Bí kíp uống nước khi đói của người Nhật: Uống 30 ngày trị tiểu đường, 180 ngày trị ung thư

Người Nhật cho rằng, chỉ cần uống nước đúng liều lượng, đúng thời điểm kết hợp nghiêm ngặt với một số nguyên tắc khác thì có thể chữa được nhiều căn bệnh.

Các chuyên gia cho biết, thói quen uống nước khi đói buổi sáng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Nếu được thực hiện đầy đặn và nhất quán, liệu pháp này có thể giúp chống và trị nhiều chứng bệnh tật nguy hiểm.

Bằng chứng là tại đất nước mặt trời mọc, từ thời cổ đại, người ta đã biết cách áp dụng phương pháp này trong thời gian dài để chữa trị nhiều loại bệnh thông thường đến nan y, từ đau đầu, hen suyễn cho đến ung thư.

Uống nước vào buổi sáng rất tốt cho sức khoẻ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Người Nhật cho rằng, chỉ cần uống nước đúng liều lượng, đúng thời điểm kết hợp nghiêm ngặt với một số nguyên tắc khác thì có thể chữa được nhiều căn bệnh như đau nhức cơ thể, đau đầu, hen suyễn, viêm phế quản, bệnh tim, lao, thận, viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày, tiểu đường, trĩ, táo bón, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn thị giác hay thậm chí là cả ung thư.

Để thực hiện phương pháp này, nên bắt đầu với uống nước như sau:

  • Trước khi đánh răng, uống 640 ml (4 ly 160 ml) nước.
  • Đánh răng, súc miệng nhưng không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong 45 phút sau đó.
  • Ăn sáng như bình thường.
  • Sau khi ăn sáng, không ăn bất cứ thứ gì trong 2 giờ.

Liệu trình thực hiện đối với tùy từng loại bệnh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo người Nhật, phương áp uống nước chữa bệnh này phải được thực hiện đều đặn mới mang lại hiệu quả. Cụ thể, mỗi loại bệnh sẽ tương đương với thời gian áp dụng như sau:

  • Người mắc bệnh viêm dạ dày, táo bón nên áp dụng trong 10 ngày liên tục.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: 30 ngày.
  • Người mắc cao huyết áp: 40 ngày.
  • Người mắc bệnh lao: 3 tháng.
  • Người mắc bệnh ung thư nên áp dụng liên tục trong thời gian 180 ngày.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe lưu ý, những người mắc phải các chứng bệnh thận hay người cao tuổi tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

Bên cạnh đó, đối với những người không thể uống được 4 cốc/ ngày thì có thể bắt đầu bằng cách uống ít hơn và dần tăng lên đến 4 cốc theo hướng dẫn trên.

>>> Top 10 cửa hàng bán rượu sâm Hàn Quốc tại TPHCM uy tín, đảm bảo chất lượng, giá rẻ nhất

Liệu pháp chữa bệnh bằng cách uống nước được rất nhiều người Nhật ưa chuộng. Người ta cho rằng, phương pháp này không những không gây ra tác dụng phụ mà còn góp phần tăng cường sức khỏe, bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày.

Đáng lưu ý, liệu pháp chữa bệnh này cũng được thúc đẩy và khuyến khích bởi Hội Y tế Nhật Bản và đã có nhiều trường hợp chữa bệnh thành công khi thực hiện theo đúng nguyên tắc và liệu trình nói trên.

Một trong những trường hợp cụ thể được biết đến nhiều nhất về phương pháp điều trị này là Tiến sĩ Fereydoon Batmanghelidj – người được đào tạo y khoa tại bệnh viện Đại học Y khoa St. Mary tại London (Anh), người tiên phong khám phá ra tác dụng chữa bệnh của nước và mối liên hệ giữa mất nước và bệnh mãn tính. Ông này từng bị kết án tù chính trị ở Iran.

Trong thời gian bị giam giữ hồi năm 1979, Tiến sĩ Batmanghelidj đã sử dụng một loại thuốc có sẵn duy nhất – nước để điều trị thành công cho 3.000 tù nhân bị loét dạ dày do stress gây ra.

Sau khi được tự do, ông này đã dồn tất cả thời gian và tâm trí của mình vào nghiên cứu tình trạng mất nước và những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của nó. Những nghiên cứu tiếp theo của ông đã góp phần phục hồi sức khỏe cho hàng trăm, hàng nghìn người bị các bệnh không xác định liên quan đến mất nước.

Không chỉ ở Nhật, người Ấn Độ cũng có một liệu pháp tương tự có tên gọi là “Usha Paana Chikitsa”. Liệu pháp này khuyên bạn nên uống 1,5 lít nước khi đói mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng liệu pháp của người Ấn Độ gây ra nhiều hệ quả hơn là tác dụng, bởi uống nhiều quá nhiều nước có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến thận.

Một số tác dụng khác của uống nước khi đói:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Uống nước khi đói vào buổi sáng còn giúp cơ thể bạn điều hòa hệ bạch huyết và giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng .

Nước cũng giúp cơ thể sản xuất nước bọt, giúp giữ ẩm màng nhầy, duy trì nhiệt độ cơ thể lý tưởng. Đồng thời giúp cơ thể giữ cơ chế thải độc và giữ cho khớp xương luôn được bôi trơn.

Bên cạnh đó, ngay cả bộ não của bạn cũng cần não để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và các hormone. Cơ thể bạn cần nước để cung cấp oxy đến từng cơ quan trong cơ thể.

Mỗi tế bào trong cơ thể cần nước để phát triển, tồn tại và sinh sản. Ngay cả hệ tiêu hóa cũng cần nước để chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất hữu ích nuôi dưỡng cơ thể.

*****
*****

Đây chính là thức ăn yêu thích của tế bào ung thư, dừng ăn chúng khối u sẽ chết

Thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư là đạm động vật. Chúng ta có thể “bật” và “tắt” ung thư bằng cách điều chỉnh lượng hấp thụ.

Quyết tâm đi tìm thức ăn yêu thích của ung thư từ một bài báo định mệnh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cách đây 8 năm, năm 2008, Judith Potts, một biên tập viên về sức khỏe của tờ The Telegraph được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.

Khi đó, ở tuổi 59, bà không biết điều trị bệnh ở đâu ngoài bệnh viện. Và cũng lo lắng cho đám cưới sắp đến của cậu con trai cả, Judith đã tiến hành phẫu thuật và xạ trị.

Quá trình chữa bệnh diễn ra tốt đẹp. Bà đã được tận mắt chứng kiến cảnh con trai chững chạc và hạnh phúc bước vào lễ đường trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời.

Thế nhưng, 1 tuần sau đám cưới, Judith bị đâm vào “một bức tường gạch”.

Đó chính là các nói bóng gió về tâm lý lo sợ, bất an về tương lai của những bệnh nhân đã thoát khỏi bản án tử hình mang tên Ung thư.

Bà Judith luôn bị ám ảnh rồi một ngày, căn bệnh ung thư vú lại “ghé thăm”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Là một biên tập viên sức khỏe, Judith Potts quyết định phải phòng vệ, để không bị tái mắc bệnh ung thư. Thế nhưng, bà không biết cách bảo vệ mình như thế nào.

Năm 2011, tình cờ biết thông tin về một nhà khoa học đã chiến thắng căn bệnh ung thư vú lần thứ 6 trong vòng 27 năm, bà đã tìm hiểu về tiến sĩ Jane Plant.

Và bài báo về phương pháp điều trị chiến thắng căn bệnh ung thư nhờ chế độ dinh dưỡng giảm thịt đỏ, muối, đường, không ăn chế phẩm từ sữa động vật, ăn nhiều rau củ quả của tiến sĩ Plant đã ra đời.

Từ đó, bà bị “mê hoặc” bởi thông điệp sâu xa của tiến sĩ Jane Plant là một chế độ ăn uống hoàn toàn không bao gồm các sảm phẩm từ sữa như sữa, phô mai, bơ và sữa chua là cách lấy đi thức ăn của các tế bào ung thư.

Trong bài báo định mệnh đó, tiến sĩ Jane Plant có đề cập đến một nghiên cứu phát hiện thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư. Và nhà báo Judith Potts quyết đi tìm đến tận cùng, vừa để phòng cho mình, vừa là vì công việc.

“Ngừng Nuôi Ung thư “

“Đây có thể là một tuyên bố bất thường khi hàng tỷ USD vẫn đang được đổ vào các dự án nghiên cứu ung thư, nhưng cuốn sách mới của một bác sĩ kỳ cựu ở Dublin có thể cung cấp một bằng chứng xác thực đầu tiên rằng đã tìm thấy một cách để đánh bại ung thư”.

Đó là giới thiệu của tờ The Independen về cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư (Stop Feeding your Cancer) của tiến sĩ John Kelly được xuất bản vào năm 2014.

Tiến sĩ John Kelly không thiết kế cách “chữa” ung thư. Thay vào đó, ông đã đưa ra những bằng chứng “sống” để thuyết phục rằng ung thư có thể ngăn chặn được, thậm chí đảo ngược sang trạng thái không hoạt động, cho phép người bệnh giành lại sự sống và sống một cuộc sống bình thường.

Trong cuốn sách này, tiến sĩ Kelly đã đề nghị bệnh nhân ung thư thực hiện một chế độ ăn không ăn đạm động vật (không ăn thịt, các sản phẩm chế biến từ sữa động vật).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông nói thẳng luôn rằng “chế độ dinh dưỡng này không can thiệp vào bất kỳ phác đồ điều trị nào mà bệnh nhân đang thực hiện và họ cũng không có gì để mất ngoài việc không tiêu thụ đạm động vật”.

Ông cũng không ngăn cản hay khuyến khích bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.

Kết quả thật bất ngờ! Tất cả bệnh nhân theo chế độ dinh dưỡng không đạm động vật đều chiến thắng căn bệnh ung thư hoặc khối u ác tính ngừng phát triển, giảm kích thước.

Trong cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư, tiến sĩ Kelly đã liệt kê chi tiết 6 trường hợp, bao gồm hồ sơ bệnh án, cũng như lối sống của các bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư đại tràng, ung thư não….

“Tôi có thể cam đoan rằng ngoại trừ ung thư tuyến tụy, không một bệnh nhân ung thư nào đang theo chế độ không tiêu thụ đạm động vật và vẫn trung thành với nó, tử vong cả. Tất cả đều khỏe mạnh và hoàn toàn khỏi bệnh”, tiến sĩ Kelly nhấn mạnh.

“BẬT” và “TẮT” ung thư nhờ điều chỉnh hàm lượng đạm động vật

Tiến sĩ Kelly tiết lộ ông lĩnh hội được những lý tuyết đó là nhờ tiếp cận cuốn sách Nghiên cứu Trung Quốc của chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Mỹ, Colin Campbell, thuộc trường Đại học Cornell.

Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2005 và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất của tờ The New York Times với hơn 1 triệu bản.

Giáo sư Campbell đã dành hơn 20 năm tìm hiểu mối quan hệ giữa đạm động vật và sự phát triển của tế bào ung thư.

Một phần của công trình nghiên cứu do Trường Đại học Cornell, đại học Oxford tài trợ là tập trung vào chế độ dinh dưỡng của người dân địa phương ở 65 quận huyện ở Trung Quốc vào những năm 1980.

Từ đó, giáo sư Campbell đã phát hiện ra chế độ ăn đạm động vật ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư.

Và thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư là đạm động vật. Ông khẳng định chúng ta có thể “bật” và “tắt” ung thư bằng cách điều chỉnh lượng hấp thụ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dừng ăn đạm động vật, ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển

Quay trở lại với câu chuyện của biên tập viên sức khỏe Judith Potts. Sau khi tìm hiểu, bà quyết định đến điều trị tại Thiên đường Ung thư Vú ở Fulham.

Tại đây, chuyên gia dinh dưỡng Sarah Lumley đã khuyên bà nên cắt giảm thực phẩm sữa, thịt đỏ và tất cả thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, bà ăn toàn bộ thực phẩm hữu cơ để ngăn ngừa mầm mống tế bào ung thư.

Lĩnh hội được những điều tinh túy nhất từ 2 cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư và Nghiên cứu Trung Quốc, bà đã tuân thủ một chế độ dinh dưỡng toàn diện gồm chế độ Địa trung hải, chế độ 5-2 và chế độ Cầu Vồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau một thời gian điều trị tại Thiên đường Ung thư Vú, Judith quay trở lại với cuộc sống thường ngày và đã viết một bài báo trên tờ Telegraph với trăn trở: Tại sao các bác sĩ không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư?

Trong bài báo này, bà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với những người đã điều trị khỏi căn bệnh ung thư quái ác. Bà đã lấy ví dụ trường hợp của tiến sĩ Jane Plant, ung thư vú tái phát là do buông lỏng chế độ ăn nghiêm ngặt của mình.

Ngoài ra, bà nhắn nhủ với độc giả rằng dù bạn có bị tiến sĩ John Kelly hay giáo sư Colin Campell thuyết phục hay không, nhưng hãy nhớ “bạn chính là những gì bạn ăn”.

Bà đã hiểu ra rằng không thể xây dựng một ngôi nhà gạch mà không có gạch. Và loại “gạch” tế bào ung thư cần chính là các món ăn được chế biến từ đạm động vật. Dừng cung cấp đạm động vật, ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển.

Tổng hợp

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.