Cảnh báo: Tác nhân gây ung thư gan không ở đâu xa mà ở ngay chính gian bếp nhà bạn
Nhiều người vẫn thường chỉ quan tâm đến ung thư gan mà quên đi những tác nhân gây bệnh, không những vậy tác nhân này còn thường xuyên hiện diện trong gia đình bạn.
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, có chức năng chuyển hóa thực phẩm thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, ngoài ra gan còn có chức năng sản xuất, bài tiết mật, điều hòa hormone, tổng hợp enzyme hay thải độc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nhiều người chưa biết rằng, các căn bệnh gan hiện nay, đặc biệt là ung thư gan có nguồn gốc từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày, và cả những thực phẩm không an toàn luôn hiện hữu trong gia đình bạn.
Thực phẩm bị nhiễm vi nấm Aflatoxin
Một nguyên nhân gây ung thư gan bị nhiều người vô tình bỏ quên đó chính là vi nấm Aflatoxin. Thực chất vi nấm Aflatoxin luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta, đặc biệt là trong khu vực bếp mà ít người để ý tới.
Trong đó, dầu ăn chính là đối tượng cần xem xét. Lạc và ngô là hai nguyên liệu làm dầu ăn. Chúng chứa rất nhiều tinh bột. Nếu trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản bị ẩm, mốc, sẽ dễ dàng bị lây nhiễm vi nấm Aflatoxin.
Kể cả khi đã trải qua quá trình ép lấy dầu cũng rất khó loại bỏ được vi nấm. Do vậy, mọi người nên mua dầu ăn có thương hiệu uy tín, không nên mua can to tích trữ.
Nên mua chai có dung tích nhỏ như vậy sẽ giảm được rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nếu dầu ăn có mùi lạ chứng tỏ dầu đã bị mốc hãy loại bỏ ngay.
Thức ăn thường được đun nấu ở nhiệt độ trên 100oC nhưng vi nấm Aflatoxin phải ở nhiệt độ 260oC mới bị phân hủy, nên bình thường khi nấu ăn rất khó tiêu diệt được chúng.
Khi ngô có mùi lạ cũng không nên dùng. Vì khi đã bị nhiễm vi nấm rất khó có thể làm sạch. Đối với gạo nên mua vừa đủ ăn, không để lâu và tích trữ nhiều. Những lương thực này khi để trong nhà kho hoặc nhà bếp nếu bị ẩm rất dễ mốc.
Trong cuộc sống thường nhật, nguồn lây nhiễm vi nấm Aflatoxin hầu hết là do quá trình bảo quản không cẩn thận gây nên.
Vì vậy những thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu nên bảo quản ở những nơi thoáng mát. Nếu thấy thực phẩm đã bị biến chất nên lập tức loại bỏ ngay để tránh tích tụ lâu ngày dẫn đến ung thư gan.
Dụng cụ nhà bếp
Dụng cụ nhà bếp cũng là nơi ẩn nấp của nấm mốc Aflatoxin. Đũa dùng lâu ngày sẽ bị nứt, xước tạo điều kiện cho thức ăn bám lên bề mặt. Khi thức ăn trên đũa bị mốc rất khó tiêu diệt được chúng mặc dù đã qua tủ diệt khuẩn 100oC.
Vì vậy, đũa sau khi rửa xong nên để đầu nhỏ hướng lên trên đầu to cắm xuống dưới giúp đũa nhanh khô. Nếu để trong ống đũa ẩm cộng thêm nóng rất dễ mốc tiến tới nhiễm vi nấm Aflatoxin.
Lạm dụng rượu bia
Ngoài ra, nhiều người còn lạm dụng rượu, bia thường xuyên dẫn đến chức năng gan suy giảm. Người Việt thường có thói quen “chén rượu là đầu câu chuyện”, đặc biệt trong các dịp lễ tết, gặp mặt.
Nhưng những phong tục này hiện đã bị “biến tướng”, người ta không chỉ uống nhấp môi, coi đây là cách đưa đẩy câu chuyện mà uống rượu bia giờ đây đã trở thành những cuộc tranh đua, thách đấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính những người uống.
Khi uống rượu, trên 90% chất độc được đào thải qua gan. Khi rượu vào gan, tổng hợp thành acetaldehyd, là chất độc với các tế bào gan.
Sau đó, gan sản sinh ra các enzym để chuyển acetandehyd thành acetat ít độc hơn để đào thải ra ngoài. Tuy nhiên khả năng chuyển hóa của gan có hạn mà với người uống rượu rất nhiều, quá khả năng của gan khiến acetandehyd ứ lại ở gan.
Đó là nguyên nhân khiến người lạm dụng rượu bia sẽ bị tổn thương gan, hậu quả dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Thói quen bỏ ăn sáng
Thói quen bỏ ăn sáng rất phản khoa học, ảnh hưởng tới hoạt động của gan, thậm chí làm tăng khả năng ung thư gan.
Chuyên gia cho biết, khi nhịn ăn, không chỉ gan mà toàn bộ cơ thể đều không được cung cấp năng lượng trong một thời gian dài, khi không có năng lượng gan cũng không thể hoạt động hiệu quả.
Gan cần phải được cung cấp năng lượng thường xuyên nó sản xuất ra nhiều enzyme để thải độc tố. Muốn thải độc, gan phải làm việc chứ không phải nằm im mà thải được độc…
Sau khi nhịn ăn, chúng ta ăn trở lại, có người ăn nhiều năng lượng hơn bình thường, lúc đó gan đang “quen” nghỉ ngơi giờ phải làm việc quá sức, một lần nữa lại làm ảnh hưởng tới gan.
Vì thế nhịn ăn không những không giảm được cân mà còn phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khoa học đã chứng minh, muốn chống lại virus, vi khuẩn… xâm nhập, cơ thể con người cần phải có sức đề kháng.
Nhịn ăn sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ có thể được chữa khỏi mà không cần dùng đến kháng sinh, bằng cách dùng các bài thuốc dân gian sau.
Hiện nay với phong trào nuôi con không kháng sinh, nhiều bà mẹ đã tìm đến các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh về viêm đường hô hấp ở trẻ. Những bài thuốc này vừa rẻ tiền, dễ kiếm, lại không gây tác dụng phụ như khi dùng thuốc kháng sinh.
Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá
Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống lúc nước còn ấm.
Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng để bé đỡ bị nôn trớ.
Chữa viêm đường hô hấp bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả cho trẻ. Ngoài tác dụng trị ho, rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.
Lá húng chanh
Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ.
Cách làm: Một nắm lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc giã nát. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy.
Sau đó chắt nước để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.
Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản
Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản.
Cách thực hiện: Chọn lá xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Quất xanh
Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.
Cách thực hiện: Dùng 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Hoa hồng bạch chữa ho hiệu quả
Cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, và một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
Trị ho bằng lá hẹ và đường phèn
Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, thêm đường phèn cho vào bát hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được các mẹ hay dùng vì khá đơn giản và hiệu quả.
Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn
Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút rồi cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần một ngày.
Củ nghệ tươi
Củ nghệ tươi giã nhỏ, thêm nước lọc vào, thêm đường phèn cho vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Lê + đường + xuyên bối
Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.
Nước củ cải, mật ong
Lấy khoảng 500g củ cải, 50g mật ong. Tiếp đến, đem giã nát củ cải, vắt lấy nước và trộn với mật ong. Mỗi ngày cho trẻ dùng 2 lần.
Tỏi hấp mật ong
Tỏi, mật ong hấp cách thủy: Bóc 5 tép tỏi rồi cho vào chén giã nhuyễn. Trộn thêm 3 thìa cafe mật ong vào khuấy đều và cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút, đến khi hỗn hợp dậy mùi thơm là được.
Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần khoảng 25ml hỗn hợp.
Hành, tỏi ngâm mật ong
Hành tím 1 củ. Tỏi nhỏ 2 củ hoặc tỏi to 1 củ. Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn. Cho hành tỏi đã thái vào lọ, đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc 12 tiếng. Chắt lấy nước hành tỏi cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe.
Theo các bác sĩ, các bài thuốc dân gian trên điều trị rất tốt cho trẻ mới chớm bị bệnh viêm đường hô hấp. Tuy nhiên khi trẻ có những biểu hiện bệnh nặng, sốt cao quá 2 ngày thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.