Bài thuốc chữa hết ho chỉ sau 1 ngày, cần lưu lại ngay

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người thường bị ho do phế quản bị viêm và tiết dịch nhầy, nhất là trẻ em. Lúc này cần ngăn chặn ngay những triệu chứng ban đầu để bệnh không nặng thêm và vào sâu hơn các cơ quan khác trong hệ hô hấp.

E ngại dùng thuốc kháng sinh, nhiều người tìm đến các biện pháp dân gian để chữa ho. Trong đó, trên các diễn đàn hiện nay, mẹo trị ho bằng các phương pháp truyền thống đang gây chú ý nhất vì tính hiệu quả trong khi cách làm khá đơn giản.

Mật ong hấp quất nguyên vỏ:

Dùng trái tắc rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát mỏng cho vào tô. Sau đó đổ mật ong ngập phần tắc, trộn đều cho tắc thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi nấu cách thủy chừng 10-15 phút, tới khi tắc nhuyễn, quyện đều với mật ong sánh đặc như siro. Để nguội, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cafe. Khi uống bạn có thể cho thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, ngứa rát, khản tiếng do ho mang lại.

Ngoài ra có thể dùng mật ong hấp lá hẹ, hoặc mật ong hấp tỏi.

Quất

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong quả quất có nhiều tinh dầu, pectin, đường và các vitamin giúp chống viêm, long đàm, tăng sức đề kháng và giảm ho hiệu quả. Có thể ngâm quất với muối để nhấm nháp hoặc pha nước uống. Quất chưng cách thủy với đường phèn cũng là bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian.

Chanh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng như quất, chanh có tác dụng làm giảm ho. Cách dùng phổ biến là chưng cách thủy với đường phèn mật ong, pha với nước ấm và đường, hoặc xắt miếng mỏng ngâm muối để ngậm. Hạt chanh và quất (tắc) cũng có thể chữa ho.

Chữa ho bằng me, gừng và nước cốt chanh

Cho khoảng 3 nắm lá me tươi rửa sạch vào nồi, xắt lát mỏng một củ gừng rồi trải đều trên lá me, cho thêm vào nồi 2 ly nước. Sau đó đun lửa liu riu trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 1 ly, dùng vải sạch lọc lấy phần nước. Cho vào phần nước thu được khoảng nửa ly nhỏ đường rồi tiếp tục đem đun sôi cho đến khi hỗn hợp nước sánh có dạng sirô. Vắt lấy nước của 5 trái chanh đã loại bỏ hạt vào sirô và khuấy đều.

Để trị ho, người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần một muỗng canh. Trẻ em cũng uống mỗi ngày 4 lần nhưng mỗi lần một muỗng cà phê. Sirô này cần được bảo quản trong tủ lạnh.

Cách chữa ho từ tỏi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dùng 2-3 tép tỏi, lột vỏ và cho vào chén nhỏ, thêm 1 muỗng đường và nửa chén nước. Đun sôi với lửa thật nhỏ khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đợi cho nước còn hơi ấm hãy ăn.

Áp dụng từ 2-3 lần/ngày, các cơn ho sẽ giảm đi thấy rõ, sau một tuần sẽ dứt hẳn. Tỏi có vị ấm rất tốt cho dạ dày, phổi, điều trị các chứng ho. Người lớn cũng có thể dùng cách này, nhưng cần đến 7-8 tép tỏi và 2 muỗng đường.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã biết được cách trị ho hiệu quả và an toàn.Việc lựa chọn được phương pháp phù hợp sẽ giúp chữa ho một cách nhanh chóng và hạn chế được những biến chứng không mong muốn.

Theo Thuockidieu.com

*****
*****

Bài thuốc làm sạch máu, hạ đường huyết và chữa liệt dương từ đậu đen: Rẻ nhưng hiệu quả

Không chỉ là 1 thực phẩm dùng để nấu chè, đậu đen còn là vị thuốc chữa rất nhiều bệnh đang rất phổ biến hiện nay như tắc nghẽn động mạch, đường huyết cao, liệt dương…

Giá trị dinh dưỡng

Đỗ đen là thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất, giúp hoạt huyết, lợi tiểu, trừ gió, giải độc.

Theo các kết quả nghiên cứu Đông y, đỗ đen giàu dinh dưỡng và chứa đến 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là 8 loại axit amin thiết yếu nhất đối với sức khỏe con người.

Đỗ đen còn chứa 19 loại chất béo cần thiết, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mà còn có tác dụng làm cho lượng cholesterol trong máu hạ thấp xuống.

Thành phần của đỗ đen không chứa cholesterol, chỉ chứa sterol thực vật. Tuy không có tác dụng để cơ thể hấp thụ, nhưng có thể tăng tốc việc đào thải steroid, giúp tránh tích tụ quá nhiều cholesterol trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Trong đỗ đen còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, mangan, molypden, selen, flo…giúp làm chậm quá trình lão hóa. Quan trọng hơn, đỗ đen còn có thể làm giảm độ đông đặc nhầy nhớt của máu, rất thuận tiện cho quá trình lưu thông của hệ tuần hoàn.

Màu đen trên vỏ đỗ có chứa anthocyanins, là nguồn gốc tốt của chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do, đặc biệt là trong môi trường axit của dạ dày. Không chỉ có tác dụng chống oxy hóa tốt mà đỗ đen còn có thể chăm sóc da, tăng nhu động ruột.

Dưới đây là các bài thuốc từ đỗ đen mà ai cũng dễ dàng áp dụng:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lưu ý:

  • Những người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn) chân tay lạnh, sợ lạnh… không nên dùng nhiều.
  • Khi nấu nên thêm một vài lát gừng sẽ tốt hơn.

Theo Soha

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.