Khách hàng ‘quái chiêu’ gọi ‘cà phê nóng pha đá’, nữ nhân viên hành xử thật bất ngờ

Làm nhân viên phục vụ thường phải đối diện với rất nhiều tình huống khác nhau, điều này đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm phong phú và khả năng ứng phó linh hoạt, nhưng vẫn phải giữ được bình tĩnh và sự nhã nhặn. Tuy nhiên, cô gái phục vụ dưới đây đã gặp phải một khách hàng “quái chiêu” và bất đắc dĩ cô cũng phải sử dụng “tuyệt chiêu” của mình.

Tại quán cà phê mà cô làm chỉ có 2 loại cà phê nóng và đá, khi khách hàng yêu cầu cho ít đá thì cô có thể làm được. Nhưng nếu khách hàng chọn cà phê nóng và sau đó yêu cầu cho thêm đá thì rất khó, vì máy tự động làm cà phê nóng là đổ đầy cốc, do đó không thể cho thêm đá vào. Ngoài ra, đá tại quán của cô là đựng trong từng túi riêng, nếu như không có đá thừa thì lại phải mở một túi khác, và trong tình huống đông khách thì rất phiền phức.

Vào một ngày, một nữ khách hàng trẻ tuổi đến và nói: “Tôi muốn một cốc cà phê ấm”. “Chúng tôi chỉ có cà phê nóng và đá thôi ạ”, cô trả lời. Khách hàng nói: “Tôi cần nóng, cho thêm 5 viên đá.”

Ảnh Internet
Ảnh Internet

Cô gái phục vụ đã cố gắng làm vừa ý khách hàng, và hỏi thêm: Hiện tại chúng tôi có hình thức khuyến mãi, cốc thứ 2 sẽ được giảm 70%, nếu chị không uống ngay thì có thể gửi cốc thứ 2 ở đây cho lần sau, tôi giúp chị gửi nhé? “Được”, khách hàng trả lời. Cô liền bảo, “Của chị hết 40 nghìn”. Khách hàng không vừa ý trả lời, “Có một cốc cà phê làm gì mà đắt thế?” “Tôi đã giúp chị đặt một cốc giảm giá 70% cho lần sau rồi”. Khách hàng tỏ vẻ khó chịu: “Tôi có nói là cần đâu”.

Cô nhân viên muốn nói lại nhưng đã cố nhẫn nhịn, muốn làm cho xong để cho khách hàng này rời đi càng sớm càng tốt. Nhưng đến khi đưa cốc cà phê cho khách hàng, nữ khách hàng liền nói: “Sao lại lạnh thế?”

Cô nhân viên nói: “Chị đã yêu cầu cho 5 viên đá”. Nữ khách hàng lại yêu cầu, “Vậy cho 3 viên đá là được”. Cô nhân viên đã giải thích rằng, cà phê đã làm rồi thì không thể thay đổi được, vì chúng tôi còn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà chúng tôi làm ra. Nhưng nữ khách hàng vẫn cố chấp: “Bây giờ cô muốn gì, tôi yêu cầu ấm mà cô lại làm thành lạnh, tôi không truy xét, chỉ yêu cầu cô làm lại thôi mà khó khăn vậy sao?”

Ảnh Internet
Ảnh Internet

Cô nhân viên không biết phải nói sao… Đối phương lại tiếp tục: “Không nói được gì phải không? Cô mà dám nói tôi sẽ khiếu nại thái độ phục vụ của cô.”

Nghe xong cô nhân viên đã không thể chịu được, liền đi vào phòng thay quần áo đồng phục và lại đi ra nói với khách hàng: “Cô gái, xin cô đừng có cố tình gây sự ở đây, yêu cầu thì cũng phải có chừng có mực. Ở đây có bao nhiêu con mắt đang nhìn cô, nếu như cô ý gây chuyện thì chỉ tự làm xấu mặt mình thôi. Cô hãy dừng gây chuyện và mang cà phê của cô đi đi.”

Ảnh Internet
Ảnh Internet

Nữ khách hàng có vẻ như không dám tin vào những gì mình nghe thấy: “Giờ… cô đuổi khách hàng đi phải không?” Cô nhân viên trả lời: “Trông tôi có giống nhân viên không?” Nữ khách hàng ngây người trước phản ứng của nhân viên và nhìn lại bộ đồ cô nhân viên mặc trên người… liền lẳng lặng mang cốc cà phê rồi rời đi.

Thật ra, ở bất kể nghành nghề nào thì họ cũng đều cần sự cảm thông, mọi người cũng  chỉ vì miếng cơm manh áo. Nhân viên này cho biết: “Khi chúng tôi thay bộ quần áo đồng phục thì chúng tôi cũng là người như bao người khác. Chúng tôi mặc bộ đồ này chỉ để thể hiện chúng tôi làm việc chuyên nghiệp mang theo hình tượng và phương châm hoạt động của công ty, chứ không thể hiện chúng tôi thấp kém hay đáng bị đổi xử như thế.”

Thiên Minh

*****
*****

Cơ cực cảnh “gà trống” nuôi 8 con thơ

Cách đây gần 1 năm, chị Bích đi làm ruộng bị ngã xe máy rồi tử vong khi đang mang thai để lại 8 con thơ dại cho người chồng mới 38 tuổi trong cảnh nghèo khó…

Vợ mất vì tai nạn, anh Hách một mình nuôi 8 con thơ dại trong sự nghèo khó
Vợ mất vì tai nạn, anh Hách một mình nuôi 8 con thơ dại trong sự nghèo khó

Đàn con nheo nhóc

Chiều đông giá đầu tháng 12/2017, trong căn nhà cấp 4 xiêu vẹo ở góc làng, anh Nguyễn Văn Hách (38 tuổi, xã Dương Quang, Mỹ Hào, Hưng Yên) đang tất tả giục đàn con đứa nấu ăn, đứa phụ bố tắm rửa cho các em. Hai con lớn của anh Đức là Nguyễn Thị Phương (SN 1999) và Nguyễn Văn Đức (SN 2001) còn đi làm thuê chưa về. Hai cháu tiếp theo là Trung, Hiếu học cấp hai, hai cháu Liên, Đoàn học cấp 1, còn cháu Phong, Thủy đang tuổi mầm non. 6 đứa trẻ đều gầy nhom, quần áo mỏng cũ kỹ, mặt xám lại vì lạnh.

Trên chiếc ghế cũ bạc màu loang lổ những vết xước đặt giữa nhà, anh Hách thở dài cho biết, cách đây gần 1 năm, vợ anh – chị Hoàng Thị Bích đã qua đời khi đang mang thai đứa con thứ 9.

“Hôm đó, cô ấy đi ra đồng làm cỏ và cắm mốc ruộng. Trên đường về bằng xe máy, vì đi vào hòn gạch to giữa đường nên bị ngã. Xe máy đè lên người, còn bụng thì đập xuống nền đường. Nhưng vì nhà nghèo, không muốn tôi và các con lo lắng, cô ấy giấu. Khoảng 12h đêm cùng ngày, đang ngủ, thấy vợ kêu đau bụng, trán toát mồ hôi, tôi vội vàng cùng con trai lớn đưa mẹ đi bệnh viện”, anh Hách nhớ lại.

Cú ngã mạnh khiến chị Bích bị lưu thai và dập gan, tính mạng vô cùng nguy kịch. Dù đã được gia đình đưa lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, rồi Bệnh viện Việt Đức cứu chữa nhưng vết thương quá nặng, lại phát hiện muộn nên chị Bích đã tử vong ngay sau đó.

Từ ngày thiếu đi bàn tay chăm sóc của mẹ, mấy đứa nhỏ cứ gầy xọp đi. Thương nhất là bé út tên Thủy mới lên 2 tuổi, đêm nhớ mẹ không ngủ, cứ khóc ngặt trên tay cha. “Ngày mưa, nhà dột, giường ướt, mấy bố con không ngủ được, ngồi một góc ôm nhau thức đến sáng. Rồi bọn nhỏ ốm đau, tiền ăn còn chưa đủ, tiền mua thuốc càng ngặt nghèo. Tôi thấy mình bất lực”, anh Hách lại thở dài.

Anh Nguyễn Văn Hoàn (SN 1965, anh trai anh Hách) kể, từ ngày không còn mẹ, mấy đứa nhỏ trở nên ít nói, gương mặt lúc nào cũng buồn. “Cái Liên, thằng Đoàn đang học lớp 3 và lớp 1, ngày trước hoạt bát, chăm đến trường bao nhiêu giờ lại chỉ muốn ở nhà trông em nhỏ. Hôm nào đi học, lên lớp nó chỉ ngồi, cô giáo gọi trả lời cũng im lặng. Có lẽ, các cháu bị sốc khi mất mẹ. Chú Hách nghèo quá, gia đình chúng tôi cũng không khá hơn là bao nên dù muốn đưa các cháu đi kiểm tra tâm lý cũng không thể”, anh Hoàn cho biết thêm.

Chỉ mong có sức khỏe để nuôi con

Năm 1999, được chị dâu giới thiệu, anh Hách quen chị Bích rồi kết hôn. Sau 18 năm chung sống, anh chị có với nhau 8 người con (6 trai, 2 gái). Cuộc sống khó khăn nhưng vì nghĩ “con cái là của trời cho” nên hễ mang thai là vợ chồng động viên nhau sinh con rồi cố gắng làm để nuôi.

Ngày chị Bích còn sống, kinh tế gia đình cũng chỉ trông vào 4 sào ruộng, một ao cá và đàn gà. Thời gian rảnh rỗi, anh chị lại kiếm việc làm thêm, ai thuê gì làm nấy từ phụ hồ đến đan lát. Cuộc sống thiếu thốn, vất vả có hai vợ chồng, cũng san sẻ được gánh nặng cho nhau.

Các cá nhân, tập thể hảo tâm ủng hộ bố con anh Hách xin liên hệ: Anh Nguyễn Văn Hách, xã Dương Quang, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, SĐT: 0168 3237466. Hoặc gửi qua tài khoản Quỹ Chung tay vì ATGT của Báo Giao thông 102010001764880 tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Hà Nội (nội dung gửi ủng hộ bố con anh Hách).

“Ấy vậy mà, cô ấy mang theo đứa con còn chưa kịp chào đời ra đi quá sớm. Ao cá mới nuôi nhưng vì để lo tiền ma chay cho vợ, tôi đã bán hết. Trong nhà chẳng còn tài sản gì quý giá. Nhiều hôm không có tiền mua thức ăn, mấy bố con sang bác xin gói mỳ tôm pha ra lấy nước rồi trộn cơm ăn”, anh Hách xót xa, nói.

Vì không có tiền thuê người cấy, gặt nên mỗi mùa vụ đến, anh Hách lại lầm lũi làm một mình, cả việc cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu. Hết vụ, có chút thời gian, anh cũng muốn đi làm thêm nhưng không ai chăm mấy đứa nhỏ. “Cách đây mấy tháng, thằng út vì không có người trông nên ngã xuống ao tý nữa chết đuối, may hàng xóm phát hiện kịp, cứu được. Sau ngày đó, tôi chạy vạy bà con chòm xóm được ít tiền mua lưới rào lại bờ ao để đảm bảo an toàn cho các con. Số tiền ấy đến giờ vẫn chưa trả được”, anh Hách tâm sự.

Cũng vì khó khăn, hai con lớn của anh là Phương và Đức phải bỏ học giữa chừng, xin đi làm thuê đỡ đần bố nuôi các em. Phương đi làm nhân viên may, mỗi tháng được 2-3 triệu đồng còn Đức đang học nghề đục của người quen ở huyện bên.

“Đức học ở đó được người ta bao ăn, ở, nó ít về thăm nhà lắm, nhớ con, tôi gọi lên hỏi thăm thì người ta bảo nó muốn khi nào học được nghề, nhận được lương sẽ về. Còn Phương thì cứ sáng đi làm, chiều về lại phụ bố nấu ăn, chăm em”, anh Hách kể và tâm sự, giờ anh chỉ mong có sức khỏe để chăm sóc các con “chứ tôi đổ bệnh, mấy đứa nhỏ không biết nương tựa vào ai nữa”.

Yến Chi

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.