Chiến thắng ung thư giai đoạn 4 nhờ chế độ dinh dưỡng giàu kiềm

Ngoài bí quyết sống chung với căn bệnh ung thư hiếm gặp suốt 13 năm, nữ nhà văn nổi tiếng Kris Carr còn theo một chế độ dinh dưỡng tuy không mới nhưng cũng chưa thật sự phổ biến.

Năm 2013, Tạp chí uy tín Forbes của Mỹ đã ưu ái dành cho nhà văn-diễn giả này một biệt danh chiến binh ngoan cường và gợi cảm sau 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Ngoài bí quyết chung sống hòa bình với ung thư, Kris còn theo một chế độ ăn tuy không mới nhưng cũng chưa thật sự phổ biến. Đó là chế độ dinh dưỡng giàu kiềm .

Cuộc sống đầy ước mơ trước khi bị mắc ung thư

Kris Carr là một nữ diễn viên trẻ đầy tham vọng, với ước mơ được thủ vai chính trong một vở kịch của nhà viết kịch vĩ đại Arthur Miller và trình diễn trên sân khấu Broadway.

“Tôi luôn bị cuốn vào đám đông và các bữa tiệc. Tôi thích đồ ăn chế biến sẵn hoặc nấu bằng lò vi sóng. Vào cuối ngày, tôi thường uống một chai rượu, hút hết 1 gói thuốc lá và không biết bao nhiêu đồ uống chứa đường khác”, Kris kể lại.

Và cứ thế, lối sống của thành phố New York hào hoáng và sôi động đã cuốn cuộc đời Kris trôi khắp nơi.

Kris Carr với những ước mơ trở thành một diễn viên kịch nổi tiếng.
Kris Carr với những ước mơ trở thành một diễn viên kịch nổi tiếng.

“Vào độ tuổi đẹp nhất của đời người, tôi lại bắt đầu phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe như tiêu hóa không ổn, dị ứng, bệnh eczema, mệt mỏi và trầm cảm”.

Cô đã tự “chẩn đoán và chữa bệnh” cho mình bằng những viên thuốc tự chế, rượu và đàn ông. Nhưng cuối cùng, không thể chịu đựng được các cơn đau nữa, Kris buộc phải khi khám bác sĩ.

Ung thư không phải là sự chấm dứt…

Đúng vào ngày Valentine năm 2003, cuộc đời của Kris Carr đã bước sang một trang khác.

Cô không tin vào tai mình khi bác sĩ kết luận cô bị ung thư nội mạch máu dạng biểu bì, một loại ung thư cực kỳ hiếm gặp và đang tàn phá phổi và gan.

“Năm 31 tuổi, tôi được thông báo bị mắc căn bệnh không có “thuốc chữa”, không thể phẫu thuật và ung thư đã bước vào giai đoạn 4. Với ung thư, không có giai đoạn 5. Tôi thật sự sợ hãi”, Kris nhớ lại.

Các bác sĩ cũng không biết nguyên nhân gây bệnh ung thư ở Kris. Nhưng không chấp nhận số phận, cô đã đi tìm gặp những các bác sĩ chữa ung thư giỏi nhất ở Mỹ.

“Họ không gieo niềm hi vọng cho bạn. Họ nói chính phương pháp hóa xạ trị tàn khốc có thể giết bạn chứ không phải căn bệnh.

Họ cũng cảnh báo các loại thuốc không những không chữa bệnh được mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn”, Kris không bao giờ quên điều đó.

May mắn thay, cô đã gặp được một bác sĩ ở Viện Ung thư Dana Farber (một chuyên gia về ung thư sarcoma, mô liên kết), người hiểu rằng phương pháp tốt nhất là kết hợp truyền thống và hiện đại.

Vì chưa được điều trị gì, các tế bào ung thư vẫn rất “hách dịch”. Ông đã lên phác đồ điều trị cho toàn bộ cơ thể, chứ không phải tập trung vào căn bệnh ung thư.

Và ông đã làm gì? Đưa cho cô một chế độ dinh dưỡng thích hợp, bổ sung có mục tiêu, thủ thuật quản lý căng thẳng và cách yêu thương căn bệnh.

Kris bắt đầu điều trị theo phác đồ của bác sĩ nhưng với một tâm lý lạc quan.
Kris bắt đầu điều trị theo phác đồ của bác sĩ nhưng với một tâm lý lạc quan.

… mà là bắt đầu cuộc sống mới tốt hơn

Từ đó, Kris không còn đổ lỗi cho lối sống thiếu lành mạnh trước đây là nguyên nhân gây ra bệnh và bắt đầu tin rằng rau củ quả xanh, yoga và thực phẩm giàu kiềm chữa được bệnh.

Trong cái rủi lại có cái may. Tuy là loại ung thư hiếm gặp nhưng ung thư nội mạch máu dạng biểu bì lại phát triển chậm hơn so với các căn bệnh ung thư khác.

Vì thế, cô dần dần làm quen với căn bệnh và sống chung với nó như một người bạn từ lúc nào không hay.

Không giống như các bệnh nhân ung thư khác coi ung thư là bản án tử hình, Kris thừa nhận cuộc sống của người bệnh không hề dễ dàng nhưng lại rất đáng sống.

Cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm giàu kiềm, loại bỏ căng thẳng, hoạt động nhiều và có lẽ quan trọng nhất, cười và yêu thương cuộc sống là câu thần chú của Kris Carr trong suốt 13 năm qua.

“Tôi không chỉ sống sót sau bệnh ung thư, mà tôi đang sống cùng ung thư. Tôi còn thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn trước khi mắc bệnh”, Kris lạc quan nói.

Cô đã đem câu chuyện của mình đi khắp thế giới để chia sẻ với những người khác những gì cô ấy học được trên cuộc hành trình chiến đấu bệnh tật.
Cô đã đem câu chuyện của mình đi khắp thế giới để chia sẻ với những người khác những gì cô ấy học được trên cuộc hành trình chiến đấu bệnh tật.

Kris từng phát biểu tại các trường đại học Y và bệnh viện, xuất hiện trong show Oprah, và chia sẻ những ly nước ép với Dr. Oz.

Cô cũng là tác giả của 2 cuốn sách bán chạy nhất trên tạp chí New York Times: Crazy Sexy Cancer Tips và Crazy Sexy Diet và đạo diễn cho cuốn phim tài liệu về quá trình chữa bệnh của mình Crazy Sexy Cancer.

Hiện tại, Kris Carr chưa hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh ung thư, các khối u vẫn còn và cô vẫn phải đi kiểm tra định kỳ hàng năm để thực hiện tầm soát sự phát triển của chúng.

Cảm ơn chế độ dinh dưỡng giàu kiềm

Trong quá trình chữa bệnh, ngoài suy nghĩ lạc quan và tích cực, xác định sống hòa bình với ung thư, Kris Carr thầm cảm ơn chế độ dinh dưỡng giàu kiềm mà cô được bác sĩ điều trị đã giới thiệu.

Cuốn sách hướng dẫn chế độ dinh dưỡng giàu kiềm dành cho bệnh nhân ung thư của Kris Carr.
Cuốn sách hướng dẫn chế độ dinh dưỡng giàu kiềm dành cho bệnh nhân ung thư của Kris Carr.

Và cô đã chia sẻ điều này trong cuốn sách Crazy Sexy Cancer Tips xuất bản năm 2011, bao gồm công thức 150 chế biến các món salad, sinh tố và súp.

Kris đã gọi những món ăn là triết lý sống, là tuyên ngôn rau trong suốt quá trình chữa bệnh của mình.

Đó là một chế độ ăn thực dưỡng, ít chất béo, nhấn mạnh vào sự cân bằng độ pH trong cơ thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm tươi, hoa quả ít đường (chỉ số glycemic thấp), rau ở dạng sống, nước uống màu xanh nhiều kiềm và các loại đồ uống màu xanh đậm siêu quyền lực.

Bằng cách tăng các thực phẩm kiềm trong cơ thể sẽ giảm các thực phẩm có tính axit (sản phẩm động vật, đường chế biến sẵn, tinh bột…), từ đó, cơ thể sẽ giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng quát, theo Kris.

Nếu chế độ dinh dưỡng chứa quá nhiều axit, cơ thể buộc phải xuất các chất khoáng như kali, magiê và canxi để trung hòa axit.

Do đó, cơ thể sẽ thiếu dưỡng chất và bắt đầu phát sinh ra những triệu chứng nhỏ như chảy nước mũi, phát ban, chứng ợ nóng, eczema, viêm, viêm khớp, tuần hoàn kém, mệt mỏi mãn tính… và dần dần thành hội chứng ruột kích thích, hệ miễn dịch suy yếu, ung thư…

Chế độ ăn giàu kiềm đẩy lùi ung thư đã được chứng minh

Nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể cũng chứng minh chế độ ăn có tính kiềm có thể đẩy lùi căn bệnh ung thư.

Otto Heinrich Warburg, một nhà hóa sinh nổi tiếng người Đức từng đoạt giải Nobel năm 1931, đã giành nhiều năm cuộc đời mình nghiên cứu về ung thư.

Ông đã phát hiện nguyên nhân của căn bệnh này. Theo đó, ung thư đến từ sự thiết hụt oxy của tế bào gây ra tình trạng cơ thể tích lũy axit. Ngược lại, cơ thể có nồng độ axit cao lại gây ra tình trạng thiếu oxy.

“Tất cả các hình thức của ung thư được đặc trưng bởi hai điều kiện cơ bản: Nhiễm axit và giảm oxy. Thiếu oxy và tính axit là hai mặt của một đồng xu. Khi bạn có mặt này, tất yếu mặt bên kia phải tồn tại”, Warburg giải thích.

Đặc điểm của tế bào ung thư là: Nó không hấp thụ ôxy mà hấp thụ gluco, môi trường tốt cho trạng thái này là môi trường axit (ngược lại tế bào khỏe mạnh cần nhiều ôxy, tức là cần môi trường có tính kiềm).

“Không có một căn bệnh nào, ngay cả ung thư có thể tồn tại trong môi trường kiềm”.
“Không có một căn bệnh nào, ngay cả ung thư có thể tồn tại trong môi trường kiềm”.

5 bước thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu kiềm của Kris Carr:

1. Cung cấp đủ nước

Mục đích của việc uống nước là giúp cơ thể ngậm nước và làm cho độ pH giao động từ 8-9,5, môi trường kiềm khiến tế bào ung thư chết.

– Uống 6-18 cốc nước mỗi ngày.

– Uống nước chanh: 2 cốc nước ấm và vắt 1/4 quả chanh. Thức uống này làm sạch hệ tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất, tống axit thừa.

– Uống trà thảo mộc như trà Rooibos, bạc hà, cây tầm ma.

2. Thực phẩm xanh

Thực phẩm giàu kiềm rất tốt cho cơ thể là: Rau tươi, salad, rau lá xanh, trái cây ít đường, các loại hạt, dầu lành mạnh…

Thực phẩm nhiều axit không tốt cho cơ thể là: Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo, thịt, sữa, đường, cà phê, bánh mì trắng, mì trắng, gạo, rượu, socola, bim bim, kem và pizza.

Tỷ lệ tối thiểu trong chế độ ăn này là 80/20: 80% là thực phẩm giàu kiềm và 20% là thực phẩm nhiều axit.

3. Thực hiện từ từ

Bạn nên thực hiện từ từ, theo thời gian. Nếu thực hiện đúng như hướng dẫn trong vòng 1 tuần, chắc chắn bạn sẽ thất bại hoàn toàn.

Chế độ dinh dưỡng giàu kiềm không hề khắt khe, rất dễ thực hiện một khi bạn làm quen với nó.

4. Oxy

Bằng cách thực hiện bài thở đơn giản 1-2 lần/ngày, có thể bạn đã có thêm sức mạnh để đẩy lùi axit. Hãy ngồi thật thoải mái, nhắm mắt lại và thực hiện theo các bước sau. (Lặp lại 10 lần)

– Hít hơi vào (đếm từ 1-2).

– Giữ hơi thở (đếm từ 1-8).

– Thở ra (đếm từ 1-4)

5. Bổ sung thêm

– Bột màu xanh: Sự kết hợp từ trái cây, rau xanh, rau mầm, cỏ lúa mì, cỏ lúa mạch.

– Nước chứa kiềm: Bạn có thể tạo ra nước chứa kiềm bằng cách sử dụng máy ion, nhỏ vài giọt pH hoặc thêm một chút nước cốt chanh tươi.

– Nước khoáng kiềm: Cung cấp khoáng chất như natri, magiê, kali và canxi cho cơ thể.

– Dầu Omega: Bổ sung omega-3, -6 và -9.

Nước ép miễn dịch của Kris Carr

Dưới đây là một thức uống giúp tăng cường sức đề kháng cho tất cả mọi người, từ trẻ em đến người già, đặc biệt là vào thời điểm chuyển giao từ mùa hè sang mùa đông mà Kris Car yêu thích nhất.

Thành phần cho 2 cốc nước ép: 2 quả táo xanh, 4 quả dưa chuột, 2,5 cm rễ gừng (có thể nhiều hơn cũng được), 1 quả chanh và 8 lá xà lách.

Cách chế biến và sử dụng: Rửa sạch, thái nhỏ táo, dưa chuột, lá xà lách, rễ gừng. Chanh cắt bỏ vỏ. Cho tất cả nguyên liệu và ép lấy nước uống.

Theo spha.vn/Trí Thức Trẻ

*****
*****

Chuyên gia Ung bướu chỉ rõ 4 nhóm người dễ mắc ung thư nhất, mắc rồi di căn nhanh nhất

Theo các bác sĩ, ung thư gan là 1 trong 6 bệnh ung thư phổ biến ở nước ta. Ung thư gan có tiên lượng khó khăn nhất trong các bệnh ung thư hiện nay.

Dấu hiệu ung thư từ cơn đau hạ sườn

Ông Nguyễn Văn Hào – 52 tuổi, trú tại Thái Bình có tiền sử bị viêm gan C 4 năm đang được điều trị sofosbuvir 400mg/ngày. Tuy nhiên khoảng 1 tháng trở lại đây, ông Hào thường xuyên bị đau hạ sườn phảo.

Kết quả kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ nghi ngờ ông bị ung thư gan phải nên giới thiệu ông lên tuyến trên khám. Tại Bệnh viện K trung ương, bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư tế bào gan, khối u phát triển ở gan phải.

Khi nghe bác sĩ chẩn đoán ung thư gan, ông Hào và gia đình đều rất bất ngờ. Từ trước tới nay, gia đình ông chưa có ai bị ung thư gan hay viêm gan C. Sau đó, ông Hào quyết định về quê uống thuốc nam. Tuy nhiên, sau 2 tháng tình trạng đau hạ sườn càng nặng hơn nên gia đình đưa ông Hào vào Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp.

Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm các bác sĩ đưa ra kết luận ung Hào bị ung thư biểu mô tế bào gan di căn phổi giai đoạn C, Child – pugh A, PS: 0/Viêm gan C.

Giáo sư Mai Trọng Khoa
Giáo sư Mai Trọng Khoa

Giáo sư Mai Trọng Khoa – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư gan là bệnh ung thư đứng hàng thứ 6 trong các loại ung thư, là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ hai (chỉ sau ung thư phổi) trên toàn thế giới.

Tỷ lệ mắc HCC cao nhất ở Châu Á và Châu Phi – nơi có tỷ lệ mắc viêm gan do virus viêm gan B và viêm gan C cao.

Trong khi đó, tỷ lệ mắc ung thư gan thấp hơn nhiều ở các quốc gia phát triển thuộc khu vực Châu Mỹ và Châu Âu (trừ Nam Âu). Ở Việt Nam, ung thư gan là loại ung thư hàng đầu về mức độ phổ biến cũng như tỷ lệ tử vong, chiếm 20,8% trong tổng số các loại ung thư, với số mới mắc khoảng hơn 23.000 người, nằm trong khu vực các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

GS Khoa cho biết nguyên nhân của bệnh ung thư gan liên quan rõ rệt đến viêm gan B, viêm gan C cũng như với bệnh lý xơ gan do rượu. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm độc tố aflatoxin, dioxin…

Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bao gồm: điều trị tại chỗ (Phẫu thuật, ghép gan, đốt sóng cao tần, nút mạch, xạ trị trong chọn lọc…), điều trị toàn thân (hóa chất, thuốc điều trị đích, thuốc ức chế tăng sinh mạch…), điều trị triệu chứng (giảm đau, nâng cao thể trạng), điều trị nguyên nhân (điều trị xơ gan, viêm gan).

Ung thư gan nếu phát hiện muộn thì thường tiên lượng xấu. Phần lớn các bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên ít bệnh nhân có khả năng điều trị bằng các phương pháp triệt căn.

Mặt khác, tỷ lệ tái phát bệnh sau điều trị phẫu thuật hoặc tiêu hủy khối u tại chỗ là rất cao. Phần lớn các trường hợp có khối u gan kích thước lớn, chức năng gan đã bị suy giảm trên nền bệnh gan mạn tính đã có trước nên việc điều trị cho kết quả thấp và độc tính nặng nề khi sử dụng liều cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những ai dễ bị ung thư gan?

TS Hoàng Đình Chân – Nguyên bác sĩ Bệnh viện K trung ương, GĐ bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết, ung thư gan hiện nay đang gia tăng cả ở hai giới. Hầu như những người đến khám và được chẩn đoán đều ở giai đoạn muộn.

Những đối tượng dễ bị ung thư gan bao gồm:

– Người bị viêm gan C: nếu mắc viêm gan C bạn rất có thể phát triển ung thư gan sau 10 năm chẩn đoán bệnh. Vì lý do này, những người mắc viêm gan C nên tầm soát ung thư định kỳ để phòng bệnh hoặc xử lý kịp thời những bất thường.

– Người bị viêm gan B: Với những ai từng mắc viêm gan B hoặc không tiêm phòng viêm gan B, nguy cơ ung thư gan cũng cao hơn những người khác. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sát sao, thực hiện siêu âm ổ bụng 1 lần/năm để sàng lọc ung thư. Trong đó, xét nghiệm lượng anpha-fetoprotein cũng là cách tầm soát ung thư gan hiệu quả.

– Người có thói quen uống rượu bia: Thói quen uống nhiều bia rượu được cho là thói quen gây hại nhất cho cơ thể. Những chất độc trong chất gây nghiện này có thể âm thầm tàn phá tế bào gan để lại hậu quả nặng nề dẫn đến ung thư gan.

– Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Trong đó, tỷ lệ ung thư gan liên quan đến béo phì và đái tháo đường được cho là ngày càng tăng nhanh hơn trong những năm qua. Nếu bạn thừa cân thì càng nên chú ý đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư gan.

Dấu hiệu nhận biết ung thư gan

Dấu hiệu của ung thư gan bắt đầu từ những cơn đau bụng bất thường: Những cơn đau bụng vùng hạ vị, tức vùng bụng phía trên hoặc bên phải có thể là do ung thư gan gây ra.

Tuy nhiên, nếu đau ở ở vị trí này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như viêm gan hoặc những nguy cơ bệnh lý khác và tốt nhất nên đi kiểm tra sớm để tìm rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

– Vàng mắt, vàng da: Một trong số những dấu hiệu của ung thư gan là vàng mắt, vàng da. Khi những triệu chứng này xuất hiện kèm thêm những biểu hiện ngứa thì rất có thể bạn đang mắc ung thư gan.Giảm cân bất thường: Nếu không có chế độ ăn kiêng mà cơ thể bạn vẫn giảm cân mà không rõ nguyên nhân.

– Chán ăn, nhanh no: Khi tăng tiết dịch ổ bụng, bạn có thể cảm thấy nhanh no và tế bào ung thư gan phát triển cũng khiến bạn dễ cảm thấy chán ăn.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.