thoại hoặc máy tính để xem.
Kết quả, những rối loạn đầu tiên đã đến với em. Dù còn quá nhỏ nhưng cậu bé đã có thể lấy móng tay cào nát tay còn lại mình.
Nhìn cánh tay như bị chà sát mạnh bởi những bức tường xi măng rắn chắc, nhiều người không khỏi xót xa. Đây chính là hậu quả của việc gia đình quá bận bịu mà bỏ mặc em với các công nghệ số.
Hỏi ra, mẹ em cho biết hầu như cả nhà đều chìm vào các loại điện thoại thông minh và hầu như không giao tiếp trực tiếp với nhau nhiều.
“Bố ơi bố tắt điện thoại đi, mẹ ơi mẹ tắt điện thoại đi” đó là câu nói cửa miệng của bé Nguyễn Nhã Uyên 3 tuổi con của chị Hoàng Thị Hải Yến ở Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
Chị Yến kể buổi tối chị và chồng đều có thói quen xem điện thoại. Hai vợ chồng ném cho con bộ lego và mỗi người cầm một chiếc điện thoại vào facebook rồi zalo đủ thứ.
Nhiều lần, con chị muốn đi ngủ chị khất con “chờ mẹ tý” và cứ như thế chị chìm vào facebook. Con chị gào lên xin bố mẹ tắt điện thoại. Lúc ấy chị mới ngớ người ra rằng thời gian chị dành cho con quá ít.
Sáng ngủ dậy vội vàng cho con đi học đến 6h về nấu nướng xong dọn dẹp là hai vợ chồng lại nhoay nhoáy điện thoại.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng – Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia điều này rất nguy hiểm có thể gây sang chấn tâm lý cho trẻ và điều đặc biệt là tình cảm gia đình rạn nứt.
Nhiều đứa trẻ cảm thấy bị xa cách trong chính ngôi nhà của mình và khi lớn lên chúng thường bất cần, có thể bỏ nhà đi bất cứ lúc nào.
Cảnh báo những đứa trẻ trong lồng
Thạc sĩ Nga cho biết nếu cứ sống như hiện nay ở các gia đình thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng ta có thể nuôi ra những “con gà công nghiệp” chỉ biết những kiến thức hình ống tre.
Đặc biệt, với trẻ nhỏ, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái, thậm chí là quá trình chơi với con, không chỉ giúp não bé phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm.
Khi sự gắn kết không có chỉ có điện thoại và tablet thì chúng ta sẽ tạo ra những “bộ não mới” cho trẻ và đến đời con, đời cháu chúng ta thực sự không biết sẽ như thế nào?
Ngoài ra, trẻ dành quá nhiều thời gian để tương tác với màn hình điện thoại, máy tính bảng thì khác. Liên kết thần kinh của trẻ sẽ bị thay đổi.
Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị đọc điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến con người khó đi vào giấc ngủ.
Ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ – thức tự nhiên của cơ thể điều này đã được chứng minh.
Có một vị giáo sư nổi tiếng đã kể rằng ông thấy mình khoẻ hơn rất nhiều chỉ sau khi thay đổi thói quen check mail của mình. Ông chỉ check mail khi đến cơ quan thay vì vừa ngủ dậy đã check mail ngay.
>>> Top 10 địa chỉ bán sâm Hàn quốc rẻ nhất, chất lượng nhất trên thị trường
Thực tế, không ít đứa trẻ ngủ không đủ giấc vì bận mải chơi điện thoại và có những đứa trẻ học lớp 6 nhưng trí tuệ chỉ bằng lớp 4. Thua kém nhau 2 năm trí tuệ, 2 tuổi khôn ở đứa trẻ là điều cực kỳ nguy hiểm cho mỗi bé.
Những hình ảnh ta thường bắt gặp thường xuyên đó là trên bàn ăn gia đình hay trong nhà hàng, những thành viên trong gia đình, những người bạn cúi mặt xuống chiếc smartphones, tablets để nhắn tin, lướt facebook, instagram thay vì ngẩng lên trò chuyện với nhau.
Chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học nhưng đã thông thạo cách vào youtube xem hoạt hình siêu nhân, công chúa.
Thế hệ mới này được gọi là thế hệ thạo công nghệ, nhưng thế hệ này cũng đồng thời là thế hệ đang phải đối diện với một loạt các vấn đề mới nảy sinh: cô đơn trên mạng, khủng hoảng ngôn ngữ và giao tiếp, trưởng thành giả,…
Các hiện tượng này, đặc biệt ở trẻ em, gây ra những vấn đề có thật trong sự phát triển của trẻ em nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung.
Thay vì mỗi người sử dụng các thiết bị mình yêu thích, con cái xem điện thoại, các chuyên gia đều cho rằng chúng ta nên quy ước với con thời gian xem các thiết bị công nghệ.
Quy ước này đặt ra cần có sự lắng nghe nhu cầu của trẻ để trẻ cảm thấy mình không bị áp đặt, kiểm soát nhưng vẫn hạn chế được thời gian tiếp xúc với đồ công nghệ.
Theo Tri thức trẻ
Chuyên gia chỉ ra 9 dấu hiệu sớm của bệnh thận ai cũng cần biết
Khi đi tiểu nếu xuất hiện nhiều bọt mà lâu tan nên kiểm tra đạm trong nước tiểu xem có phải là do bệnh thận mãn tính gây ra không.
Qua thống kế cho thấy, hiện nay tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính trên thế giới ngày càng tăng cao. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính ở Trung Quốc là 10.8%. Điều đó có nghĩa là cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mãn tính, nhưng đáng tiếc là tỉ lệ hiểu biết về bệnh thận mãn tính ở người trưởng thành chỉ là 12.5%.
Không ít người bệnh đến khi bị suy thận cấp, ure huyết thì mới đến bệnh viện thăm khám nên đã đem lại gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.
Giáo sư Ngụy Liên Ba – Trưởng khoa thận, Bệnh viện đông tây y, Trường đại học y Nam Phương, Lãnh đạo trung tâm nghiên cứu bệnh thận, Cục quản lý y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, khi đi tiểu nếu xuất hiện nhiều bọt mà lâu tan thì nên cảnh giác và đi kiểm tra đạm trong nước tiểu xem có phải là do bệnh thận mãn tính gây ra không.
Trung Quốc hiện có khoảng 130 nghìn người mắc bệnh thận mãn tính
Hiện Trung quốc có 130 nghìn người mắc bệnh thận mãn tính, nếu không nhận được sự điều trị kịp thời hoặc kiên trì theo dõi và điều trị thì sẽ khó tránh khỏi suy giảm chức năng thận, mà chức năng thận suy giảm đến mức độ nhất định sẽ phát triển thành ure huyết, đến lúc đó chỉ có thể lọc máu và thay thận thì mới có thể kéo dài sự sống.
Giáo sư Ngụy Liên Ba nói, sở dĩ tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính cao như vậy chủ yếu do nhóm người mắc bệnh tiểu đường, mắc bệnh huyết áp cao, mắc bệnh về chuyển hóa (béo phì, lipit máu, axit uric trong máu cao) sử dụng thuốc có độc tính đối với thận trong thời gian dài, những người trong gia đình có người mắc bệnh thận đều có nguy cơ mắc bệnh thận.
Ngoài ra thói quen sinh hoạt không tốt cũng sẽ dẫn đến bệnh thận mãn tính ví dụ như ăn quá mặn, hằng ngày uống nước quá ít, uống nhiều rượu bia..
Ở Quảng Đông tỉ lệ mắc bệnh thận cao nhất trên cả nước, nguyên nhân chủ yếu là do người Quảng đông thích uống canh hầm thuốc bắc, ăn hải sản, uống trà lạnh trong thời gian dài, môi trường địa lý ẩm nóng thời gian dài là những nguyên nhân khiến thận phải hoạt động quá tải.
Tỉ lệ hiểu biết chỉ có 12.5%
Ông Vương hơn 40 tuổi người Quảng Châu, mấy năm trước trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho kết quả đạm niệu dương tính, nhưng thấy cơ thể không có gì bất thường nên lần đó ông cũng không đi kiểm tra lại, nhưng không lâu sau đó đột nhiên bị xuất huyết tiêu hóa. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra được chẩn đoán là ure huyết.
Giáo sư Ngụy nói, bệnh thận còn được gọi là “sát thủ dấu mặt”, qua điều tra bệnh học cho thấy tỉ lệ hiểu biết về bệnh thận mãn tính ở người trưởng thành ở Trung quốc chỉ là 12.5%.
Không ít người bệnh không có bất kỳ biểu hiện nào ở giai đoạn đầu hoặc chỉ là mắt cá chân sưng cho dù bị phù, bị tiểu ra máu cũng thường tự mất đi trong một tuần hoặc vài ngày nên người bệnh cũng không để ý đến khi nhập viện thì bệnh đã trở nặng.
Hiểu nhầm về chẩn đoán bệnh thận, chức năng lọc cầu thận cao một chút là vấn đề lớn
Được biết, kiểm tra chức năng thận thông thường là kiểm tra chỉ số chức năng lọc cầu thận, mức độ cho phép là 44- 133umol/L. Khi kết quả kiểm tra của người bệnh là khoảng 150umol/L, rất nhiều người cảm thấy hơi cao một chút không sao. Nhưng họ căn bản không biết tính nguy hiểm trong đó.
Giáo sư Ngụy Liên Ba đã làm một so sánh đơn giản: Con người có hai quả thận, chúng ta tạm thời hiểu một quả thận có chức năng tốt là 50%, hai quả thận sẽ là 100%.
Nhưng chức năng thận của con người có tiềm lực bù đắp rất lớn. Một người chỉ cần một quả thận khỏe mạnh, kiểm tra chức năng thận qua máu thì có thể là bình thường, vẫn hoàn thành chức năng hoạt động với cơ thể.
Nói cách khác, khi chúng ta xét nghiệm máu phát hiện chức năng thận có vấn đề, cho dù là sự bất thường cực kỳ nhỏ thì sự tổn thương của chức năng thận đã vượt quá 50%. Điều đó có nghĩa là trong hai quả thân đã bị hỏng một quả. Cho nên chức năng lọc cầu thận cao một chút xíu cũng không phải là chuyện nhỏ.
Giáo sư Ngụy Liên Ba giới thiệu, ở nước ngoài kiểm tra chức năng thận có bất thường hay không thông thường là kiểm tra chức năng lọc của cầu thận (GFR), ở người bình thường là trong khoảng 80-120ml/min.
Tuy nhiên, nếu thấp hơn 60ml/min, bất luận là có biểu hiện gì hay không cũng nên đi khám bệnh thận mãn tính.
Không nên chỉ sử dụng một cách điều trị, kết hợp dùng thuốc hiệu quả sẽ càng tốt hơn
Hiện nay đối với bệnh thận mãn tính, cách điều trị trong tây y chủ yếu là điều trị nội tiết tố. Nhưng nếu chỉ đơn thuần điều trị nội tiết tố thì dễ mắc các bệnh như hội chứng Cushing, bệnh loãng xương, chứng hoại tử chỏm xương đùi, cao huyết áp, tiểu đường, viêm loét dạ dày có những nội tiết tố chây ì thậm chí là không có hiệu quả.
Nhưng nếu kết hợp đông tây y việc điều trị sẽ có hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ. Theo thống kê, sau khi dùng thuốc tây y không có hiệu quả chuyển sang dùng Đông y, khoảng 40% người bệnh có thể hồi phục hiệu quả điều trị mà đông y còn giúp cho 60% tác dụng phụ của tây y giảm xuống thấp còn 20%.
Giáo sư Ngụy nói, các cách điều trị trong đông y cổ truyền như uống thuốc, ngâm thuốc, vật lý trị liệu, điếu ngải, bấm huyệt tai đều có thể giảm tác dụng phụ của nội tiết tố, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tái phát.
Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý thời gian điều trị bệnh thận mãn tính dài, ví dụ như viêm thận mãn tính thời gian điều trị tốt nhất là từ 2-3 năm. Hơn nữa, những nguyên do khách quan dễ tái phát như cảm mạo hoặc mệt mỏi do đó nên kiểm tra định kỳ, kiên trì dùng thuốc.
Phòng tránh: Ăn uống hợp lý, phòng và bảo vệ sức khỏe sẽ không bị bệnh
Mệt mỏi quá độ lâu ngày hoặc bồn chồn lo lắng đều sẽ dẫn đến mắc bệnh hoặc làm bệnh trở nặng. Do đó giáo sư Ngụy đưa ra lời khuyên, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất định phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức đêm, không nên tiêu hao thể lực quá sức
Ăn uống thanh đạm: phòng tránh bệnh thận tốt nhất nên ăn uống thanh đạm, ít muối, ít dầu mỡ, thức ăn nhiều đạm nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho thận phải hoạt động quá tải lúc đó sẽ dễ mắc bệnh hoặc khiến bệnh trở nặng
Phòng tránh cảm mạo: cảm mạo hay viêm đường hô hấp trên phần lớn là do nhiễm virut nếu không điều trị kịp thời sẽ bị viêm cầu thận dẫn đến mắc bệnh thận mãn tính. Ngoài ra truyền nhiễm là một nhân tố quan trọng của việc gây ra hoặc làm bệnh thận nặng thêm. Vì vậy ngoài việc phòng tránh các bệnh về cảm mạo ra người bệnh nên tránh mắc các loại truyền nhiễm.
Uống nhiều nước, không nhịn tiểu: một số người khi đi làm hoặc bận làm việc nên thường xuyên uống ít nước hoặc nhịn tiểu đây là thói quen rất xấu. Con người thông qua uống nước để chuyển hóa thành nước tiểu đào thải các chất cặn bã hoặc độc tố ra ngoài cơ thể, uống ít nước sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa này thậm trí còn dẫn đến bị sỏi thận.
Nếu nhịn tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến vô niệu thậm trí ảnh hưởng đến sức khỏe của thận dẫn đến suy thận.
*Theo Shen
Theo Trí Thức Trẻ/Soha