Bị GAI CỘT SỐNG không nên bỏ qua bài thuốc cực đơn giản từ Chanh, Bưởi và Ngải Cứu

Ai có mẹ già bị đau xương khớp, đặc biệt là bị gai cột sống đều sẽ thấy xót xa vô cùng. Mỗi lần chứng kiến cảnh mẹ bị đau vùng cổ, thắt lưng, chị Phương Loan (quê gốc Đồng Nai) lại ứa nước mắt, thương thay cho mẹ. Chỉ có điều, mẹ chị nhất mực không chịu đến bệnh viện, bà cứ gàn con và bảo: “Mẹ sống chung với lũ cả 20 năm nay rồi, giờ đi khám làm gì cho phí tiền”.

Nhưng đấy là khi bà mới 70 tuổi, còn đi lại túc tắc được và thời tiết lúc đó (ở miền Nam) không quá khắc nghiệt. Sau đó, bà đã cùng cả gia đình chị Loan ra Hà Nội sinh sống nên càng cảm nhận rõ rệt những cơn đau do căn bệnh này đem lại.

Nhớ lại khoảng thời gian hãi hùng ấy, chị Loan chưa hết rùng mình: “Tôi thương mẹ tôi lắm, bệnh gai cột sống của bà khi ấy đã trở nặng đến mức suốt ngày đau tê ở cổ rồi lan qua hai tay, đau dọc sống lưng xuống hai chân, tôi có mát xa đấm bóp hay cho bà uống thuốc giảm đau cũng không ăn thua. Đêm đến, bà không dám làm phiền con cháu nên cứ ri rỉ khóc.

Bệnh gai cột sống của mẹ chị Loan nặng đến mức suốt ngày đau tê ở cổ rồi lan qua hai tay, đau dọc sống lưng xuống hai chân
Bệnh gai cột sống của mẹ chị Loan nặng đến mức suốt ngày đau tê ở cổ rồi lan qua hai tay, đau dọc sống lưng xuống hai chân

Khi thời tiết ổn định thì mẹ tôi túc tắc đi khắp nhà, vui vẻ vì đỡ mệt nhưng chỉ vài ngày sau, mức độ đau sẽ tăng lên gấp đôi. Khi tái khám, bác sĩ nói, mẹ tôi đã bị rất nặng, dây thần kinh chèn ép quá nặng, không chừng chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ gặp chứng ống tủy thu hẹp rối loạn đại tiểu tiện và mất cảm giác toàn thân.

Tôi chạy đôn chạy đáo khắp các bệnh viện Đông – Tây y ở Hà Nội nhưng Tây y thì không tác động được vì mẹ đã cao tuổi, còn Đông y kể cả châm cứu cũng rất lâu khỏi.

Buồn chán, tôi than thở với bạn bè qua điện thoại và đăng cả lên Facebook kêu la để đỡ stress. May thay cậu bạn cấp 3 khi đọc được chia sẻ của tôi đã nhắn một tin nhắn đáng giá ngàn vàng: “Mình sẽ mách cho mẹ cậu cách chữa bệnh bằng ba loại thảo dược đơn giản, chanh, bưởi và ngải cứu. Chỉ sau 1 tuần là bệnh êm ru”.

Bài thuốc chữa bệnh gai cột sống chỉ từ 3 nguyên liệu đơn giản là chanh, bưởi và ngải cứu
Bài thuốc chữa bệnh gai cột sống chỉ từ 3 nguyên liệu đơn giản là chanh, bưởi và ngải cứu

Cách làm và nguyên liệu hết sức đơn giản, như sau:

NGUYÊN LIỆU:

– 2 quả bưởi.

– 1kg chanh bỏ hạt phơi khô.

– 200g ngải cứu khô.

CÁCH LÀM:

– Đem tất cả các nguyên liệu sao vàng, hạ thổ.

– Sau đó ngâm với 2 lít rượu, 200g đường phèn trong một tuần cho ngấm rồi đảo đều

Tất cả các nguyên liệu sau khi sao vàng hạ thổ thì ngâm với rượu trong 3 tuần
Tất cả các nguyên liệu sau khi sao vàng hạ thổ thì ngâm với rượu trong 3 tuần

– Ủ kỹ từ 3 tuần đến 1 tháng là có thể lấy ra dùng được.

– Thuốc này cần uống hàng ngày, mỗi lần một chén nhỏ khoảng 5-10ml, sau ăn.

Thời gian đầu dùng thuốc, người bệnh sẽ đau đớn vì công thuốc nhưng chỉ cần cố gắng chịu đựng thì từ ngày thứ 7 trở đi sẽ thấy cảm giác “êm ru”.

Đúng như lời cậu bạn tôi nói, sau 7 ngày, mẹ tôi như tìm lại được niềm vui sống, bà ăn ngon miệng hơn, đi lại dễ dàng và ngủ gần 5 tiếng liên tục mà không đau ê ẩm mình mẩy như trước nữa.

Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh
Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh

Cậu ấy cũng vui lây và bảo: “Mẹ cậu bị đã lâu nên để bà uống đều đặn trong vòng 2-3 tháng, sau đó nửa năm thì uống lại liên tục trong 1 tháng. Các năm sau, mỗi năm uống một lần liên tục trong 1 tháng là được”. Mẹ tôi đã chữa khỏi gai cột sống đơn giản chỉ bằng bài thuốc đó đấy!

Công dụng của bài thuốc chữa gai cột sống từ chanh, bưởi và ngải cứu

– Bưởi: Có những phytochemical ngăn chặn chất prostaglandins làm viêm khớp xương. Theo Đông y, múi bưởi có vị ngọt, chua, tính hàn, có tác dụng kiện tỳ, giảm ho, tan đờm, chữa rối loạn tiêu hóa, đau đầy bụng, khó tiêu, đau khớp… Vỏ bưởi tính ấm, vị đắng, ngọt, có tác dụng tan đờm, giảm ho, điều hòa khí huyết, giảm đau.

– Ngải cứu: Có tính ấm, có vị cay có tác dụng ôn hoà khí huyết, hay được dùng chữa các đau đầu hoa mắt, nhức buốt xương khớp, đau thần kinh tọa…

– Chanh: Có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa, từ đó tăng cường khả năng tự chữa gai cột sống. Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí.

Chanh có tác dụng tăng cường khả năng tự chữa bệnh gai cột sống của cơ thể
Chanh có tác dụng tăng cường khả năng tự chữa bệnh gai cột sống của cơ thể

Cây chanh thuộc nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong danh mục hơn 7.300 loài thực vật được tổ chức Plants For a Future ở Anh Quốc phân loại và xếp hạng căn cứ vào giá trị dinh dưỡng cũng như dược liệu.

Theo BS Hoàng Khánh Toàn – Trưởng Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các vị thuốc trong bài đều có tính ấm, lại được ngâm trong rượu đế cũng có vị cay, tính nhiệt nên rất phù hợp chữa gai cột sống. Thêm nữa, vỏ bưởi và chanh quả đều có công năng hành khí nên có tác dụng chỉ thống (giảm đau).

Theo y học cổ truyền, “thống” (đau) là do “bất thông” (ứ trệ, tắc nghẽn), các vị thuốc có công năng làm cho kinh mạch thông suốt, khí huyết lưu chuyển bình thường thì chứng đau thuyên giảm, chữa thoái hóa cột sống.

*****
*****

9 loại rau củ dính chất độc gây ung thư, dị dạng thai nhi, cho vàng cũng không dám rớ vào

Rau củ quả được gọi là thực phẩm kỳ diệu vì chúng chứa tất cả các chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, canxi, sắt, chất xơ… Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón, rau củ quả còn giúp chị em giảm cân, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và ung thư. Một số nghiên cứu cũng khuyên chúng ta nên ăn 2 – 3 chén rau (nấu, hấp, chiên, xào, hay ăn sống) mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý không phải lúc nào rau củ quả cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 9 loại chứa chất độc chị em cần cẩn trọng để không gây hại cho cả nhà.

1. Giá đỗ dùng thuốc kích thích

Để giá đỗ lớn nhanh, thân mập và trắng, ít rễ, không ít người sản xuất đã sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng nhằm thu lời nhanh và nhiều nhất. Theo người có kinh nghiệm, trung bình phải 5 ngày mới sản xuất được một mẻ giá đỗ theo phương pháp truyền thống. Nhưng nếu sử dụng thuốc “thúc” thì chỉ cần 2 ngày là đã có một mẻ giá trắng mập và không có rễ. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy chảy ra loại nước có màu nhờ đục.

Để tạo ra loại giá đỗ này, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc diệt cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Bản thân thuốc diệt cỏ là một chất độc, có thể gây ung thư và dẫn đến quái thai dị dạng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Cải thìa có dấu hiệu hư, úng

Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Trong cải thìa chứa nhiều chất glucosinolates (chống lại các yếu tố gây ung thư) cũng như phytoalexin (chất kháng độc thực vật) được gọi là brassinin. Ngoài ra, cải thìa còn là nguồn cung cấp dồi dào chất beta carotene – hợp chất chống ôxy hóa mà các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu thấy rau có dấu hiệu hư, úng thì nhất định phải bỏ.vì ăn vào dễ trúng độc, gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chướng bụng, chuột rút, hôn mê và thậm chí tử vong.

3. Cà chua xanh

Cà chua chín đỏ là một loại quả chứa nhiều vitamin B, C, khoáng chất… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cà chua còn xanh chưa chín thì lại gây hại cho cơ thể vì khi đó nó chứa 2 loại chất vô cùng độc là tomatine và solanine. Solanine cũng được tìm thấy trong khoai tây mọc mầm. Khi ăn cà chua xanh, miệng sẽ thấy tê cay. Nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trúng độc như nôn mửa, khó thở, chảy nước dãi…, nặng có thể gây suy hô hấp.

4. Khoai tây mọc mầm

Củ khoai tây mọc mầm hoặc nổi trên mặt đất, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm cho vỏ có màu xanh thường chứa một lượng lớn các chất solanine. Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra ngộ độc nhanh chóng với các biểu hiện như cứng lưỡi, thanh quản tê liệt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác.

Để loại bỏ solanin cần gọt kỹ vỏ, ngâm khoai trong nước có pha thêm vài hạt muối trong vài giờ trước khi nấu để loại bỏ chất độc.

5. Khoai lang mọc mầm hoặc lốm đốm đen

Khoai lang nảy mầm có chứa độc tố solanen. Chất này có độc tính rất mạnh, nếu ăn phải sẽ gây ói mửa, buồn nôn, đau bụng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, khoai lang khi để lâu hoặc để trong môi trường không đảm bảo sẽ xảy ra hiện tượng bị lốm đốm đen hoặc thối rữa, mốc meo, phân hủy. Khi khoai bắt đầu có những đốm đen, các chất dinh dưỡng bên trong sẽ mất dần tác dụng, khoai sẽ trở nên bị cứng và có vị đắng. Đồng thời chất độc trong khoai sẽ không phân hủy được kể cả khi đã nấu chín. Ăn thứ này vào sẽ gây hại đặc biệt cho gan và gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe.

6. Gừng hư, thối

Gừng thối sinh ra chất safrole có độc tính rất mạnh. Chất này vào cơ thể tuy số lượng rất ít nhưng khi ruột hấp thu sẽ chuyển ngay vào gan, khiến các tế bào gan biến dạng, hoại tử, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản.

7. Trà mốc

Khi trà bị mốc xanh hoặc nấm mốc mọc lên nhiều thì nên vứt bỏ ngay lập tức. Trà khô khi mọc nấm mốc rất khó phát hiện, vì thế khi có “nghi ngờ” trà bị nấm mốc hãy bỏ ngay lập tức.

Uống phải trà mốc, cơ thể sẽ có cảm giác say say, chóng mặt, nặng hơn có thể bị tiêu chảy và các triệu chứng bất thường đối với sức khỏe.

8. Nấm tuyết chuyển màu vàng

Nấm màu trắng khi bị biến chất (xuất hiện những viết loang lổ, đổi màu) tạo ra nhiều các men gạo trực khuẩn màu vàng bám lên bề mặt nấm. Khi ăn vào cơ thể gây khó chịu dạ dày, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến sốc nhiễm độc.

9. Lõi mía màu nâu

Khi ăn mía, nếu nhìn thấy phần thịt mía chuyển sang màu nâu hoặc vàng, đỏ, khi ăn có cảm giác mùi rượu thì nên bỏ ngay. Đây là loại mía đã bị nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn này dễ gây nhiễm trùng cho cơ thể, sản xuất ra các độc tố gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.