Huyết áp sẽ ổn định suốt đời không lo sợ đột quỵ nếu dùng 1 lần mỗi tháng

Tỏi là gia vị phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình, dễ dàng tìm thấy và mua được ở bất kỳ đâu. Nay, công dụng của tỏi không chỉ gói gọn trong bàn ăn, ngăn bếp, chúng còn được tận dụng trong lĩnh vực y học.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Được biết, vị thuốc này là nguyên liệu chính trong điều trị căn bệnh cao huyết áp, rất nhiều người đã kiểm soát được chỉ số huyết áp ở mức bình thường chỉ với vài thao tác sơ chế tại nhà cùng với tỏi như rượu, siro, trà tỏi hoặc tỏi ngâm giấm, đường…

Giờ đây, tỏi kết hợp với các loại thực phẩm khác cũng có tác dụng hiệu quả đến sức khỏe của con người, trong đó có chứng bệnh cao huyết áp kinh niên.

Xin gửi đến bạn thêm một phương pháp trị cao huyết áp bằng tỏi, tuy nhiên, bài thuốc này có sự “góp mặt” của một vị thuốc khác đó là đậu trắng. Đã có rất nhiều người duy trì được sự ổn định của huyết áp trong nhiều năm liền nhờ áp dụng nghiêm túc theo hướng dẫn này.

Bài thuốc này có từ rất lâu đời và được tìm thấy trong cuốn sách “Thọ Khang Trang Thặng Thư”. Nhưng để phát huy được hiệu quả toàn diện, bạn cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên.

Nguyên liệu:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

– 100gr tỏi.
– 100gr đậu trắng, đậu trắng hay còn gọi là đậu mắc cua, loại thường dùng để nấu chè giải nhiệt ngày hè.
– 2 lít nước sạch.

Thực hiện

Các thực hiện rất đơn giản, tỏi sau khi mua về, bóc vỏ, rửa sạch, thái thành những miếng mỏng.
Đậu trắng rửa sạch, không cần phải ngâm nước trước khi nấu. Sau đó, cho tất cả vào nồi có chuẩn bị sẵn 2 lít nước.

Đậy kín nắp, nấu sôi, canh sao cho lượng nước bên trong còn khoảng 250ml. Lọc lấy nước, chia đều uống nhiều lần trong ngày, ăn đậu và bỏ tỏi.

Liệu trình trong bao lâu

Thực hiện mỗi tháng 1 lần, đều đặn trong hàng tháng sẽ cho kết quả giảm chỉ số huyết áp rất hiệu quả.

Trên đây là bài thuốc kiểm soát chỉ số cao huyết áp tại nhà với 2 loại nguyên liệu dễ tìm là tỏi và đậu trắng, an toàn, dễ thực hiện lại hoàn toàn không tốn kém.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc khác điều trị cao huyết áp hiệu quả tại đây.

*****

Giới chuyên gia cảnh báo 10 loại quả “tắm” hóa chất nhiều nhất, Việt Nam góp mặt tới 10 quả

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm, dưới đây là 10 loại trái cây “tắm” hóa chất nhiều nhất và cả 10 loại quả này đều có ở Việt Nam.

1. Chuối

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chuối là loại quả dễ trồng; tuy nhiên, chuối chín tự nhiên thường chín không đều, màu không đẹp. Do đó, nhiều tiểu thương vẫn ngâm hoặc tẩm chuối với amoniac hay sulfur dioxide nhằm ép chuối chín đều, vàng đẹp. Tuy nhiên, khi ngâm hay tẩm, chuối chỉ chín phần vỏ ngoài, phần thịt quả thường không ngọt, vị chát. Không chỉ vậy, các chất hoá học thường dùng để ngâm hoặc tẩm chuối có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận của người ăn.

2. Dưa hấu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dưa hấu thường phải phun nhiều thuốc trừ sâu. Dưa hấu thu hoạch trước thời hạn hết thuốc trừ sâu sẽ chứa một dư lượng thuốc trừ sâu độc hại, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người tiêu dùng. Không chỉ vậy, với những trái dưa hấu chín ép, vỏ ngoài thường đẹp nhưng ruột bên trong lại có mùi, ở giữa bị ủng, ăn không ngon.

3. Dưa chuột

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dưa chuột thường phải phun thuốc trừ sâu thường xuyên, thậm chí vừa phun hôm trước, hôm sau đã mang ra chợ bán. Lượng thuốc này thường rất khó rửa trôi hoàn toàn dù đã ngâm rửa với các loại dung dịch rửa rau củ, khiến người ăn bị ngộ độc, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

4. Nhãn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để nhãn tươi lâu, nhiều tiểu thương thường phun lưu huỳnh lên nhãn nhằm giữ quả lâu bị hỏng, vỏ bóng đẹpm thịt quả giòn, cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể có thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.

5. Hồng xiêm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Người bán thường ngâm hồng xiêm với hoá chất nhằm giúp quả chín đều, vỏ ngoài bắt mắt.

6. Ổi đào tiên hay ổi lê

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ổi đào tiên hay còn gọi là ổi lê là giống ổi quả to, sau đó ngâm trong một dung dịch hoá chất gồm thuốc màu, thuốc tạo hương vị…để “nhuộm” màu, tạo thành một giống ổi mới. Giống ổi này được bán ở Đà Lạt với giá gấp đôi hoặc gấp ba giá ổi thường.

7. Đào

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để giữ màu đỏ đẹp của vỏ đào và tăng thời gian bảo quản, đào thường được ngâm với dung dịch axit citric công nghiệp. Chất này khi vào cơ thể có thể gây hại đến hệ thần kinh, gây dị ứng và thậm chí là ung thư.

8. Lê

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lê thường nhanh hỏng; do đó, nhiều tiểu thương thường ngâm lê với các loại hoá chất hoặc thuốc nhuộm để giữ màu vàng đẹp của vỏ lê hoặc để tẩy trắng phần thịt lê. Tuy nhiên, thông thường, những loại hoá chất này có thể phát hiện nhanh chóng bằng cách ngửi. Lê bị ngâm tẩm hoá chất thường có mùi lạ, hương vị không tự nhiên.

9. Sầu riêng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dù có lớp vỏ rất dày, nhưng giống như nhiều loại quả khác, sầu riêng không tránh được “số phận” bị ngâm tẩm hoá chất để ép quả chín đều. Hoá chất ngâm tẩm sầu riêng thường có xuất xứ từ Trung Quốc, không có nhãn mác, cảnh báo hay hướng dẫn sử dụng kèm theo.

10. Mít

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng giống như sầu riêng, mít thường bị ngâm tẩm hoá chất để ép quả chín đều, để được lâu và có màu đẹp.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.