Bác sĩ khẩn khoản yêu cầu bạn thay đổi tính năng nhỏ này trên màn hình điện thoại, rất quan trọng đấy!

Không ai biết trước được mình sẽ rơi vào hoàn cảnh không may nào. Những lúc đó, thông tin này trên điện thoại sẽ vô cùng quan trọng đối với mạng sống của bạn.

Sử dụng nhiều thiết bị điện tử thông minh vừa có những mặt bất cập nhưng đôi lúc lại mang đến nhiều lợi ích to lớn, bởi thực chất không ai trong chúng ta biết tận dụng hết tất cả các tính năng hữu ích trên chiếc điện thoại của mình cả.

Một nữ y tá tên Julia Thompson đã kêu gọi mọi người cần thay đổi một điều nhỏ trên điện thoại sẽ có thể giúp đỡ rất nhiều các y bác sĩ trong việc cấp cứu, chữa trị cho bệnh nhân trong trường hợp nguy cấp. Đây là vấn đề sinh tử.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

“Tôi làm ở bệnh viện công và đã từng chứng kiến rất nhiều ca cấp cứu rất ngặt nghèo.  Tuy nhiên khi bệnh nhân được đưa đến, chúng tôi hoàn toàn không có thông tin gì của họ cả khiến cho việc chẩn đoán và điều trị vô cùng khó khăn. Trong lúc nguy cấp, chúng tôi cũng không biết người thân của bệnh nhân là ai để liên hệ vì điện thoại của họ cũng khóa.

Rất nhiều người không biết rằng, có một tính năng rất hữu dụng và hoàn toàn miễn phí trên điện thoại iPhone mang tên Medical ID, nằm trong phần ứng dụng Health. Bạn có thể điền hết thông tin y tế của mình vào đó, bao gồm thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe, nhóm máu, tiền sử bệnh tật hay dị ứng, số liên lạc khẩn cấp… Nhờ đó, nhân viên y tế có thể nhanh chóng lấy được thông tin của bạn cho dù điện thoại có khóa, việc này giúp cho công việc cấp cứu của các y bác sĩ dễ dàng hơn…

Người dùng Android cũng có một ứng dụng tên ICE, cũng tương tự như trên, bạn có thể điền mọi thông tin cần thiết và quan trọng về sức khỏe của bản thân, số liên lạc của người thân…”

Tạo một Medical ID trên iPhone cũng rất đơn giản:

Bạn bật ứng dụng Health trên điện thoại. Chọn Medical ID dưới góc phải màn hình. Chọn vào phần “Edit”, điền tất cả thông tin cần thiết của mình vào.  Bật chế độ “Show When Locked”.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Vậy là xong! Bây giờ bạn thử lại bằng cách khóa điện thoại, bấm vào nút “Home”, chọn vào dòng chữ “Emergency” bên góc trái sẽ thấy Medical ID hiện ra.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Với người dùng Android, hãy tải về ứng dụng ICE – Incase Of Emergency về điện thoại và làm theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, bạn có thể đặt số điện thoại của những người thân vào danh sách khẩn cấp như sau:

Mở mục “Contacts” – Chọn tên người thân – Chọn “Assign” vào nhóm danh bạ “ICE – Emergency contacts”.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Khái niệm hồ sơ y tế chắc cũng còn khá xa lạ với đại đa số người Việt, nhưng lại là những thông tin cực kì quan trọng và cần thiết trong những trường hợp khẩn cấp. Không ai có thể biết trước được tai nạn xảy ra lúc nào, khi đó thì những thông tin từ điện thoại này là thứ quí giá để giúp cứu sống tính mạng của chúng ta.

(Tổng hợp)

Đinh Hương / Theo Thời đại

*****
*****

Chuyên gia hướng dẫn cách cứu người đột quỵ chỉ bằng 2 viên thuốc rẻ tiền

Cứ 4 phút trôi qua sẽ có 1 người Mỹ chết do đột quỵ; còn tại Việt Nam, 5 phút sẽ có 1 người tử vong do bệnh này gây ra.

Nhưng dân số của Mỹ hơn 323 triệu người, trong khi của Việt Nam khoảng 90 triệu dân.

Nếu tại Việt Nam, mỗi giờ có đến 12 ca chết do đột quỵ; trong khi 8 trong số 12 ca này hoàn toàn phòng ngừa được; thậm chí nếu được chẩn đoán sớm thì 10 – 12 ca này sẽ đi lại bình thường vào ngày hôm sau chứ không phải tử vong.

Đó là cảnh báo của bác sĩ Mahen Nadarajah (Singapore) – Phụ trách Can thiệp nội mạch của Bệnh viện Quốc tế City báo cáo tại “Hội nghị khoa học kỹ thuật” diễn ra vào ngày 21/10.

Bác sĩ Mahen Nadarajah
Bác sĩ Mahen Nadarajah

Theo bác sĩ Mahen Nadarajah, thành mạch máu của người châu Á nhỏ và mỏng hơn người châu Âu nên nguyên nhân đột quỵ dễ xảy ra hơn người châu Âu.

Đặc biệt, kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhiều gia đình có điều kiện ăn uống tốt hơn, tiếp cận nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chứa cholesterol xấu… sẽ dễ đột quỵ hơn, nhất là đột quỵ ở người trẻ ngày càng nhiều.

Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ chưa rõ ràng, do đó những đối tượng trên 45 tuổi, nhất là người thường xuyên hút thuốc, béo phì… nên tầm soát nguy cơ đột quỵ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Và nếu bắt gặp 1 trường hợp bị đột quỵ, người xung quanh nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, tốt nhất là trong 3 giờ đầu – thời gian vàng để điều trị đột quỵ tốt hơn, cứu sống người bệnh dễ hơn. Nếu bệnh nhân nhập viện trễ sau mỗi giờ thì mất thêm 3,65 năm tuổi thọ.

Người nhà không nên sử dụng các loại thuốc đông y từ Trung Quốc rao bán trên mạng; vì hiệu quả không cao như thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân để đánh tan cục máu đông; trong khi chi phí không rẻ.

Mặt khác, đối với bệnh nhân đột quỵ thể nhồi máu não, người nhà có thể cho bệnh nhân uống ngay 2 viên aspirin.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường nhưng chứa hoạt chất giúp ức chế tập kết tiểu cầu; từ đó làm giãn sự kết dính của cục máu đông, giúp người bệnh hạn chế tối đa biến chứng của đột quỵ.

Với người bệnh đột quỵ có biến chứng liệt người, cứng hàm không uống được thuốc, người nhà có thể giã thuốc ra, pha với nước và nhỏ vào miệng bệnh nhân.

Bác sĩ Mahen Nadarajah cho biết trên thế giới đã có hơn 100 bài báo y khoa nghiên cứu về thuốc aspirin sơ cứu người bệnh đột quỵ.

Tuy nhiên, việc uống thuốc aspirin chỉ hỗ trợ, do đó quan trọng phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Hồ Ca

Theo phunuonline

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.