Cây trị nhức răng cực hay, hãy xem thử 1 lần không phí đâu!

Theo Đông y, hạt é có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, đau mắt đỏ, nhức răng…

Cây é còn có tên gọi khác là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế long… Là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi cao từ 0,5-1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Theo Đông y, hạt é có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, đau mắt đỏ, nhức răng…

Lá é
Lá é

Lá é mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5 – 6cm, rộng 2 – 3cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả. Bộ phận dùng làm thuốc là cành, lá và hạt. Thân và lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc có ít nụ hoa; hạt lấy ở những quả già và tinh dầu cất từ lá. Thân và lá é có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống…

Dân gian hay dùng hạt é để làm mát và nhuận cơ thể bằng cách làm thức uống giải khát để trừ các bệnh nhiệt trong mùa hè như an thần, chống stress, thông nhuận đường đại tiện, dịu thần kinh, cải thiện mỡ máu, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ các loại bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

Một số bài thuốc từ cây é:

Chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu: Cành lá é phơi khô, cắt nhỏ, 10-20g, hãm nước uống trong ngày.

Chữa táo bón: Hạt é (5-10g), ngâm vào 100ml nước ấm đến khi bên ngoài hạt có một lớp nhầy màu trắng bao quanh rất nhớt. Thêm đường, khuấy đều để uống.

Chữa cảm cúm, sốt, đau đầu: Lá é để tươi (20-30g), dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu…, mỗi thứ 10g, nấu nước xông cho ra mồ hôi.

Hạt é
Hạt é

Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi: Lá é tươi rửa sạch, ép cùng với lớp vỏ lụa ở mặt trong vỏ cây sổ (lượng mỗi thứ 30g). Ngậm nhiều lần trong ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt: Tinh dầu é (3-6 giọt), pha với sirô và nước thành nhũ tương, uống trong ngày.

Lưu ý: Chỉ dùng hạt é ít nhất một giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc uống khác, không dùng loại hạt này trong vòng một tuần trước khi sắp phẫu thuật. Ngoài ra, do hạt é khô có tính hút nước mạnh, nên nếu dùng không đủ nước, hạt é có thể trương nở gây tắc ruột. Ngoài ra, hạt é có tính nhuận tràng cao, phụ nữ có thai không nên dùng…

Bác sĩ Hoài Hương

*****
*****

Thức uống từ củ sả dễ làm, giải độc gan, thận cực tốt mà bạn không thể không biết

Tinh dầu sả rất tốt nhưng lại khó làm. Vì vậy, trang Boldsky giới thiệu một thức uống từ sả cũng có tác dụng không thua kém gì tinh dầu.

Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m, cây sả có lá dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, trong khi đó thân rễ trắng hoặc hơi tím.
Sả được trồng cũng như sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á như Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan…

Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.

Tuy nhiên, cây sả không chỉ là gia vị trong chế biến thức ăn mà còn là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ.

Ảnh internet.
Ảnh internet.

Sả có tác dụng lợi tiểu, là chất kích thích nhẹ, giảm đầy hơi, chống viêm, chống oxy hóa, chống trầm cảm, thuốc an thần, kháng khuẩn, giảm đau, chống co thắt và chống ung thư. Do đó sả có thể giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm buồn nôn, giảm huyết áp cao, điều trị mất ngủ, làm giảm căng thẳng, chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm, kiểm soát mức Cholesterol, làm giảm nồng độ Axit Uric và nhiều hơn nữa.

Nó cũng có thể làm giảm đau bụng kinh và giảm đau viêm khớp. Trà sả đã được dân gian sử dụng để hạ sốt cũng bởi vì nó giúp đổ mồ hôi và làm mát cơ thể.

Chúng ta thường nghe nhiều đến tinh dầu sả, vốn có thể dùng để tạo hương, trị nấm móng, khó tiêu, dưỡng da. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn khám phá tinh dầu sả có tác dụng giảm đau như aspirin.

Rất tốt, nhưng tinh dầu sả lại rất khó làm. Vì vậy, trang Boldsky đã giới thiệu một cách chế biến từ sả rất có lợi cho sức khỏe. Đó chính là trà sả, thức uống nổi tiếng ở nhiều quốc gia ở Châu Á.

Thực tế, người Ấn Độ cổ đại sử dụng trà sả như là một bài thuốc chữa một số căn bệnh đơn giản.

Kết hợp cùng với gừng, nước cốt chanh và gia vị như quế, đinh hương và bạch đậu khấu thậm chí còn làm tăng các tác dụng và tăng cường hương vị của sả.

Gừng chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và tác dụng chống viêm. Nước chanh, rất giàu Vitamin C, tăng cường khả năng miễn dịch, cân bằng độ pH trong cơ thể và tạo điều kiện cho việc giảm cân.

Quế đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân tiểu đường vì nó kiểm soát lượng đường trong máu. Đinh hương và bạch đậu khấu đánh bay hôi miệng, hỗ trợ tiêu hoá và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Tất cả các loại gia vị trên cũng cải thiện lưu thông máu và kích thích trí não.

Nguyên liệu cần thiết:

Sả (tươi hoặc khô đều được), Gừng, Chanh, Quế, Đinh hương (nếu có), Thảo quả (nếu có), Mật ong
Cách làm trà chanh sả

1. Đun nóng 2 cốc nước

2. Thêm 2 nhúm sả khô hoặc củ sả tươi đã đập dập

3. Gĩa nát hoặc mài ½ củ gừng vào

4. Thêm một miếng quế nhỏ.

5. Thêm 2 nhánh đinh hương (nếu có)

6. Bóc vỏ 2 hạt bạch đậu khấu và thêm chúng vào nồi (nếu có)

7. Đun sôi và sau đó để cho nó riu liu trong vài phút

Ảnh internet
Ảnh internet
Ảnh internet
Ảnh internet

8. Lọc lấy nước.

Ảnh internet
Ảnh internet

9. Vắt một chút nước chanh vào để tăng công dụng chữa bệnh và tăng hương vị.

10. Thêm 1 thìa mật ong

Ảnh internet
Ảnh internet

Bây giờ bạn có thể thưởng thức trà chanh sả của bạn. Bạn có thể uống hàng ngày vào buổi tối.

Một số tác dụng của trà chanh sả:

Giảm đau đầu: Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể giảm triệu chứng đau đầu. Những người thường xuyên bị đau nửa đầu nên uống trà sả thường xuyên.

Kiểm soát cholesterol: Trà sả có thể hạn chế sự hấp thu cholesterol trong ruột. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Uống trà sả thường xuyên giúp kiểm soát nồng độ cholesterol.

Đẹp da: Do cốc trà này giàu vitamin C và sả thải độc trong cơ thể nên nó thể giúp bạn làm đẹp da.

Giảm tối thiệu cơn đau khớp: Các đặc tính chống viêm của sả có thể giúp làm giảm các cơn đau viêm khớp. Nếu bạn đang bị bệnh thấp khớp, bệnh gút hoặc đau khớp, hãy thường xuyên uống trà sả để cảm nhận sự khác biệt.

Giúp ngủ ngon: Trà sả giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn bởi nó làm “dịu” cơ thể.

Tốt cho tiêu hóa: Trà sả có thể điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và chuột rút. Nó cũng có thể giết các kí sinh trùng trong đường ruột.

Giải độc cơ thể: Trà sả có thể giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp thận và gan hoạt động tốt hơn.

***LỜI KHUYÊN CHO BẠN:

Công thức trên làm cho 2 tách trà. Để làm 1 tách,bạn chỉ cần giảm bớt số lượng của từng thành phần đi một nửa.

Để giúp trà này loại bỏ chất độc khỏi cơ thể, uống nhiều nước trong suốt cả ngày.

Bạn có thể thêm ½ đến 1 muỗng cà phê mật mía vào cùng để uống.

Khi sử dụng loại thảo dược này cho mục đích ẩm thực, bạn có thể trộn nó với nước cốt dừa.

LƯU Ý: Trà này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai vì nó có thể kích thích các cơn co thắt. Tránh đưa nó cho trẻ em nhỏ. Những người bị suy thận hoặc gan cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi uống loại trà này.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.