Bài thuốc trị hết ho chỉ sau 1 ngày, nhất định bạn phải lưu lại ngay

Thời tiết chuyển lạnh khiến rất nhiều người bị ho từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách làm bài thuốc TRỊ HO rất hiệu quả từ gừng tươi mà ai cũng có thể áp dụng được.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Tác dụng của gừng

Gừng không chỉ đơn thuần là một gia vị mà nó còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền dân tộc. Gừng có tên gọi khác là sinh khương, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia.

Gừng được trồng nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam gừng được trồng ở khắp nơi để dùng làm gia vị nấu ăn.

Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết dùng gừng kết hợp ăn với thịt chim, cá, ba ba để hạn chế tính hàn của các loại thịt này.

Trong y học cổ truyền gừng, tỏi, tía tô được xếp và nhóm gia vị phòng bệnh. Ngày nay gừng được dùng nhiều trong chế biến các món ăn xào, nấu, khử mùi tanh, pha nước chấm, pha trà… Dù được dùng nhiều nhưng vẫn rất ít người biết được công dụng bài thuốc của gừng.

Bài thuốc TRỊ HO từ gừng tươi

Bài thuốc giúp trẻ khỏi ho và sổ mũi nhanh chóng cực kỳ đơn giản từ gừng.

Nguyên liệu:

Gừng già: 50g

Muối hột: 20g

Nước: 1 lít

Nồi, thau…

Cách làm:

Gừng chọn củ già, gọt vỏ và rửa sạch dưới vòi nước.

Cho gừng vào cối giã nhỏ, nấu chung với 1 lít nước và muối hột.

Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, để chừng 5 phút cho tinh chất gừng ra hết sau đó tắt bếp và để nguội khoảng 40 độ là có thể sử dụng được.

Cách dùng:

Trước khi đi ngủ, mẹ hãy đổ nước gừng ấm vừa đun ra thau để ngâm châncho bé, vừa ngâm vừa massage gan chân cho con, nếu mẹ biết huyệt dũng huyền thì bấm cho con sẽ có tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu không biết thì mẹ chỉ cần massage chân cho bé là đủ.

Cách massage: dùng ngón tay cái tì lên mu bàn chan của bé, các ngón còn lại bóp nhẹ vào gan bàn chân, đi dọc từ gót chân lên gần ngón chân. Cũng có thể dùng gừng chà vào lòng bàn chân của bé.

Khi nước hết ấm, mẹ lấy chân con ra đặt vào khăn sạch, lau khô 2 chân con xong nhẹ nhàng massage bằng dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm đều được để dầu thấm và lan tỏa vào các huyệt đạo ở chân bé. Sau đó mang vớ chân cho con rồi đi ngủ.

Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày một lần, trong 3 ngày liên tiếp các triệu chứng ho, sổ mũi của bé sẽ khỏi hẳn.

Ngoài ra, còn một số bài thuốc hay chữa bệnh từ gừng mọi người có thể tham khảo:

Chữa đau bụng: gừng tươi 200g, đồng tiện 1 bát, nước sạch 3 bát. Sắc còn 2 bát chia hai lần uống.

Chữa đau bụng bị lạnh quá làm co rút gân: gừng tươi giã dập 100g, rượu 1 bát, sắc uống khi nóng. Dùng nước gừng giã chườm nơi bụng đau.

Chữa đau bụng chướng hơi: gừng tươi 40g, nước 7 bát, sắc còn 2 bát ngày uống 2-3 lần.

Chữa mồ hôi trộm, chân tay chảy nước: gừng tươi 30g, cam thảo 5g, nước 1 lít, sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa chân tay phù: gừng tươi 150g, mật ong 150ml, gừng rửa sạch thái mỏng xào khô. Ngâm gừng trong mật ong cho người bệnh ăn hết trong ngày.

Chữa cảm hàn: gừng khô 20g, riềng ấm 20g, sắc uống khi còn ấm.

Chữa chấn thương đau ngực: Gừng tươi giã nát đắp vào vết thương.

*****
*****

Bà ngoại từ chối trông cháu, con gái nói 1 câu kinh động tất cả những người làm cha mẹ!

Bị mẹ đẻ từ chối giúp đỡ, cô con gái đã có phản ứng rất tiêu cực cho đến khi bừng tỉnh ngộ. Một câu nói sau cuối đã khiến người làm cha mẹ cũng như người làm con phải ngẫm.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của người phụ nữ vốn được bố mẹ bao bọc, chăm chút như một cô công chúa. Nhưng khi cô có con, mọi chuyện hoàn toàn thay đổi. Bước ngoặt bắt đầu khi mẹ cô thẳng thắn từ chối trông con giúp con gái yêu quý của mình.

Nội dung bài viết được trang ndtv.vn dẫn lại như sau:

Từ nhỏ đến lớn, bố mẹ yêu thương chăm sóc cho tôi từng li từng tí, thậm chí, mức độ yêu thương ấy còn khiến người khác phát kêu lên.

Cho đến ngày hôm đó, họ đã đưa ra một quyết định trịnh trọng trong đời, một hành động khiến tôi vốn đang chìm đắm trong giấc mộng công chúa suốt vài chục năm bất giác bừng tỉnh giấc.

Khi đó, tôi mang thai 38 tuần. Tối đó – một buổi tối bình thường như bao buổi tối khác, mẹ tôi đột nhiên gọi tôi và chồng vào phòng, không ngần ngại tuyên bố:

Mẹ và bố con đã quyết định khi con hết cữ, bố mẹ sẽ không giúp các con nữa, chúng ta muốn đi thăm thú các nơi, thích nơi nào sẽ ở lại nơi đó.

Về phía em bé, chúng ta tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu rồi, các con mới là bố mẹ của nó, hãy tự bố trí, tìm cách nào cho phù hợp.

Trong tình huống bất ngờ, không chút chuẩn bị và phải đón nhận thông tin đó, tôi mất vài ngày mới có thể tin đó là sự thật. Tiếp đó, tôi rơi vào trạng thái lo lắng thực sự, chẳng khác nào lũ chim sẻ đang được chăm bẵm chu đáo giờ bị thả ra ngoài tự lo cho cuộc sống của mình.

Mẹ chồng tôi đã qua đời, bố chồng bệnh nặng nên không thể nhờ cậy được gì, không ngờ đến lúc tôi cần giúp đỡ nhất, bố mẹ vốn vô cùng thương tôi lại lỡ bỏ mặc tôi. Thời điểm đó, tôi đã oán trách bố mẹ rất nhiều.

“Bố mẹ có thể đi du lịch khắp nơi mà không nỡ giúp mình một tay, thật ích kỷ, làm như vậy chẳng phải là bố mẹ ép mình sao, làm gì có bố mẹ nào đối xử với con cái như vậy…”, tôi thầm trách móc.

Và con tôi đã chào đời khi tôi vẫn còn đang vô cùng hoảng loạn và lo lắng.

Trong suốt những tháng cữ, tôi đầu tắt mặt tối, dường như chẳng có lúc nào ngẩng được mặt lên.

Vì giận, tôi kiên quyết tự chăm con mình từ sáng đến tối. Những phiền não do đủ thứ việc, từ việc đầu ti bị nứt cổ gà đau đớn cho đến việc con lúc nào cũng đại, tiểu tiện, ngủ không đủ giấc… vốn được tôi dùng làm “khổ nhục kế” để khiến bố mẹ phải tự trách mình vì đã đưa ra quyết định hà khắc với tôi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những ngày sau sinh, người phụ nữ trẻ tự đày đọa mình như cách để tỏ thái độ với bố mẹ.

Nhưng càng mệt, tôi lại bất giác ngộ ra nhiều điều.

Tôi tự hỏi bản thân: Mình sợ gì chứ? Sợ phải gánh vác trách nhiệm mà một người mẹ nên gánh vác, sợ trở thành một bà mẹ đúng nghĩa hay sao? Mình oán trách gì chứ?

Bố mẹ chẳng có bất cứ nghĩa vụ nào phải chăm sóc, trông con cho mình, họ đã hi sinh cả cuộc đời cho mình nhưng chưa một ngày đòi hỏi thứ gì, mình lại đi trách cứ, oán trách quyết định mà cả đời, họ mới dám đưa ra vì bản thân?

Chính mình, một đứa chưa từng nghĩ đến việc báo đáp cho bố mẹ mới là đứa ích kỷ nhất trên thế giới này.

Và rồi, rất nhiều việc chẳng lường trước được liên tục xảy ra…

Tôi viết đơn lên đơn vị xin gia hạn thời gian nghỉ thai sản, bắt đầu một cuộc sống mẹ bỉm sữa hoàn toàn trong thời gian 1 năm. Trong thời gian đó, tôi mới nhìn lại bản thân và phát hiện ra rằng, trong con người tôi có không ít khả năng mà trước giờ tôi không biết.

Trước giờ, thói quen làm việc và nghỉ ngơi của tôi rất tệ nhưng sau khi có con, tôi ngủ nghỉ theo con nên rất đúng giờ, 9h tối đi ngủ và thức dậy vào 6h sáng hôm sau, chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao rõ rệt.

Trước giờ, tôi rất lề mề và có tật “cao su” khó sửa, nhưng vì không ai trông con giúp nên những việc vặt vãnh trong nhà, lúc nào tôi cũng phải đợi con ngủ và xử lý với tốc độ chóng mặt, phải nói, kỹ năng dọn dẹp việc nhà của tôi cải thiện trông thấy.

Sau những ngày bận bù đầu, người mẹ trẻ dần tỉnh ngộ và nhận ra mình mới là người ích kỷ. Ảnh minh họa.
Sau những ngày bận bù đầu, người mẹ trẻ dần tỉnh ngộ và nhận ra mình mới là người ích kỷ. Ảnh minh họa.

Trước giờ, tôi luôn lười biếng, thế nhưng khi phải ở nhà chăm con, để không bị tụt lùi với thời cuộc, tôi tranh thủ đọc sách, làm bài thi, thậm chí còn thi đỗ vào vị trí biên tập viên, giải quyết khâu việc làm quan trọng của đời người.

Trước giờ, tôi luôn trách mẹ chuyện bé xé ra to, nhưng khi phải tự chăm con một mình, thằng bé bị cảm cúm cũng trở thành chuyện lớn cấp bách hàng đầu với tôi, bởi tôi hiểu người có thể giúp tôi, đợi thêm hơn tiếng nữa chưa chắc đã đến nơi.

Trước giờ, tôi trách bố đi sao mà chậm, cho đến khi tự chăm sóc con, thằng bé từng bước từng bước chập chững tập đi và không biết bao nhiêu lần tôi phải đỡ thằng bé dậy sau những cú ngã vì đi chưa vững, suy nghĩ trước đây bỗng tan biến.

Trước giờ, tôi chẳng bao giờ nghĩ bố mẹ đã vì mình mà làm những gì, cho đến khi tôi tự nuôi con mình…

>>> Hiện nay in túi giấy đựng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu, nó được xem là cách maketing, quảng cáo rất hiệu quả

Và sau tất cả, tôi nhận ra rằng bố mẹ tôi đã có một quyết định vì tôi, vô cùng bao dung, vô cùng rộng lượng. Và tôi đã nói với hai người rằng: “Bố mẹ của con đã vì con mà làm biết bao nhiêu việc, nhưng đây là việc khiến con cảm động nhất.”

Cảm ngộ

Là những người làm cha mẹ, chúng ta đúng là nên buông tay đúng lúc.

Rút lui, buông tay đúng lúc không có nghĩa là không can dự, tham gia vào cuộc sống của con cái, chỉ là giữ một khoảng cách nhất định mà thôi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chúng ta có cuộc sống của chúng ta, con cái cũng có không gian riêng của chúng, những lúc khó khăn, chúng ta có thể giúp đỡ con cái đúng mực, nhưng tuyệt đối không nên ôm hết trách nhiệm giúp chúng, có như vậy, chúng mới có thể trưởng thành hơn, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống!

Theo Tri thức trẻ

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.