‘Thần dược’ tốt hơn cả sâm: Tối ngủ ăn củ cải, sáng dậy ăn gừng

Đông y cho rằng: buổi tối là thời điểm dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn củ cải là một thượng sách, trong khi đó sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm.

Gừng tính nóng và cay, còn củ cải tính lạnh. Đây đều là hai nguyên liệu nấu ăn quen thuộc và bổ dưỡng, Tây y và Đông y cũng coi chúng như loại thần dược có thể hỗ trợ, trị nhiều chứng bệnh.
Tuy nhiên, hai loại củ “đại bổ” này không phải ăn lúc nào cũng có lợi với cơ thể.

Đi ngủ củ cải

Đông y cho rằng: buổi tối là thời điểm dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn củ cải là một thượng sách.

Bởi củ cải có tính lạnh giúp hạ hỏa, thanh nhiệt. Không chỉ vậy, loại củ này còn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giảm đầy bụng, nhuận hầu (tốt cho cổ họng).

Củ cải trắng vốn được giới y học coi như nhân sâm trắng. Trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc hỗ trỡ và chữa trị các bệnh được chế biến từ loại củ này.

Với những công dụng trên, củ cải chính là lựa chọn hoàn hảo vào cuối ngày để bạn kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi với những giây phút thư thái và thoải mái nhất.

Khi dùng củ cải trắng cần tránh dùng chung với các loại thực phẩm sau đây, nếu không sẽ rất nguy hại:

Củ cải trắng với lê, táo nho

Nếu sử dụng chúng thường xuyên với nhau, hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng.

Nhân sâm kỵ củ cải trắng

Nhân sâm và củ cải trắng sẽ mất hết chất bổ dưỡng khi kết hợp cùng nhau
Nhân sâm và củ cải trắng sẽ mất hết chất bổ dưỡng khi kết hợp cùng nhau

Theo Đông y, củ cải tính hàn, hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu với nhau. Do đó, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ lợi ích nào từ nhân sâm khi sử dụng chúng với nhau.

Cà rốt kỵ với củ cải

Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này, do đó, khi sử dụng chúng với nhau, chẳng khác nào bạn đang tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào trong cơ thể.

Uống thuốc không nên ăn củ cải

Tương tự như nhân sâm, công dụng của thuốc sẽ bị giảm phần “công lực” khi bạn ăn củ cải. Do đó, hãy loại bỏ củ cải trắng trong thực đơn dinh dưỡng dưỡng bệnh nhé.

Củ cải kỵ nấm mèo đen

Enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong nấm mèo gây nên tình trạng viêm da.

Ngủ dậy ăn gừng

Theo Đông Y nhận định: Gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ, vị có tác dụng tiêu đờm, giải độc, xua tàn hàn khí…

Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn gừng là buổi sáng. Vào khoảng thời gian bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều.

Ăn gừng vào lúc này sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.

Sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín
Sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín

Vì thế người xưa đã đúc kết: “Sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín”.

Còn buổi chiều tối là lúc cần tính âm vượt trội hơn để cả cơ thể lẫn trí não dịu lại, thư giãn và đi vào giấc ngủ.

Việc dùng gừng thời điểm này gây cản trở cơ thể thư giãn và tự phục hồi, thậm chí gây rối loạn cân bằng âm dương và hại cơ thể, hại tim, hại phổi.

Tuy vậy cũng có trường hợp đặc biệt, chẳng hạn nếu vào buổi chiều tối nhưng cơ thể bị nhiễm lạnh, việc dùng gừng lại đem đến lợi nhiều hơn hại…

Theo VTC

*****
*****

Bài thuốc chữa ung thư cứu đời người nghèo chỉ từ 2 vị thuốc đơn giản

Gần đây, có nhiều thông tin về bài thuốc chữa được bệnh ung thư từ 2 vị thuốc bán chi liên và bạch xà thiệt thảo. Thực hư hiệu quả bài thuốc này là mối quan tâm của nhiều người.

Trong xã hội hiện đại, ung thư trở thành mối lo không chỉ của một vài người. Bên cạnh những nghiên cứu của y học hiện đại, việc sử dụng thảo dược để phòng tránh và chữa bệnh ung thư cũng được nhiều người quan tâm.

Gần đây, có nhiều thông tin về bài thuốc có thể chữa được bệnh ung thư từ 2 vị thuốc bán chi liên và bạch xà thiệt thảo. Thực hư hiệu quả bài thuốc này thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người.
1. Bạch xà thiệt thảo

Mô tả:

Bạch xà thiệt thảo còn gọi là cỏ lưỡi rắn trắng, bòi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo, nhị diệp lục. Cây có tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê.

Loại cây này có thân màu nâu nhạt, tròn ở gốc, thân non có bốn cạnh, mang rất nhiều cành. Lá hình mác thuôn, dài khoảng 1,5 – 3,5 cm, rộng 1 – 2 mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, gần như không có cuống.

Hoa bạch xà thiệt thảo mọc đơn độc hoặc từng đôi ở nách lá .Hoa nhỏ có bốn lá đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu.

Quả bạch xà thiệt thảo dạng bế, bầu hạ, còn đài hình cầu hơi dẹt, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh. Cây Bạch hoa xà thiệt thảo thu hái vào mùa hạ, lấy toàn cây rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bạch xà thiệt thảo
Bạch xà thiệt thảo

Công dụng:

Theo Đông y, bạch xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc. Loại cỏ này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, lợi niệu, tiêu ung tán kết.

Bạch xà thiệt thảo có thể trị các chứng sưng đau do các bệnh ung thư và các chứng nhiễm trùng đường tiết liệu, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm gan…, trị ung nhọt, u bướu, sưng nhọt, trị nọc độc của rắn độc cắn.

– Theo y học hiện đại, bạch xà thạch thảo là loại thuốc quý có tác dụng ức chế sự phân chia, sinh sản của các hạch tế bào ung bướu.

Vì thế nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh u bướu, tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống chọi với khối u và ngăn ngừa biến chứng của khối u.

2. Bán chi liên:

Mô tả:

Bán chi liên còn gọi là nha loát thảo, tinh dầu thảo, hiệp diệp, hàn tín thảo, hoàng cầm râu…

Đây là loại cây cỏ đa niên thân 4 góc, bò ở gốc, mảnh ở ngọn, cao khoảng 0,15 đến 0,2m.

Lá bán chi liên mọc đối, lá trên không cuống, lá dưới có cuống mảnh, phiến lá hình trứng hẹp đến hình mũi mác, dài 1-2cm.

Bán chi liên ra hoa vào mùa xuân, thường sống ở 2 bên bờ ruộng, rãnh nước, nơi ẩm thấp gần nước.

Loại cây này có ở miền Bắc nước ta.

Bán chi liên
Bán chi liên

Công dụng:

Theo Đông y, bán chi liên có vị hơi đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm đau, chống khối u tân sinh.

Thường được sử dụng trong các trường hợp: áp-xe phổi (lao phổi xơ), viêm ruột thừa; viêm gan, xơ gan cổ trướng, khối u tân sinh.

3. Một số kinh nghiệm dùng bán chi liên và bạch xà thiệt thảo trị các loại ung thư:

Bạch xà thiệt thảo và bán chi liên cho được y học cổ truyền sử dụng để chủ trịc ác bệnh ung thư từ rất lâu. Ngày nay, một số viện y học dân tộc cũng lấy đây làm 2 vị thuốc chủ lực trong các bài thuốc chữa ung thư.

Tuy nhiên, ung thư có rất nhiều dạng, nhiều vị trí, thể tạng của người bệnh cũng rất khác nhau. Vì thế khi sử dụng 2 vị thuốc này, thầy thuốc thường chẩn bệnh và bốc theo tình trạng bệnh của mỗi người.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa các chứng ung thư sử dụng 2 vị thuốc chủ đạo là bán chi liên và bạch xà thiệt thảo được Lương y Hoàng Duy Tân viết trên báo Sức khỏe và đời sống:

– Ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, bán biên liên tươi 60g. Sắc uống. Giã nát đắp lên nơi đau

– Ung thư phổi, ung thư trực tràng thời kỳ đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 60g, ngày 1 thang. Sắc uống.

– Ung thư phổi:

+ Bạch hoa xà thiệt thảo, bạch mao căn đều 160g tươi. Sắc uống với nước đường.

+ Bạch hoa xà thiệt thảo 50g, bán chi liên, sa sâm, hoài sơn, ngư tinh thảo đều 30g, thiên môn, mạch môn, xuyên bối mẫu, tri mẫu, a giao, tang diệp đều 9g, phục linh 12g, sinh địa 15g, tam thất, cam thảo đều 3g.

Ngày 1 thang sắc uống (sa sâm bạch liên thang).

– Ung thư mũi họng: Bạch hoa xà thiệt thảo, tử thảo, đan sâm đều 30g, bán chi liên, dã bồ đào căn đều 60g, can thiềm bì, cấp tính tử đều 12g, thiên long, bán hạ, cam thảo đều 6g, mã tiền tử 3g. Sắc uống.

– Ung thư xoang hàm trên: Bạch hoa xà thiệt thảo, thạch kiến xuyên, hoàng cầm, bán chi liên, sinh địa, huyền sâm, mẫu lệ (sống) đều 30g, sa sâm, bồ công anh, đại hoàng đều 10g, bạc hà, cúc hoa đều 5 – 10g. Sắc uống.

– Ung thư mũi họng, hạch lymphô cổ to, mũi tắc chảy nước mũi có máu, ho, đờm nhiều, liệt mặt, chất lưỡi tối hoặc đen xạm, rêu dày nhớt, mạch huyền hoạt:

Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, bạch mao căn, hoàng cầm, liên kiều, bạch cương tàm, hạ khô thảo, triết bối mẫu, thất diệp nhất chi hoa, thổ phục linh, hoàng dược tử đều 12g.

Bán hạ chế gừng, nam tinh lùi, đại kế, tiểu kế đều 8g, bạch anh, đào nhân, ý dĩ, đông qua nhân đều 10 – 16g.

Ngày 1 thang sắc uống.

– Ung thư thực quản, nuốt khó, lưng ngực đau bỏng rát, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch huyền tế sác:

Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, sinh địa, bắc sa sâm, nam sa sâm đều 16g, huyền sâm, mạch môn, đương quy, bồ công anh, tỳ bà diệp tươi, lô căn tươi đều 20g, chi tử, bạch anh, hạ khô thảo đều 12g, hoàng liên 8 – 10g.

Sắc uống ngày 1 thang.

– Ung thư gan:

+ Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 20g, tiểu kim bất hoán, kê cốt thảo đều 15g. Ngày 1 thang sắc uống.

+ Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, chó đẻ răng cưa 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.

– Ung thư dạ dày, trực tràng, thực quản, cổ tử cung và các bệnh u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, bạch anh, đông quỳ, bán biên liên, trương ương đều 30g. Ngày 1 thang sắc uống.

– Ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g. Sắc uống ngày một thang.

– Ung thư tuỵ: Bạch hoa xà thiệt thảo, thiết thúc diệp, mẫu lệ nung đều 30g, hạ khô thảo, hải tảo, hải đới, đảng sâm, phục linh đều 15g, lậu lô, đương quy, xích thược, bạch truật đều 12g, đan sâm 18g, xuyên luyện tử, uất kim đều 9g. Sắc uống.

– Ung thư bàng quang: Bạch hoa xà thiệt thảo, long quý, xà môi, bạch anh, hải kim sa, thổ phục linh, đăng tâm thảo, uy linh tiên.

– Ung thư bàng quang, trong nước tiểu có máu, tiểu tiện khó, đau tức ở bụng dưới, nước tiểu vàng, rêu lưỡi nhớt khô, mạch huyền hoạt sác:

Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 15g, bạch anh, thổ phục linh, long đởm thảo, chi tử sao, hoàng cầm, sài hồ, sinh địa, xa tiền thảo, trạch tả đều 12g, mộc thông, biển súc, cù mạch đều 10g, hoạt thạch 20g.
– Ung thư cổ tử cung: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, côn bố, hải tảo, đương quy, tục đoạn đều 24g, toàn yết 6g, ngô công 3 con, bạch thược, hương phụ, phục linh đều 15g, sài hồ 9g. Sắc uống.

– Ung thư cổ tử cung do thấp nhiệt độc thịnh: Bạch hoa xà thiệt thảo, thổ phục linh đều 30g, bán chi liên, thảo hà xa đều 15g, sinh ý dĩ 12g, thương truật, biển súc, xích thược đều 9g, hoàng bá 6g.

– Ung thư cổ tử cung do can thận âm hư: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, thảo hà xa, hạn liên thảo, hoài sơn đều 15g, sinh địa 12g, tri mẫu, trạch tả đều 9g, hoàng bá 5g.

– Ung thư tiền liệt tuyến:

Bạch hoa xà thiệt thảo, thổ phục linh, xuyên sơn giáp, sinh hoàng kỳ đều 15g, đảng sâm, tiên linh tỳ, kỷ tử, hà thủ ô chế, ngưu tất, thất diệp nhất chi hoa, bạch thược đều 12g.

Nhục thung dung, ba kích, đại hoàng chế, tri mẫu, chích cam thảo đều 6g, hoàng bá sao 10g.

Sắc uống.

– Ung thư xương:

Bạch hoa xà thiệt thảo, địa miết trùng, đương quy, từ trường liễu đều 10g, phòng phong, chích cam thảo đều 6g, ngô công 3g, đảng sâm, hoàng kỳ đều 12g, thục địa, kê huyết đằng đều 15g, nhũ hương, một dược đều 9g.

Ngày 1 thang sắc uống.

– Bột chống ung thư: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán biên liên, hoàng kỳ, đương quy. Bột có tác dụng chống ung thư, giải độc, bổ thận nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.

4. Hiệu quả thực tế của bài thuốc:

– Theo lương y Hoàng Duy Tân, phương thuốc này chủ trị được rất nhiều bệnh ung thư như đã kể trên. Thực tế điều trị cho thấy, các bệnh đáp ứng rất tốt với thuốc và có thể chữa khỏi là các bệnh ung thư dạ dày, ruột, gan, tử cung, vú, não…

Đặc biệt, với bệnh ung thư ruột và dạ dày chỉ cần uống từ 4-5h là có thể cảm nhận được hiệu quả.

– Sau khi uống thuốc nếu thấy đại tiểu tiện có máu, mủ bài tiết ra, đó là dấu hiệu tốt (đối với người bị bệnh nặng).

Đối với người bị bệnh nhẹ sẽ không thấy có máu mủ bài tiết ra ngoài nhưng sẽ thấy trong người khỏe hẳn ra. Có thể uống thuốc này từ 3 tới 4 tháng mới khỏi hẳn.

5. Những lưu ý khi sử dụng bạch xà thiệt thảo và bán chi liên phòng và chữa bệnh ung thư:

– Nên uống thuốc vào lúc đói, trước bữa ăn 1h hoặc sau bữa ăn 2h để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Mỗi thang thuốc nên sắc theo đúng hướng dẫn của thấy thuốc, sắc 2 lần để lấy thuốc uống. Để tận dụng hết dưỡng chất của thuốc, nên sắc thêm lần thứ 3 với nhiều nước để uống hàng ngày.

– Có thể phòng bệnh bằng cách uống mỗi tháng một lần.

– Khi uống cần kiên trì và cần làm các xét nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của thuốc.

– Phụ nữ có thai không được dùng thuốc.

Theo Đại Lộ

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.