Bài thuốc dân gian nổi tiếng chữa khỏi các khối u ở vú, cổ, viêm họng, viêm loét dạ dày, tá tràng
Từ lâu, trinh nữ hoàng cung đã được sử dụng trong dân gian để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có các khối u lành tính cũng như ác tính (ung thư).
Sau 15 năm nghiên cứu, cho đến nay công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi đã đạt nhiều kết quả rất khả quan: tìm ra cách phân biệt TNHC với các loại cây tương tự khác bằng DNA (nhằm tránh cho nhiều người uống nhầm mà bị ngộ độc), xác định được các chất trong TNHC có tác dụng kháng u, chiết xuất được các chất này từ trinh nữ hoàng cung để chế tạo ra một loại thuốc (lấy tên là Crila) điều trị u bướu, thử nghiệm trên người và khẳng định tính hiệu quả của nó, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc.
Bài thuốc đơn giản chữa nhiều bệnh
1. Bộ phận dùng: lá
2. Bào chế:
– Dùng tươi
– Dùng khô: Hái lá rửa sạch, nhúng qua nước sôi rồi phơi
3. Tác dụng và liều dùng: Chữa u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, các khối u ở vú, cổ, viêm họng, viêm loét dạ dày, tá tràng, mụn nhọt, lở độc..
Liều dùng: 3 lá tươi dài 5 tấc, rửa sạch thái nhỏ, sắc với 2 chén nước còn nửa chén, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn.
Dùng khô: Mỗi ngày dùng 200g sắc với 2 chén nước còn nửa chén chia 3 lần uống sau bữa ăn
Mỗi đợt điều trị từ 20-25 ngày. Nghỉ 10 ngày rồi điều trị đợt tiếp theo (Có thể dùng theo giới như sau: Nam điều trị liên tục 64 ngày, nữ điều trị liên tục 49 ngày)
4. Đơn thuốc có trinh nữ hoàng cung:
– Chữa các khối u như u da, u nội tạng, hạn chế sự phát triển của ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng gồm: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, lá đu đủ khô 50g, nga truật 20g, xuyên điền thất 10g. Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.
– Chữa viêm họng hạt: Lá trinh nữ hoàng cung 1/3 lá, rễ cây dằng xay 3g. Hai vị rửa sạch, thêm vào hạt muối nhai ngậm hàng ngày.
Cách dùng trinh nữ hoàng cung chữa u xơ tiền liệt tuyến
Trong đó, lương y Nguyễn Công Đức cho biết ông đã dùng cây trinh nữ hoàng cung để chữa trị cho bệnh nhân từ nhiều năm nay.
Loại cây này có hiệu quả trong các trường hợp ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, loét dạ dày tá tràng, phong thấp… Lương y Đức cũng ghi nhận đã có trường hợp phụ nữ mang thai dùng cây trinh nữ hoàng cung để chữa trị u vú đã bị sảy thai.
“Dùng lá tươi là tốt nhất. Dùng 3 lá tươi trinh nữ hoàng cung dài 5 tấc, rửa sạch, thái nhỏ. Sắc với 2 chén nước, còn lại nửa chén. Chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.
Nếu không có điều kiện hái lá tươi uống mỗi ngày thì dùng lá khô: Để có lá khô trước khi phơi phải trần qua nước sôi rồi lấy ra ngay. Như vậy phơi sẽ mau khô và chất lượng thuốc tốt. Mỗi ngày dùng 20 gr lá khô, cách sắc và uống như trên.Thời gian điều trị (theo kinh nghiệm của Đông y, ứng dụng có hiệu quả) cho nữ là 49 ngày uống liên tục, nam là 64 ngày uống liên tục, không nghỉ nửa chừng.
Để đề phòng bị yếu sinh lý do tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân nam bị u xơ tiền liệt tuyến thì thêm cành lá cây đinh lăng (lá nhỏ tươi 50gr, khô 20gr) sắc chung với lá trinh nữ hoàng cung. Khi sắc đổ nước ngập dược liệu, còn nửa chén chia 3 lần uống trong ngày”, đây là cách sử dụng trinh nữ hoàng cung mà ông Phúc đọc trên Tạp chí Đông y do lương y Nguyễn Công Đức hướng dẫn.
Phân biệt với các cây khác để tránh bị ngộ độc
Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó, phải phân biệt rõ cây trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam . Ngay trong chi Crinum chỉ có Crinum latifolium L. có tác dụng trị u xơ theo kinh nghiệm dân gian.
Một số đặc điểm phân biệt náng hoa trắng và cây trinh nữ hoàng cung.
Một số đặc điểm phân biệt náng hoa trắng và cây trinh nữ hoàng cung.
Đặc điểm |
Trinh nữ hoàng cung | Náng hoa trắng |
Hình thái | -Thân hành như củ hành tây.-Lá mỏng hơn, màu xanh nhạt hơn.– Mặt dưới sống lá có một gờ sắc chạy dọc.-Hoa trắng phớt hồng. | -Thân hành hình trứng thuôn.-Lá dày hơn, màu xanh đậm hơn.-Hoa trắng. |
Vi phẫu | -Mặt dưới sống lá tạo thành một góc tù.-Không đối xứng qua sống lá, một bên mặt lõm vào.-Mô huyết nhỏ, không rõ.-Tinh thể canci oxalat hình ruột chì. | -Mặt dưới sống lá là một vòng cung đều đặn.-Đối xứng qua sống lá.-Mô huyết rất to, giữa 2 bó libe-gỗ.-Tinh thể canci oxalat hình kim. |
Để có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ cùng chi Crinum, phải dựa trên sự khác nhau về hình thái thực vật. Sự khác nhau về hình thái giữa những cây này trình bày trong bảng sau:
Trinh nữ hoàng cung | Lan huệ |
Hoa ít thơm. | Hoa rất thơm. |
Cánh hoa mảnh, rộng, màu phớt hồng. | Cánh hoa hẹp bản hơn, màu trắng xanh. |
Nụ hoa lúc chưa nở phồng to, ngắn | Nụ hoa lúc chưa nở thon dài hơn. |
Số hoa thường là 6 trên một tán lá đôi, có khi 9,10,12. | Tán hoa thường có 12 hoa. |
Chỉ nhụy hoa màu trắng. | Chỉ nhụy hoa màu đỏ tía. |
Cuống hoa tròn, đế tán hoa hơi cong, dài khoảng 7cm, đế hoa và cuống hoa màu xanh. | Cuống hoa dài hơn trinh nữ hoàng cung (10 – 12 cm), đế hoa và cuống hoa màu đỏ tía. |
Khi hoa nở hết, các cánh hoa cẫn xếp sát nhau giữ hình ống. | Khi hoa nở hết, các cánh hoa tách rời nhau, uốn cong xuống. |
Lá có màu xanh nhạt hơi vàng. | Lá có màu xanh đậm (xanh rì) lá dày hơn lá trinh nữ hoàng cung. |
Thân thường ngắn có màu đỏ tía. | Thân cao hơn, thường có màu xanh, đôi khi cũng có màu đỏ tía. |
Phân biệt trinh nữ hoàng cung với các cây khác
Sau nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi đã phân biệt được cây Trinh Nữ Hoàng Cung có khả năng điều trị khối u với các loại cây khác. Việc phân biệt này rất quan trọng, vì thực tế có rất nhiều loại cây giống Trinh Nữ hoàng cung mà người không có chuyên môn khó mà phân biệt, đã có nhiều người nhầm lẫn dẫn đền ngộ độc.
Theo Lương y Trà Văn Ngọc
Cứ 2 ngày ăn loại hạt này 1 lần, cơ thể không còn chất độc
Nhắc tới các loại đậu tốt cho sức khỏe, người ta thường nhớ đến đậu xanh với công dụng mát gan, giải độc nhưng ít ai ngờ rằng, đậu đỏ mới thực sự là “vua giải độc” trong các loại đậu….
Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, dưỡng huyết, tiêu ứ, thanh hỏa độc…
Đậu đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng quý. Cứ 100g đậu đỏ khô thì chứa 60,9g đường, 4,8g chất xơ, 20,9g protid, 3,3g tro.
Ngoài ra, đậu đỏ còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, axit nicotinic, vitamin nhóm B… Đối với cơ thể, đậu đỏ có nhiều công dụng cực tốt mà bạn cần chú ý.
1. Tác dụng giải độc vượt trội
Đậu đỏ rất giàu vitamin nhóm B và mang tính chất kiềm thạch có tác dụng nhuận tràng, thông ruột, giải độc cho ruột và gan hiệu quả.
Ngoài ra, lớp vỏ ngoài màng đậu đỏ cũng chứa nhiều chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột rất tốt, nhờ đó giúp loại bỏ được các chất cặn bã bám ở thành ruột, làm sạch ruột.
Người bình thường chỉ cần uống nước và ăn đậu đỏ ninh nhừ cách ngày 1 lần sẽ giúp giải độc cơ thể cực tốt.
Người bị ngộ độc nhẹ cần uống ngay 1 cốc nước đậu đỏ đun với 1 ít muối, độc tố sẽ được đẩy ra hết ra ngoài qua đường tiểu.
2. Trị bệnh với những bài thuốc từ đậu đỏ
Những căn bệnh do cơ thể nhiễm độc như phù thận, thận yếu, khó tiểu tiện, sỏi đường tiết niệu hay nổi mụn cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc từ đậu đỏ.
Dưới đây là các bài thuốc dân gian có sử dụng đậu đỏ, trong đó loại thực phẩm này thể hiện vai trò giải độc rất rõ:
Bệnh viêm tiểu cầu thận:
Dùng 90g đậu đỏ, 60g râu ngô, 20 trái táo đỏ, 30g đường đỏ hoặc đường vàng nấu nước uống trong ngày cho đến khi hết bệnh, kéo dài khoảng từ 1-3 tháng.
Bệnh viêm thận cấp tính:
Dùng 50g đậu đỏ, 1 con cá chép, 1kg bí đao, chút hành hoa; nấu canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái lúc còn nóng, sau đó đắp chăn cho vã mồ hôi. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.
Bệnh phù thũng, tiểu tiện không thông:
Dùng 20g đậu đỏ, 30g hạt bo bo, 30g gạo, chút đường. Đậu đỏ ngâm mềm rồi luộc hoặc hấp cho chín mềm, cho nguyên liệu còn lại vào nấu nhừ, cho đường vào cho dễ ăn. Ngày ăn 2 lần, ăn nhiều ngày đến khi hết bệnh.
Bệnh sỏi tiết niệu:
Dùng 50g đậu đỏ, 50g hạt gạo tẻ, 20g kê nội kim (màng trong mề gà phơi khô, tán bột), chút đường. Đậu đỏ và gạo nấu thành cháo, trộn kê nội kim và đường vào, ngày ăn 2 lần, ăn trong 30 ngày.
Theo tạp chí Sống khỏe
Cách nấu cháo chữa khỏi cận thị sau 5 ngày đỡ phải mổ
Rất nhiều bạn đang cảm thấy rất bất tiện vì cận thị, dưới đây là cách chữa cận thị hiệu quả sau 5 ngày không cần mổ.
Mọi người thường nghĩ để điều trị cận thị là phải đi mổ, nhưng vẫn có cách khác để điều trị cận thị bằng cách dùng thực phẩm để trị bệnh và cháo là món ăn nằm trong danh sách các món chữa cận thị hiệu quả. Cháo dễ ăn, hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, giúp mắt sáng hơn. Dưới đây là một số bài thuốc từ cháo có tác dụng giảm cận thị nhanh chóng mà mẹ nên nấu cho con để điều trị cũng như ngăn ngừa tật khúc xạ mắt này.
Bước 1: Gan dê làm sạch rồi thái thành những miếng nhỏ. Gạo đem vo sạch và nấu đến khi nhừ sau đó cho gan đã cắt lát, hành và gia vị vào nồi nêm nếm.Bước 2: Tiếp tục nấu cho đến khi chín thì bắt xuống. Các bạn không hâm đi hâm lại hoặc trộn cháo nhiều lần, vì sẽ dễ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong món cháo gan dê. Nên cho người cận thị ăn 1 bát mỗi ngày và ăn liên tục 7 ngày. Với tác dụng dưỡng can sáng mắt, món cháo gan dê với hành vừa giúp chữa bệnh cận thị, hoa mắt, quáng gà vừa là món ăn bồi bổ giúp phục hồi sức khỏe sau sốt rất tốt.
Công thức chữa cận thị 2: Cháo quyết minh hoa cúc
Nguyên liệu cần có cho công thức chữa cận thị 2: Cháo quyết minh hoa cúc
- Quyết minh tử: 15g (các bạn mua ở những hiệu thuốc bắc);
- Cúc hoa: 8g;
- Gạo lức: 100g;
- Đường phèn
Các bước thực hiện công thức chữa cận thị 2
Bước 1: Đầu tiên, các bạn xào sơ qua quyết minh tử cho thơm và hoa cúc trắng. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi nước hầm 200ml, bỏ bã.
Bước 2: Cho thêm 400ml nước nữa trước khi cho gạo đã vo sạch và đường phèn vào nồi, rồi nấu đến khi sôi. Lưu ý: Lúc đun điều chỉnh lửa to để cháo dễ chín sau đó chuyển sang lửa liu riu và nấu đến khi cháo nhừ. Cháo quyết minh cúc hoa làm sáng mắt hỗ trợ tiêu hóa. Nên dùng 1-2 lần/ngày và ăn liên tục 5-7 để đạt hiệu quả cao.
Công thức chữa cận thị 3: Cháo câu kỷ tử
Nguyên liệu cần có cho công thức chữa cận thị 3:
- Câu kỷ tử: 20g;
- Gạo nếp: 50g;
- Đường tinh khiết.
Các bước thực hiện công thức chữa cận thị 3
Bước 1: Rửa sạch gạo nếp và kỷ tử sau đó cho vào nồi đất nấu cùng 300ml nước. Nấu sôi rồi chỉnh nhỏ lửa đến khi cháo nhừ.
Bước 2: Sau khi cháo chín, bắt nồi xuống rồi các bạn nêm gia vị vào cho vừa miệng. Nồi đất sẽ giúp giữ nhiệt lâu nên không cần phải hâm cháo nhiều lần. Với công dụng dưỡng âm, lợi khí, trị cận thị, bổ huyết, viêm gan mạn tính, chóng mặt,…nên cho trẻ ăn vào 2 buổi là sáng và tối, kiêng trì ăn lâu dài để mắt mau sáng.