GS Vạn Thừa Khuê: Ăn tối kiểu này tàn phá sức khỏe, 10 hậu họa đều là bệnh thời đại, nan y!
Giáo sư Vạn Thừa Khuê cho rằng, ăn tối quá no, ăn tối sai cách chính là một dạng tự phá hoại sức khỏe. Nếu để bụng đói một chút, chính là cách chăm sóc bản thân tốt nhất.
Mãi mãi tuổi 35, phương châm sống trẻ mãi không già
Giáo sư Vạn Thừa Khuê là một danh y xuất sắc của Bộ y tế TQ. Với những thành tựu nổi bật trong suốt cuộc đời cống hiến cho y học, ông đã vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín trong và ngoài nước. Trong đó, Quỹ Hòa bình Thế giới cũng đã trao giải Thầy thuốc ưu tú cho ông.
Hiện nay, dù đã 84 tuổi nhưng ông vẫn chăm chỉ làm việc, viết sách báo, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Những bài phát biểu của ông luôn được công chúng quan tâm và đón nhận đặc biệt. Vì vậy, mỗi lần xuất hiện, ông thường được gọi với cái tên “Thầy thuốc thân thiết của thanh niên” hay “Vệ sĩ sức khỏe của tuổi trung cao niên”.
Một trong những thông điệp quan trọng của giáo sư Khuê chính là: Hãy nghĩ bạn còn trẻ thì bạn sẽ cảm thấy khỏe. Thời điểm ông 70 tuổi, mỗi lần gặp ai phỏng vấn, hỏi ông bao nhiêu tuổi, ông đều dùng đúng một câu để trả lời, đó là tôi 35 tuổi và cười vui vẻ.
Trên thực tế, ông cho biết dù tuổi đã cao, nhưng các chỉ số khám sức khỏe đều rất tốt, huyết áp, mỡ máu, nhịp tim và các cơ quan nội tạng khác đều duy trì mức hợp lý, an toàn.
Theo ông, điều kiện để có sức khỏe và tuổi thọ có tới 60% là phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Vì sao giáo sư Khuê có thể duy trì được thể trạng khỏe mạnh như vậy? Dưới đây chính là đáp án!
Buổi tối đừng ăn nhiều, đói một chút có thể tránh nhiều loại bệnh
>>> Sâm Hàn Quốc – món quà tặng sức khỏe mang nhiều ý nghĩa, thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp
Giáo sư Khuê nhấn mạnh. Bữa tối ăn ít quý giá như uống thuốc bổ dạ dày miễn phí. Ăn bữa tối quá no là một cách tự “gây họa” cho chính mình.
Những bí quyết chăm sóc sức khỏe theo phương châm “Mãi mãi tuổi 35” của giáo sư Khuê được rất nhiều người quan tâm theo đuổi. Ông từng có bài viết “Đừng ăn tối quá no, đói có thể điều trị bách bệnh” gây tiếng vang lớn trong cộng đồng.
Ăn tối quá no, là một trong những nguyên nhân gây bệnh rất lớn cho cơ thể, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc có bệnh rồi chữa mãi không khỏi.
Có nhiều người nghĩ rằng, buổi tối đói thì nên ăn thêm để bổ sung dinh dưỡng. Nhưng thực tế nghiên cứu lâm sàng cho thấy, buổi tối nên để đói bụng mới là cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn.
Ở góc nhìn Đông y cũng như nhà Phật đều khuyên, quá trưa thì nên ăn ít đi. Quá trưa nghĩa là sau 13h, cơ thể không cần phải bổ sung năng lượng quá nhiều.
Vậy đói quá phải làm sao? Tất nhiên ăn ít không có nghĩa là để bụng rỗng. Thay vào đó, có thể ăn hoa quả, uống sinh tố, ăn những món có năng lượng thấp. Không ăn tối nhiều không phải là tiết kiệm thức ăn mà là để dưỡng sinh.
Nếu không ăn tối sẽ rất đói, nhưng có thể uống nước. Vì thế dù ăn tối ít, rồi uống thêm nước hay ăn các món ăn nhẹ như rau quả cũng có thể duy trì sức khỏe bình thường.
Có một điều chúng ta ít để ý, là cảm giác đói chỉ xuất hiện một lát, sau đó sẽ không đói nữa. Khi đó, chính là lúc cơ thể lấy lượng mỡ dư thừa để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thay thế thực phẩm chúng ta ăn vào. Bạn sẽ dần dần mảnh mai nếu áp dụng cách này. Đó cũng chính là lý do bạn được khuyên là nên ăn ít.
Dùng não để ăn thì mới khỏe mạnh
Khỏe mạnh phải bắt đầu từng ngày một, chứ không phải ngồi tưởng tượng đến một ngày nào đó bạn bỗng nhiên khỏe lên bất ngờ. Mỗi ngày đều khỏe, tích lũy lại, thì cả đời mới khỏe.
Giáo sư Khuê cho biết: Nếu dựa vào bụng để ăn, tức là thấy bụng vẫn còn có chỗ chứa, thì bạn sẽ no căng bụng. Nếu dựa vào khẩu vị để ăn, bạn sẽ có chút hưởng thụ niềm vui sướng của việc ăn uống, nhưng ngon miệng thì sẽ ăn quá độ. Mà không con miệng thì sẽ bị thiếu dinh dưỡng.
Còn dùng não để điều khiển việc ăn, tức là suy nghĩ nên ăn gì và không nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ, thì đó mới là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe.
Vì sao tôi lại nói ăn cơm thì đừng dùng miệng, mà phải dùng não? Đó là vì tôi muốn nhấn mạnh, ăn được uống được thì không hẳn đã khỏe. Phải ăn đúng uống đúng thì mới khỏe. Ăn uống hồ đồ bừa bãi thì chấp nhận mắc bệnh.
Những nguyên tắc chuẩn mực cần thiết để hỗ trợ sức khỏe
Thứ nhất, phải chú ý ăn cho đúng mỗi ngày 3 bữa. Đúng ở đây hiểu là lành mạnh, khoa học, vừa đủ, cân đối.
Thứ hai, phải ngủ mỗi ngày cho được 8 tiếng. Nếu ít thời gian hơn, phải chú ý ngủ sâu giấc, ngủ thật ngon.
Thứ ba, mỗi ngày phải kiên trì vận động cho được 30 phút. Phải ra mồ hôi. Tập thể dục thể thao nghiêm túc, môn nào cũng được.
Thứ tư, mỗi ngày nên tự tạo niềm vui cho mình, cười cho đủ 30 phút, càng cười, cơ thể càng sinh năng lượng, người càng khỏe mạnh.
Thứ năm, dù có bận gì, mỗi ngày cũng cố đại tiện tối thiểu 1 lần. Nhiều người chỉ chú ý đến “đầu vào” tức là ăn uống, mà không chú ý đến “đầu ra”. “Vào – ra” là quy trình tự nhiên, buộc phải đều đặn. Ách tắc chính là bệnh, không đại tiện sẽ tích trữ phân, làm cho phân cứng, gây táo bón, từ đó sinh ra nhiều bệnh.
Thứ sáu, nhất định phải duy trì mối quan hệ tốt với chồng/vợ của mình. Mỗi ngày nên cố gắng nói cho được ít nhất 3 câu nói mà người ấy muốn nghe nhất.
Không có quan hệ tốt với vợ, đàn ông sẽ không thể làm nên công trạng gì. Đương nhiên, mọi bà vợ cũng đều nên dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho chồng mình. Quan hệ gia đình không tốt cũng là nguyên nhân khiến bạn thiệt thòi đủ thứ.
Thứ bảy, không hút thuốc, không uống rượu, nếu rảnh lúc nào, hãy nên đi bộ lúc đó.
Nếu thực hiện được những điều này, đều đặn, hãy thử so sánh bạn với những người khác, để cảm giác rõ hơn những lời khuyên này quan trọng hay không.
Nên ăn tối thế nào cho đúng?
Nên ăn ít khoảng “lưng lửng bụng” cỡ 70% no. Người thừa cân thì ăn càng ít càng hiệu quả hơn trng việc khống chế cân nặng.
Thực phẩm dễ tiêu hóa, có năng lượng thấp, ít dầu mỡ.
Ăn trong khoảng thời gian trước 7h tối hoặc ăn trước giờ đi ngủ 3 tiếng.
Ăn xong không nên vận động ở mức độ cao.
Không ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm. Nên chờ sau đó ít nhất 30 phút.
10 loại bệnh phát sinh nếu ăn tối quá no hoặc quá muộn theo ý kiến của 3 chuyên gia:
– Tiến sĩ Cổ Khải, Phó trưởng khoa tiêu hóa BV Triều Dương Bắc Kinh (TQ)
– Bác sĩ Ngô Hy, Trưởng khoa nội tiết, BV Hoa Sơn (TQ)
– Bác sĩ Đồng Bằng, Trưởng khoa nội bệnh viện Hàng không (TQ)
- Đau dạ dày
- Xơ cứng động mạch
- Béo phì
- Ung thư ruột kết
- Bệnh tim mạch vành
- Bệnh tiểu đường
- Viêm tụy
- Rối loạn chuyển hóa
- Trào ngược dạ dày
- Kích hoạt trầm cảm
*Theo Health/Dưỡng sinh