Đứng bằng 1 chân và đếm nhẩm từng giây, bạn sẽ bất ngờ với kết quả thu được!
Đứng bằng 1 chân không chỉ là một bài tập sức khỏe bình thường mà còn có thể tiết lộ nhiều thông tin bất ngờ về sức khỏe.
Để xác định tuổi thật của một con người không phải là chuyện đơn giản. Bởi tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể.
Thực tế cho thấy, nhiều người đang ở độ tuổi 20 nhưng sức khỏe lại yếu không khác gì một người vừa bước sang tuổi trung niên. Ngược lại, nhiều bậc cao nhiên, cơ thể lại khỏe mạnh như mới đôi mươi.
Dưới đây là cách tính tuổi thật, hay còn gọi là tuổi sinh học của cơ thể. Bạn hãy thực hiện ngay, để còn điều chỉnh lối sống trước khi quá muộn.
1. Bộ máy tiền đình
Nhắm mắt thật chặt và đứng bằng 1 chân, chân kia cách mặt đất khoảng 20 cm. Bạn giữ được tư thế này trong bao lâu?
- Từ 30 giây trở lên: Bộ máy tiền đình của bạn 20 tuổi.
- 20 giây: 40 tuổi.
- 15 giây: 50 tuổi.
- Ít hơn 10 giây: 60 tuổi hoặc già hơn.
Năm 2014, các nhà khoa học Nhật Bản công bố kết quả nghiên cứu cho thấy nếu 1 người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân ít nhất 20 giây là dấu hiệu bạn sẽ có khả năng cao bị đột quỵ.
2. Tim
Để muốn biết tim khỏe hay không, bạn hãy đo nhịp tim lúc đứng yên, rồi làm 20 động tác gập bụng với tốc độ nhanh. Và cuối cùng là bạn kiểm tra nhịp tim, để tính xem nhịp tim đã tăng lên bao nhiêu.
- Tăng đến 10 nhịp: Tim bạn 20 tuổi.
- 10-20 nhịp: 30 tuổi.
- 20-30 nhịp: 40 tuổi.
- 30-40 nhịp: 50 tuổi.
- Từ 40 nhịp trở lên: tim 60 tuổi.
- Không thể hoàn thành: 70 tuổi.
3. Hệ thần kinh
Để làm bài kiểm tra này, bạn cần sự trợ giúp của một người khác. Nhờ người đó cầm thước kẻ 50 cm bằng ngón cái và ngón trỏ ở đúng vạch 50 cm theo chiều thẳng đứng.
Đặt tay của bạn cách khoảng 10 cm phía dưới thước.
Khi người đó thả tay, bạn hãy dùng ngón cái và ngón trỏ để bắt lấy thước ngay. Nào, hãy nhìn xem tay bạn chạm được vào vạch nào?
- 20 cm: Hệ thần kinh của bạn 20 tuổi.
- 25 cm: 30 tuổi.
- 35 cm: 40 tuổi.
- 45 cm: 60 tuổi.
- Không thể bắt được thước kẻ: 70 tuổi.
4. Mạch máu
Dùng ngón cái và ngón trỏ véo da mu bàn tay trong 5 giây. Bạn sẽ thấy một đốm trắng xuất hiện. Tiếp đó hãy đếm thời gian cần thiết để vùng da đó trở về màu da như cũ.
- Dưới 5 giây: Mạch máu của bạn 30 tuổi.
- 8 giây: 40 tuổi.
- 10 giây: 50 tuổi.
- 15 giây: 60 tuổi.
- Nhiều hơn 15 giây: 70 tuổi.
5. Khớp
- Đưa 1 tay ra sau lưng, tay còn lại giơ lên cao, sau đó gập ra phía sau lưng và đan các ngón tay vào nhau.
- Nếu bạn thực hiện dễ dàng: Khớp xương của bạn 20 tuổi.
- Đầu ngón tay chỉ chạm một chút vào nhau: 30 tuổi.
- Rất khó để đưa hai tay chạm vào nhau: 60 tuổi.
- Không thể đưa hai tay chạm vào nhau: Già hơn 60 tuổi.
6. Hệ hô hấp
Thắp một cây nến và thử xem khoảng cách tối đa bạn có thể tắt nó chỉ với một hơi thổi.
- 1 m: Phổi của bạn 20 tuổi.
- 80-90 cm: 30 tuổi.
- 70-80 cm: 40 tuổi.
- 60-70 cm: 50 tuổi.
- 50-60 cm: 60 tuổi.
- Dưới 50 cm: 70 tuổi và già hơn.
Kết luận: Sau khi thực hiện xong các bài kiểm tra trên, bạn hãy cộng tất cả số tuổi, rồi chia trung bình cho số bài kiểm tra đã thực hiện. Giờ bạn đã biết chính xác tuổi sinh học của cơ thể rồi nhé!
Theo Brightside