Bí quyết giúp bà Tống Mỹ Linh mắc ung thư từ tuổi 40 nhưng thọ đến 106 tuổi chỉ đơn giản là loại quả quen thuộc này?

Ung thư luôn bị coi là “án tử”, nên việc bà Tống Mỹ Linh ở thế kỷ trước có thể lướt bệnh, sống thêm hơn 60 năm khiến nhiều người nể phục lẫn tò mò.

Dù không rành rẽ lịch sử nhưng khi nhắc đến cái tên Tống Mỹ Linh, hẳn nhiều người vẫn nhận ra bà là vợ của Tưởng Giới Thạch.

Không chỉ có đầu óc thông minh thu vén quyền lực, bà còn từng được báo chí Mỹ bình chọn là một trong 10 phụ nữ đẹp nhất thế giới.

Sức khỏe là một trong những vấn đề bà gặp phải, tuy nhiên, kể cả đó là ung thư, Tống Mỹ Linh dường như cũng dễ dàng vượt qua được để sống đến 106 tuổi – thọ nhất trong số ba chị em gái nhà họ Tống.

Nhiều người đồn đoán về những nguyên nhân được cho đã giúp Tống Mỹ Linh lướt bệnh để sống thọ, như kiên trì massage mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, nhưng có lẽ quan trọng nhất phải kể đến là lời khuyên của một vị bác sỹ về việc thay đổi tính axit trong cơ thể – lời khuyên khiến bà bắt đầu uống nước chanh.

Trái với suy nghĩ chung của nhiều người rằng chanh có tính axit thì nước chanh cũng sẽ làm tăng tính axit trong cơ thể, thực tế là axit citric trong chanh khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa, loại bỏ tính axit và chỉ còn lưu lại các ion kali, canxi khiến loại nước này được gọi là “thực phẩm tính kiềm”.

Rất nhiều nghiên cứu ngày nay đã và đang xác nhận chanh là một trong những loại trái tốt nhất do dồi dào vitamin, các chất chống oxy hóa, chống ung thư.

Không chỉ thế, do chanh thường pha chung với mật ong, nước ấm nên càng được tăng hiệu quả thải độc, cải thiện tiêu hóa, thanh lọc đường ruột, giảm nguy cơ bị hấp thụ ngược độc tố từ thức ăn đọng lại trong ruột và làm hại sức khỏe.

Vậy nên các chuyên gia khuyên hầu hết chúng ta (trừ những người có vấn đề sức khỏe đặc biệt cần được tham vấn riêng) nên sử dụng khoảng 75-100gr chanh mỗi ngày để phát huy tối đa hiệu quả tích cực.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Khi sử dụng, chỉ cần lưu ý tránh một số sai lầm thường gặp như:

– Tránh quan niệm cho rằng nước chanh càng đậm thì càng tốt – thực tế chúng ta chỉ nên dùng nước chanh pha loãng, tỷ lệ khoảng 1 quả chanh nhỏ với 1l nước, và nước này không nên quá nóng hay quá lạnh, tốt nhất nên ở 60 độ C;

– Tránh uống ngay nước chanh khi vừa tỉnh dậy, tốt nhất chỉ nên uống 1 cốc nước lọc, ăn sáng rồi sau đó mới uống nước chanh;

– Tránh vắt chanh bỏ vỏ. Thực tế nhiều chuyên gia, như Thượng tá, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê (Bệnh viện Quân y 103), người chuyên điều trị ung thư và viêm gan siêu vi đã khẳng định trong quả chanh, thứ tốt nhất chính là vỏ chanh – do dồi dào tinh dầu, vitamin, chất chống oxy hóa, flavonoid hơn hẳn phần thịt quả…

Theo đó, chúng ta nên rửa sạch quả chanh, sau đó thái lát mỏng có cả vỏ và cho vào nước uống. Bạn cũng có thể băm nhuyễn cả vỏ chanh khi pha nước chấm, khi nấu nướng sẽ vừa tốt vừa tăng hương vị thơm ngon.

Đặc biệt, với phần vỏ chanh này, chúng ta có nhiều cách xử lý để bảo quản, dùng dần, chẳng hạn như đông lạnh vỏ chanh.

*****
*****

Giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây: Cách chữa bệnh “lạ” của người Nhật mà bạn nên học hỏi

Hiện nay có rất nhiều người hàng ngày cúi đầu xem điện thoại lâu hoặc ngồi trong văn phòng lâu không vận động nên rất dễ gây ra hiện tượng đau vai và lưng, thậm chí còn dẫn đến một chứng bệnh mới có tên là “Text Neck”.

Nguyên nhân gây nên “Text Neck” chủ yếu là do đốt sống cổ bị cong xuống trong một thời gian dài, hiện tượng này xảy ra nhiều ở những người cúi đầu xem thiết bị di động liên tục suốt mấy giờ đồng hồ, người bệnh sẽ cảm thấy đau vai gáy, khó tập trung được. Liệu có cách nào để giảm đau vai gáy nhanh chóng hay không?

Chỉ với 1 chiếc khăn tắm, bác sĩ người Nhật đã giúp bệnh nhân đau vai gáy cảm thấy rất dễ chịu. Nếu mắc bệnh, bạn đừng nên bỏ qua phương pháp kỳ diệu này.

Người Nhật chữa đau vai gáy hiệu quả chỉ với 1 chiếc khăn tắm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Nằm thẳng trên giường, lấy một chiếc khăn tắm nhỏ hoặc đồ dùng bằng vải mềm, gấp cuộn tròn lại và đặt xuống dưới phía dưới bả vai.

2. Khi đặt khăn dưới vai phải, tay trái đặt lên vai phải, cánh tay phải đưa vuông góc hướng bàn tay lên trên đầu, toàn thân thả lỏng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây. Toàn bộ phần cơ vai bị co cứng được thả lỏng. Làm lại với vai trái tương tự như vậy. Thực hiện hàng ngày hoặc mỗi khi bạn rảnh rỗi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Người đau nhiều nên tập kiên trì hơn, có thể làm nhiều lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc sau khi ngủ dậy.

Nguyên nhân gây ra đau vai gáy

Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra do sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không do tổn thương xương khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm.

Các hội chứng và các chứng bệnh khác liên quan đến xương, khớp và đĩa đệm vùng cổ được gọi theo đích danh bệnh đó gây ra. Y học gọi là thoái hóa đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm vùng cổ.

Đau vai gáy là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy.

Do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ.

Tuy có nhiều nguyên nhân song thường gặp nhất trong hội chứng đau vai gáy là sự kích thích dây thần kinh quá mức do kéo dãn, kéo căng hoặc là căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh dạng kích thích kéo dài.

Tất cả đều dẫn đến một hội chứng cuối cùng là đau cơ ở vùng vai gáy và làm cho người bệnh rất khó quay đầu và quay cổ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo khi bị đau vai gáy

Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên.

Lúc đầu đau nhẹ, hạn chế vận động ở vùng gáy cổ, vùng dầu không quay thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải, không thể quay lại phía sau.

Ngoài triệu chứng đau, còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng.

Khi bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống, mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau, hạn chế mọi sinh hoạt của bệnh nhân.

Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên lành thì bên bệnh bị kéo vẫn đau. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và gây đau.

*Theo Health/China

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.