Dấu hiệu bàn tay cảnh báo bệnh nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua

Bất cứ ai cũng từng trải qua cảm giác bị tê ở ngón tay, bàn tay, đôi khi là bàn chân nhưng mọi người thường bỏ qua mà không biết rằng đôi lúc đó cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chúng ta đang có vấn đề nghiêm trọng.

Tê tay là dấu hiệu để cảnh báo chúng ta cần chú ý tới sức khỏe của mình. (Ảnh: Internet)
Tê tay là dấu hiệu để cảnh báo chúng ta cần chú ý tới sức khỏe của mình. (Ảnh: Internet)

Chúng ta đều ít nhất 1 lần cảm thấy ngón tay thậm chí là cả cánh tay bị tê hoặc đau và thường tặc lưỡi mặc kệ bỏ qua vì nghĩ không có gì nghiêm trọng. Mặc dù hiện tượng này xảy ra chỉ trong thời gian ngắn hoặc là dấu hiệu mệt mỏi thông thường, nhưng đôi lúc đó cũng là dấu hiệu để cảnh báo chúng ta cần chú ý tới sức khỏe của mình. Hãy cùng xem những vị trí đau trên bàn tay báo hiệu tình trạng cơ thể của bạn.

1. Cơ thể mệt mỏi quá sức

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biểu hiện: Khi nhấc vật nặng và đặt cổ tay ở các tư thế không thoải mái, chúng ta vô tình gây áp lực lên dây thần kinh nằm gần bề mặt da dẫn đến cảm giác ngứa ran trên bề mặt các ngón tay.

Cách giải quyết: Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc; cũng có thể đi mát-xa thư giãn.

2. Thiếu hụt vitamin

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biểu hiện: Ngón tay trái hoặc ngón chân phải cảm thấy ngứa ran vì thiếu vitamin E1, B1, B6 và B12.

Cách giải quyết: Bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để nắm rõ cơ thể đang bị thiếu hụt những vitamin nào để bổ sung đúng liều lượng bởi nếu lượng vitamin dư thừa cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.

3. Tổn thương cột sống

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biểu hiện: Để nhận biết liệu cột sống của bạn có đang thực sự khỏe hay không, hãy lắng nghe ngón tay út của bàn tay trái. Nếu ngón tay út hoặc ngón tay áp út bị đau, đây là hậu quả việc có quá nhiều áp lực lên cột sống gây tổn hại đến các dây thần kinh này.

Cách giải quyết: Cố gắng tập luyện vươn vai nhiều, hoặc giãn cột sống bằng cách tập yoga, bơi lội, tập gym, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu.

4. Hội chứng ống cổ tay

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biểu hiện: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa thường  cho chúng ta thấy rõ hội chứng ống cổ tay. Do những hành động lặp lại thường xuyên trong công việc hay trong cuộc sống hàng ngày mà dẫn đến dây chằng bị sưng, bàn tay cảm thấy bị tê.

Cách giải quyết: Chăm chỉ luyện tập những bài tập đơn giản nhẹ nhàng để làm căng các khớp ngón tay.

5. Tuần hoàn máu có vấn đề

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biểu hiện: Đầu ngón tay phải có cảm giác tê rần là do bàn tay hoặc vai chịu tổn thương gây áp lực lên bề mặt dây thần kinh, ngoài ra xuất hiện cảm giác đau cũng rất có thể có bệnh tim mạch gây ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của máu.

Cách giải quyết: Chăm đi bộ hoặc tập thể dục để cải thiện mạch máu ở các chi. Nhưng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để sớm có cách điều trị phù hợp.

6. Bệnh tắc nghẽn mạch máu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biểu hiện: Ngón tay bị tê, sau đó thậm chí sẽ lây ra toàn bộ cánh tay. Những người hút thuốc dễ mắc bệnh này, do dòng máu lưu thông bị gián đoạn do nạp quá nhiều nicotin khiến cơ thể thiếu hụt khoáng chất.

Cách giải quyết: Tốt nhất là bạn nên sớm cai thuốc lá.

7. Bệnh tiểu đường

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biểu hiện: Một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường chính là cảm giác ngứa ran lan từ chân đến cánh tay, vì các sợi dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến cơ thể hoặc một số cơ quan có chức năng tuần hoàn máu xuất hiện những trở ngại.

Cách giải quyết: Tiêm isulin đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1. Nếu là bệnh đã chuyển sang tiểu đường tuýp 2 thì cần phải có chế độ ăn uống phù hợp và tốt nhất nên gặp bác sĩ để khám xét chuẩn đoán đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Các biểu hiện ở tay bạn có thể là dấu hiệu của một  số bệnh như trên, chúng ta nên đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng mình có một cơ thể khỏe mạnh.

Nhưng lời khuyên hữu ích nhất cho mọi người là nên tạo cho mình một thể trạng tâm thái tốt nhất, rèn luyện thể chất, luôn bình hòa, thư thái và vui vẻ thì chắc chắn cơ thể sẽ luôn sung sức.

Theo brightside.me

*****
*****

Sáng sớm mỗi ngày kiên trì 30 giây, bài trừ bách bệnh, phục hồi sự khỏe khoắn!

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho mọi người phương pháp luyện tập 3 phút kì diệu nhất của đông y dưỡng sinh. Động tác đơn giản, thực hiện dễ dàng giúp cơ thể bài độc và duy trì sự ổn định, khỏe khoắn.

1. 30 giây massage bụng giải độc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xoa bụng có thể tăng lưu lượng máu ở bụng, cơ trơn cơ ruột, tăng cường hoạt động hệ thống đàn hồi và tuyến dịch limpha trong nội tạng dạ dày. Từ đó tăng cường tiêu hóa, hấp thụ thực phẩm, cải thiện rõ rệt nhu động ruột non ruột già, thúc đẩy bài tiết, phòng và chống bí tiện đối với người già.

Xoa bụng còn có lợi giúp tinh thần thoải mái vui vẻ. Trước khi ngủ ấn xoa vùng bụng, giúp ngủ nhanh, không bị mất ngủ.

Phương pháp massage bụng:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
  1. Đầu tiên massage từ tâm ức xuống dưới, sau đó massage từ hai bên xương sườn hướng về trước và xuống dưới, khi tới chỗ cứng thì xoa tập trung. Phần bụng có 9 đường kinh lạc chủ đạo, massage như vậy có thể gọi là nhất cử lưỡng tiện.
  2. Khi massage phải thả lỏng phần bụng, hô hấp tự nhiên, không thể gò bó bản thân.
  3. Mỗi ngày khi thức dậy buổi sáng massage một lần, buổi tối chuẩn bị đi ngủ massage một lần, bình thường rảnh rỗi cũng có thể massage, không cần tìm huyệt vị.

2. 30 giây quỳ gối

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngồi quỳ thực tế vô cùng có lợi cho hông, có thể trị đau hông. Bởi vì nguyên nhân gây đau hông đa phần là do cột sống không đúng, máu huyết không lưu thông. Như vậy chỉ cần mỗi ngày vào buổi sáng bạn ngồi quỳ 30 giây là sẽ cải thiện được.

Phương pháp ngồi quỳ:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
  1. Hai đầu gối xuống đất, bắp chân áp sát đất, phần trên cơ thể thẳng, mông ngồi trên bắp chân và gót chân, nghiêm trang, mắt nhìn thẳng.
  2. Khi ngồi quỳ không đặt trọng lượng của toàn cơ thể lên trên hai chân, mà dùng các cơ của chân để chống giữ cơ thể, để khoảng cách giữa mông và bàn chân có một khoảng của một tờ giấy.
  3. Khi chúng ta quỳ xuống xương sống thẳng, cảm thấy toàn thân đang nổi nhẹ nhàng, như vậy không chỉ có thể phát triển một tư thế quỳ tốt, nhưng cũng sẽ không làm đau đầu gối của mình.

3. 30 giây kim kê độc lập

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kim kê độc lập là một phương pháp điều hòa sự cân bằng của cơ thể.

Phương pháp này có thể tập trung tinh thần, đưa khí huyết đi khắp cơ thể. Đối với người cao huyết áp, tiểu đường, bệnh đau cổ không có hiệu quả tức thì, còn cải thiện thoái hóa tiểu não, phòng thống phong, tăng đề kháng của cơ thể.

Phương pháp kim kê độc lập:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
  1. Chỉ cần nhắm 2 mắt, hai tay thả tự nhiên sang hai bên, nhấc 1 chân, đứng yên vài phút và quan trọng là không được mở mắt. Như vậy bạn điều hòa cân bằng cơ thể không phải dựa vào sự nhịp nhàng của hai mắt và làm theo mà là thông qua thần kinh đại não mà thực hiện điều hòa cân bằng các cơ quan của cơ thể.
  2. Trên chân người có 6 đường kinh lạc quan trọng, thông qua điều tiết chân, kinh lạc yếu sẽ cảm thấy đau, đồng thời giúp luyện tập, các cơ quan và bộ phận ứng với kinh lạc cũng được điều hòa tương ứng.

Theo Health sina

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.