Hãy để bác sĩ khoa xương nói cho bạn biết, nếu mỗi ngày đứng dựa vào tường 5 phút, sau một tháng bạn sẽ thu được kết quả gì?
Chúng ta đều biết rằng vận động là loại thuốc bổ chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà các bác sĩ trên toàn thế giới đã công nhận. Nhưng chúng ngày càng trở thành những thứ xa xỉ trong mắt những con người hiện đại.
Người trẻ không có thời gian, người trung và cao tuổi không còn sức, khiến mọi người chỉ có thể mặc cho cân nặng tăng lên quá mức, thể chất giảm sút không phanh.Ta phải làm thế nào trước tình trạng này đây? Mỗi ngày đứng dựa vào tường 5 phút có thể thay đổi cơ thể của bạn, chỉ cần kiên trì thực hiện trong hai tháng bạn sẽ nhìn thấy được 6 thay đổi thần kì của cơ thể!
1. Đại não hoạt động mạnh hơn
Khi chúng ta dùng sức để đứng dựa vào tường, cột sống sẽ chịu một kích thích nhất định. Mà dây thần kinh cột sống và dây thần kinh đại não lại nối với nhau. Do đó khi bạn kích thích vào dây thần kinh cột sống bạn sẽ kích thích được đến cả dây thần kinh đại não, từ đó kích thích đại não khiến nó có sức sống hơn.
2. Vai gáy được thả lỏng
Hiện nay người sử dụng máy tính và điện thoại ngày càng nhiều, đau mỏi vai gáy trở thành căn bệnh phổ biến ở nhiều người. Đứng dựa vào tường có thể nhờ vào mặt tường khiến cho các xương cổ được thả lỏng, đồng thời làm giảm cơn đau ở vai gáy.
3. Cột sống đứng thẳng
Nếu khi đứng dựa vào tường bạn cảm thấy phần lưng rất khó chịu điều đó chứng tỏ xương của bạn đã bị biến dạng. Đứng dựa vào tường có thể đảm bảo cho cột sống ở trạng thái thẳng đứng, bảo đảm cho cơ thể luôn thẳng, đề phòng bệnh vẹo cột sống, có lợi ích cho việc uốn nắn dáng đứng.
4. Quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn
Đứng dựa vào tường có thể khiến cho phần khoang ngực bao quanh phổi hoạt động một cách thuận lợi, khiến cho cơ thể tràn đầy oxy, cải thiện chức năng trao đổi chất.
5. Gầy hơn
Đứng dựa vào tường là một loại hình vận động phản trọng lực của các cơ. Nếu giữ cơ thể ở trạng thái đứng thẳng sẽ khiến cơ bắp trên toàn cơ thể kháng trọng lực, từ đó giúp tiêu hao calo, giúp cơ thể chắc khỏe, đạt được hiệu quả giảm béo. Không chỉ giảm phần bụng mà phần chân, cổ và mặt đều nhỏ lại.
6. Phòng chống táo bón
Đứng dựa vào tường sẽ khiến cơ thể bạn phải chọn cách hô hấp bằng bụng, việc này khiến tăng cường hoạt động của các cơ quan trong bụng, cải thiện tuần hoàn máu của hệ tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa, phòng ngừa bệnh táo bón, đồng thời có ích cho việc thải độc của cơ thể.
Tư thế đứng dựa vào tường chính xác nhất là như thế nào? Bạn đã đứng đúng chưa?
Tư thế đứng dựa vào tường chính xác nhất đó là phần sau đầu, xương bả vai, phần mông, bắp chân, gót chân phải tiếp xúc khít với tường. Đồng thời thu gọn phần bụng và mông, mắt nhìn về phía trước, duy trì hô hấp ở mức cân đối.
Phải chú ý, trong quá trình hô hấp, phần ngực giữ nguyên không di chuyển, khi hít vào giãn phần bụng về phía ngoài hết cỡ, khi thở ra thu bụng về phía trong hết cỡ. Khi mới bắt đầu sẽ đứng khoảng 5 phút, sau đó dần dần kéo dài thêm thời gian. Nếu không có tường thì bạn có thể đứng dựa vào một cây cột.
Đứng dựa vào tường là động tác nhìn có vẻ đơn giản, nhưng nếu bạn có thể kiên trì tập luyện thì bạn sẽ thu được những kết quả bất ngờ. Việc vận động, quan trọng là ở chỗ kiên trì! Đừng dễ dàng từ bỏ, bất kể là bạn có bận đến đâu, mỗi ngày đều phải bỏ ra một chút thời gian để tập động tác này. Bởi vì sức khỏe là của bạn, chỉ khi có được một sức khỏe tốt thì ta mới có càng nhiều thời gian để phấn đấu cho những mục tiêu khác.
Sau 5 phút thức dậy, cơ thể xuất hiện tín hiệu này chứng tỏ bạn đang mắc bệnh nguy hiểm
Trong khoảng 5 phút đến 10 phút sau khi tỉnh dậy buổi sáng sớm, thông thường cơ thể sẽ đưa ra 6 tín hiệu ám thị 6 loại bệnh: bệnh mạch vành tim, tiểu đường, mỡ máu, v.v.
Những “tín hiệu phòng bệnh này” nhất định bạn phải cảnh giác để phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm!
1. Sau khi tỉnh dậy thấy đói, tâm hồi hộp lo sợ
Khoảng thời gian từ 4 ~ 5 giờ sáng sau khi tỉnh dậy thường thấy đói, tâm hồi hộp lo sợ, toàn thân không có sức, nhưng sau khi ăn gì đó thì thấy đỡ hơn, lúc này bạn cần phải cẩn thận. Đây là cảnh báo về đường huyết, nếu tình hình này tiếp tục tái diễn trong thời gian dài, thì cần đến bệnh viện kiểm tra bệnh tiểu đường, để sớm phòng tránh.
Bệnh tiểu đường thời kỳ đầu có thể ăn nhiều các loại thực phẩm họ đậu, các loại đậu chứa nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Sau khi dậy tay chân tê bì
Người bị tiểu đường, thiếu máu não sẽ xuất hiện hiện tượng chân tay tê bì, nếu như thường xuyên bị như thế này, bạn nhất định cần phải cảnh giác và sớm kiểm tra và có phương hướng điều trị.
3. Sáng thức dậy toàn thân toát mồ hôi
Theo đông y: người có dương khí hư nhược, khi ngủ thường hay toát mồ hôi. Buổi sáng khi tỉnh dây, toàn thân toát mồ hôi, thông thường là dương khí hư nhược, dễ bị cảm lạnh, do đó cần phải nâng cao khả năng miễn dịch.
Nhóm người có triệu chứng này, bình thường cần ăn nhiều củ từ, trứng gà; mùa đông có thể tẩm bổ bằng thịt dê, long nhãn.
4. Đầu choáng váng và đau
Sau một đêm ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy tràn trề sinh lực, nhưng đối với những người sau khi tỉnh dậy có cảm giác đầu nặng và choáng váng, hoa mắt, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, thì rất có khả năng là dấu hiệu báo trước của chứng mỡ máu, xơ cứng động mạch.
Người bị cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao, có thể ăn sắn dây hàng ngày bằng cách nấu súp, nấu cháo, sắn dây có tác dụng rất tốt đối với tim mạch.
5. Sau khi tỉnh dậy phù thũng
Thông thường, nơi bị phù thũng khác nhau sẽ cho thấy những tín hiệu bệnh tật khác nhau. Người trung, lão niên có sự trao đổi chất chậm, để tránh hiện tượng sưng nước, trước khi ngủ không nên uống quá nhiều nước.
– Mắt sưng: tim có vấn đề
Phần mặt từ mắt trở xuống rất lỏng, nhão, thông thường sẽ không dễ xuất hiện tình huống phù lên, nếu buổi sáng sau khi tỉnh dậy một lúc mà mắt vẫn thấy sưng, thì cần xem lại tim có xuất hiện vấn đề gì không.
– Toàn thân sưng phù: thận có vấn đề
Cơ thể sưng phù trong thời gian dài mà không thuyên giảm thì nhất định phải cảnh giác, cần phải kịp thời đến gặp bác sĩ để khám, kiểm tra bệnh về thận, tránh bệnh tình phát triển.
6. Các khớp cứng
Nhiều lúc, tỉnh dậy thấy các khớp tự nhiên cứng đờ. Nhưng khi hoạt động, lại cảm thấy đỡ, vì vậy nhiều người không chú ý đến điều này.
Thực ra, khớp bị cứng có nghĩa là bạn có thể đã bị viêm khớp. Thời kỳ đầu, chúng ta có thể dùng phương pháp xoa bóp và vận động các khớp, v.v. để chữa trị.
Ngoài ra, một người có cơ thể khỏe mạnh hay không, sức đề kháng mạnh yếu là do rất nhiều nhân tố như di truyền, ăn uống, sở thích, tập quán, tinh thần, môi trường xã hội tổng hợp và phát huy tác dụng.
Những thói quen tốt giúp bạn sống khỏe mạnh mỗi ngày
30 phút tập thể dục
49% người Mỹ nói rằng họ chơi thể thao nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục có thể cải thiện đáng kể chỉ số cân nặng và giúp bạn luôn cảm thấy tràn đầy sinh lực.
Uống nhiều nước và có kế hoạch ăn uống hợp lý
Việc lên kế hoạch trước mỗi bữa ăn giúp bạn có những lựa chọn các món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho các bữa ăn nhẹ với bữa ăn chính.
53% người Mỹ cho biết rằng họ luôn tăng cường lượng hoa quả, rau xanh để có những bữa ăn giàu dinh dưỡng.
Uống nước lọc thay vì uống các loại nước ngọt có đường, nước hoa quả trong ngày giúp cơ thể giữ nhiệt tốt, các khớp được tăng cường chất nhờn và được bôi trơn, bảo vệ tủy sống và các mô nhạy cảm, đồng thời, giúp ngăn ngừa tăng cân.
Vận động trong những lúc giải lao
Công việc có thể bận rộn nhưng,những việc đơn giản như hít thở thật sâu, đi bộ, các động tác co duỗi chân tay cũng làm giảm căng thẳng, tâm trí được thoải mái. Khi bạn hiểu mình cần làm gì khiến tâm trạng thoải mái nhất, bạn sẽ cảm thấy hài lòng trong công việc và học tập.
Thói quen của bản thân và thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Hãy cố gắng tự tạo cho mình thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, hoặc thiết lập thời gian biểu giúp bạn có buổi tối nghỉ ngơi, thư thái nhất có thể: hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất một giờ đồng hồ trước khi đi ngủ, chắc chắn bạn sẽ có buổi đêm ngon giấc.
Vui sống chan hòa với mọi người
Những mối quan hệ lành mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe con người.
Một vài hoạt động thực tế như: một nhóm bạn có thể cùng nhau tổ chức những cuộc đi bộ hằng tuần, lên ý tưởng cho cuộc thi tái chế đồ dùng xung quanh những nơi mình sinh sống, thăm hỏi họ hàng, tham dự các sự kiện thể thao, những chương trình tình nguyện, tham dự các cuộc họp ở khu dân cư, thực hiện khu vườn xanh ở địa phương…
Việc thay đổi những thói quen nhỏ nhặt hằng ngày có thể giúp ích lâu dài cho sức khỏe mỗi chúng ta.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!