Hết Tết, nhiều nhà vứt bỏ quả phật thủ mà không biết nó có công dụng tuyệt vời thế này

Quả Phật thủ – quả tay Phật ngoài dùng vào việc thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn, loại quả này còn có nhiều công dụng khác như chế biến thành những món ngon hoặc dùng vào việc chữa bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Hoa nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột. Phần lõi xốp nếm không có vị đắng, vì vậy quả phật thủ có thể được sử dụng phần lõi bên trong hoặc dùng cả quả. Sử dụng vỏ để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm. Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời của phật thủ.

Quả phật thủ chữa đau dạ dày

Trong dân gian, phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa.

Theo nghiên cứu, trong phật thủ có tinh dầu và chất flavonoit gọi là hesperidin rất hữu ích để điều trị ho và đau dạ dày.

Để làm thuốc, người ta thu hái quả chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô. Liều dùng mỗi ngày 4 – 8g cùi quả phơi khô, sắc uống, làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.

Chữa ho kéo dài có nhiều đờm, viêm phế quản mãn tính

Đơn giản nhất là nhai cả cùi và vỏ quả phật thủ, nuốt lấy nước. Hoặc dùng phật thủ khô 6g, bán hạ chế với nước gừng 6g. Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước cho tới khi còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên pha thêm ít đường cho dễ uống.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đau bụng kinh

Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Giải say rượu

Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.

Phật Thủ – biệt dược trị ho

Đa phần các trường hợp trẻ bị ho khi giao mùa đều có thể được điều trị tại nhà với chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý. Các loại thức uống có vitamin C như: nước cam, chanh,… sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chế cho nhiều bài thuốc dân gian giúp trị ho hiệu quả.

Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra

Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Viêm khí quản mạn tính

Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

Tuy nhiên, người dùng cũng nên lưu ý khi dùng những bài thuốc này. Vì cơ địa mỗi người mỗi khác nên khi sử dụng có thể liều lượng sẽ được thay đổi. Vì vậy khi sử dụng từ trẻ nhỏ đến người lớn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ Đông y để bài thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.

Một số món ăn từ quả phật thủ

– Cháo phật thủ: phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

– Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.

– Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.

– Ruột lợn hầm phật thủ: ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15-30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp cho ăn. Dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư. Tuần dùng 2-3 lần, dùng liền trong 2-3 tuần.

*****
*****

Chỉ cần 6 quả chanh, bạn đã ngăn ngừa được bệnh sỏi thận

Bạn cũng có thể tự pha chế một loại nước giải khát ngăn ngừa hoặc hạn chế sỏi thận theo cách thức đơn giản gồm có nước cốt 6 quả chanh và một vài thứ khác.

Trong thời đại công nghiệp hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm làm ngòi nổ cho sự hình thành sỏi thận

Đau do sỏi thận có lẽ là cơn đau khó chịu nhất mà nhiều bệnh nhân phải “la làng”. Trong khi nguyên nhân gây sỏi thận chưa được tìm hiểu thấu đáo thì chế độ dinh dưỡng sẽ có thể ngăn ngừa sự hình thành những cục sỏi.

Nhiều dạng sỏi thận

Hiểu được dạng của sỏi thận sẽ là chìa khóa trong việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Dạng sỏi thận phổ biến nhất là các tinh thể calcium oxalate vốn chiếm 80% trong các trường hợp sỏi thận và tinh thể uric acid chiếm 5%-10% trong các trường hợp sỏi thận. Những loại sỏi này rất thích nghi trong môi trường axít. Vì vậy nếu dùng khoáng chất kiềm làm đệm sẽ là một công cụ tốt để ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Trường hợp rất hiếm gặp là sỏi calcium phosphate. Tuy nhiên, sỏi này lại thích nghi mạnh với môi trường kiềm.

Trong thời đại công nghiệp hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm làm ngòi nổ cho sự hình thành sỏi thận. Các loại nước giải khát có chứa phosphoric acid  sẽ làm tăng khả năng hình thành sỏi thận. Những yếu tố khác bao gồm nguồn nước, thực phẩm qua xử lý (thức ăn đóng hộp, thịt xông khói…),  các sản phẩm bơ sữa tiệt trùng, muối ăn, thức ăn nhiều đường…

Một khẩu phần ăn ít oxalate, ít sodium (natri) rất quan trọng cho những bệnh nhân bị sỏi thận.
Một khẩu phần ăn ít oxalate, ít sodium (natri) rất quan trọng cho những bệnh nhân bị sỏi thận.

Lối sống với chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ làm giảm sự hình thành sỏi thận bằng cách uống nhiều nước lọc (thay vì nước ngọt có gaz), cần ăn nhiều các chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrient) và rau cải; cũng cần ăn nhiều các chất béo tốt và nguồn protein sạch. Chất béo tốt bao gồm dầu dừa,  trái bơ, trái ô liu, dầu ô liu, cá béo… Nguồn protein sạch bao gồm cá được đánh bắt tự nhiên, thịt động vật nuôi bằng cỏ (chứ không phải bò nuôi bằng… rác), gà thả rong (chứ không phải gà công nghiệp), trứng… Cũng nên đưa vào cơ thể những loại gia vị nhiều dược tính như nghệ, vỏ quế (cinnamon), gừng, tỏi…

Bộ ba tuyệt vời

“Đối thủ cạnh tranh” của các sỏi calcium là citrate. Citrate có rất nhiều trong các loại trái cây citrus (như  chanh, cam, quýt, bưởi…). Uống cốt chanh pha với nước sẽ rất hiệu quả cho những bệnh nhân sỏi thận. Nếu citrate được kết hợp với potassium (kali) và magnesium sẽ là một bộ ba tuyệt vời vì làm nước tiểu giảm tính axít, nhờ đó làm giảm khả năng “tụ tập” của sỏi.

Một khẩu phần ăn ít oxalate, ít sodium (natri) rất quan trọng cho những bệnh nhân bị dính sỏi thận. Đồ ăn, thức uống nhiều oxalate bao gồm bia, sô-cô-la, các loại hạt, rau bó xôi. Sự chuyển hóa vitamin C cũng tạo nên oxalate và nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên hệ giữa vitamin C và sự hình thành sỏi thận. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã đề nghị rằng cá nhân nào sử dụng viên bổ sung vitamin C cần phải bổ sung vitamin B6 vì vitamin B6 có khả năng “vịn” oxalate.

Hình ảnh thận có chứa sỏi.
Hình ảnh thận có chứa sỏi.

Sỏi uric acid được hình thành do dùng thực phẩm có chứa nhiều protein và đường fructose. Uric acid là sản phẩm phụ của sự chuyển hóa protein, alcohol và fructose. Một số lớn bệnh nhân không đào thải được uric acid nên sẽ tạo ra những tinh thể uric acid gây bệnh gout (bệnh gút) cũng như hình thành những tinh thể acid uric ở thận gây sỏi thận. Vì vậy cần hạn chế rượu bia, những loại thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, nội tạng động vật (tim, gan, thận, óc…), những loại trái cây và rau cải có chứa fructose.

Bạn cũng có thể tự pha chế một loại nước giải khát  ngăn ngừa hoặc hạn chế sỏi thận theo cách thức vô cùng đơn giản như sau:

Nguyên liệu gồm 1 tách nước cốt chanh (khoảng 6 trái), 5 tách nước, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột vỏ quế, 1 muỗng cà phê gừng xắt sợi hoặc đâm nhuyễn.

Dùng nước này chia ra uống trong ngày sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng sỏi thận hoặc ngăn ngừa sỏi thận.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.