Đau lưng dai dẳng hoài không hết – sử dụng ngay phương pháp này sẽ khỏi ngay tức khắc
Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Một số cách trị bệnh bằng đậu đen:
Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.
Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.
Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.
Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.
Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.
Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.
Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 – 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.
Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống trong ngày.
BS. HOÀNG TRUNG
Lá dâu tằm, chiếc lá nhỏ làm thay đổi lịch sử thế giới y học
Nhiều sách sử ghi lại một loài cây có khả năng chữa rất nhiều bệnh tật, nhưng qua tìm hiểu và quan sát điều khiến nhiều người ngạc nhiên đó chính là cây dâu tằm.
Chiếc lá nhỏ ghi dấu lịch sử
Lý do để thế giới gọi dâu tằm với cái tên “oách” như vậy là vì nó vốn được trồng để làm thức ăn cho nghề nuôi tằm, một nghề phổ biến ở hầu hết các vùng dân cư ven sông ở nhiều nước trên thế giới.
Cũng nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, sự kiện lịch sử “con đường tơ lụa” cổ xưa hình thành và đây chính là dấu mốc quan trọng để thay đổi thế giới. Mọi hoạt động giao lưu Đông-Tây, hình thức kinh doanh, buôn bán xuyên lục địa mới ra đời.
Ngoài ý nghĩa lịch sử lớn lao đó, dâu tầm có những đóng góp quan trọng nhưng lặng lẽ trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực y học, dược liệu.
Lá dâu không chỉ làm thức ăn cho tằm, mà đây còn là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong nhiều bài thuốc đông y. Trong những cuốn sách Đông y từ xưa ghi lại rằng, lá dâu có vị ngọt và đắng, tính hàn, có tác dụng bổ phổi và thanh lọc gan rất tốt.
Trong các tài liệu Đông y cũng nhấn mạnh rằng, lá dâu tằm có tác dụng làm tản nhiệt, trừ phong, thanh lọc phổi, điều hòa gan, làm sạch gan sáng mắt, lọc máu cầm huyết, trị chóng mặt, nhức đầu, mắt đỏ mờ.
Lá dâu được lựa chọn thời điểm vào cuối mùa thu khi lá già sẫm, sương rơi dày là tốt nhất.
Theo các chuyên gia Đông y khoa Mắt, BV Hạ Môn (TQ), lá dâu tằm có thể là dược liệu tốt trong việc điều trị bệnh mệt mỏi mắt, mờ mắt của dân công sở suốt ngày nhìn vào màn hình máy tính.
Những bài thuốc đơn giản nhất với lá dâu
Trong bài viết này, nhóm chuyên gia về mắt ở Bệnh viện Hạ Môn (TQ) sẽ giới thiệu các bài thuốc đơn giản nhất từ lá dâu tằm, dễ ứng dụng và phù hợp với nhiều người.
1. Lá dâu tươi
Lá dâu từ xa xưa đã được con người ứng dụng làm thức ăn cho tằm và làm dược liệu. Trong đó, dùng lá dâu rửa sạch, đắp lên mắt rồi nằm yên thư giãn, mang lại tác dụng rất tốt trong việc dưỡng mắt, giảm mệt mỏi mắt và sáng mắt.
2. Lá dâu hấp
Người mắc bệnh thị lực kém, dùng lá dâu rửa thật sạch, sau đó hấp bằng nồi hấp, đắp lá lên mắt và mặt, cách làm này có thể giải tỏa căng thẳng, làm tăng dần thị lực, sáng mắt sau một thời gian thực hiện, làm đẹp mịn da.
3. Lá dâu luộc
Lá dâu tằm rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi như luộc rau, cho thêm 1 chút muối rồi dùng nước đó rửa mặt, vệ sinh mắt, làm cho mắt đỡ mệt mỏi, phòng tránh các bệnh về mắt do lây nhiễm, giảm vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào mắt.
Theo ý kiến của các chuyên gia Đông y, bất kỳ ai gặp vấn đề về mắt đều có thể ứng dụng lá dâu để cải thiện tình trạng bệnh.
Công thức đơn giản nhất là dùng 15-20 gram lá dâu, rửa sạch, cho vào nồi nước nấu như luộc rau, vớt bỏ bã, để nước cho nguội, dùng khăn vải mềm sạch thấm nước đắp lên mắt. Mỗi ngày có thể làm vài ba lần. Thực hiện khoảng 2-3 ngày sẽ thấy rõ kết quả.
4. Nước lá dâu
Uống nước hãm lá dâu (như nước chè) có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim.
5. Hỗn hợp lá dâu
Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối, khuấy đều làm nước uống.
Tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa, mệt mỏi.
Theo methongthai