90% gia đình Việt không biết mối hiểm họa tiềm ẩn từ loài cây “phát lộc” đang trồng trong nhà này

Vốn có ý nghĩa mang tài lộc đến cho gia chủ nên kim phát tài là loài cây được rất nhiều gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên, có một sự thật đáng sợ đằng sau loài cây này mà không phải ai cũng biết.

Thông thường, nếu muốn trồng cây cảnh mà đỡ tốn thời gian chăm sóc lại thanh lọc được không khí, khói bụi, khí độc thì kim phát tài luôn là sự lựa chọn số 1 của các gia đình. Ngoài ra, nhiều người tin rằng trồng cây này trong nhà sẽ “hút lộc” về cho gia chủ, thể hiện sự phú quý giàu sang và tiền bạc.

Với ý nghĩa hút tài lộc và khả năng lọc không khí, kim phát tài được rất nhiều gia đình lựa chọn
Với ý nghĩa hút tài lộc và khả năng lọc không khí, kim phát tài được rất nhiều gia đình lựa chọn

Thế nhưng, đằng sau những ý nghĩa có phần tích cực ấy là một sự nguy hiểm khiến bạn rùng mình bởi trong thân, lá… của nó để chứa độc tố gây hại cho con người, đặc biệt là trẻ em.

Những đặc điểm nổi trội của cây kim phát tài khiến ai cũng “thích mê”

Được biết, kim phát tài có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia – một loài cây thuộc vùng nhiệt đới lâu năm, có nguồn gốc từ miền Đông châu Phi. Chúng thường mọc thành từng bụi và có thể đạt độ cao từ 30 – 100 cm. Hình dáng cây kim phát tài được tạo thành từ một tập hợp các nhánh lá.

Z. zamiifolia chứa một lượng nước cao bất thường – 91% ở lá và 95% tại cuống lá nên chúng có thể hoàn toàn “sống thảnh thơi” 4 tháng mà không cần tưới nước.

Kim phát tài có hình dáng khá hút mắt với những chiếc lá mọng nước
Kim phát tài có hình dáng khá hút mắt với những chiếc lá mọng nước

Một điểm đặc biệt mà ai cũng thích ở Z. zamiifolia chính là khả năng làm sạch không khí trong nhà siêu đỉnh. Nghiên cứu từ các chuyên gia thực vật, môi trường học ở ĐH Copenhagen năm 2014 đã chỉ ra rằng Z. zamiifolia có thể loại bỏ 0,01 mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, toluene, ethylbenzene và xylen mỗi ngày. Do đó, kim phát tài đã trở thành lựa chọn số 1 của nhiều người khi có ý định mua cây cảnh trong nhà.

Nguy hiểm ẩn sau vẻ “hào nhoáng”

Thế nhưng, chắc chắn rất ít người biết rằng trong cuống và lá của Z. zamiifolia chứa nhiều tinh thể canxi oxalat. Chất này có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt khi ta ăn nhầm hoặc chạm phải phải dịch do cây tiết ra rồi bôi lên mắt.

Trong cuống và lá của kim phát tài có rất nhiều độc tố
Trong cuống và lá của kim phát tài có rất nhiều độc tố

Được biết, chỉ cần một lượng nhỏ canxi oxalat cũng đủ gây ngứa, nóng rát trong miệng, họng, sưng và ngạt thở. Với liều lượng lớn hơn một chút, canxi oxalat sẽ gây ra trạng thái nôn nao khó chịu mạnh với hệ tiêu hóa, có thể làm khó thở và nếu nhiễm quá nhiều chất này dễ dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong…

Nếu chẳng may tiếp xúc với chất canxi oxalat bên trong cây này, cổ họng bạn sẽ trở nên như vậy
Nếu chẳng may tiếp xúc với chất canxi oxalat bên trong cây này, cổ họng bạn sẽ trở nên như vậy

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên trồng kim phát tài trong nhà nếu gia đình có trẻ nhỏ bởi chúng thường nghịch ngợm chạm, ngắt lá cây, thậm chí là cho vào miệng. Nếu không phát hiện kịp thời, hậu quả để lại sẽ rất khó lường.

Ngoài ra, nếu gặp triệu chứng ngứa, rát trong miệng sau khi tiếp xúc với cây này, bạn nên xúc miệng ngay để loại bỏ độc tố ra khỏi miệng. Nếu da hoặc mắt tiếp xúc với chất dịch, bạn cần rửa sạch bằng nước, thuốc nhỏ mắt để tẩy sạch độc tố. Và hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách đeo găng tay mỗi khi tỉa cành nhé!

*****
*****

Người Việt ăn quá mặn: 1 gói mỳ tôm thừa muối cả ngày

Người Việt đang ăn mặn gấp đôi khuyến cáo, trong đó có mỳ tôm chứa siêu nhiều muối.

Tại hội thảo truyền thông vận động giảm muối sáng nay ở Hà Nội, TS Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện WHO tại VN cho biết, người Việt đang sử dụng gần gấp đôi lượng muối khuyến cáo. Hiện 1 người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi khuyến cáo của WHO là dưới 5g/ngày.

Những năm qua, 19 quốc gia đã giảm muối trong ít nhất 1 sản phẩm, chủ yếu là bánh mì. 11 quốc gia báo cáo giảm muối trong thịt chế biến, bơ, các loại ngũ cốc ăn sáng, nước sốt và các bữa ăn làm sẵn.

Ảnh: internet

Những nước châu Á nổi tiếng ăn mặn trong 1 thập kỷ qua cũng đã nỗ lực giảm muối, đơn cử như Trung Quốc, giảm được gần 30% lượng muối tiêu thụ, Nhật Bản giảm 23%, Hàn Quốc giảm 14%.

Ông Nakagawa cho rằng Việt Nam nên xây dựng các khuyến nghị về lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm phổ biến như mỳ ăn liền, xúc xích…

PGS.TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dù ăn nhiều muối song khi được hỏi, chỉ có 16% người dân thừa nhận bản thân ăn mặn, trong khi thực tế hơn 90% người dân ăn quá 5g muối/ngày, 20% thường xuyên ăn các món có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, pho mát, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả…).

BS Trần Quốc Bảo, Cục Y tế Dự phòng cung cấp thêm, nghiên cứu tại TP.HCM cũng cho thấy, 73% gia đình dùng mì ăn liền, 37% sử dụng thức ăn đóng hộp, 31% có ăn xúc xích…

Ảnh:internet

Trong khi đó, một gói mì ăn liền trung bình chứa 4,2g muối, tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm. Trong 100g xúc xích cũng có 1,5-2,3g muối. Do đó, nếu mỗi ngày chỉ ăn 1 gói mỳ tôm cộng thêm ăn các thực phẩm khác thì sẽ vượt quá lượng muối khuyến cáo.

Theo BS Bảo, ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Huyết áp lý tưởng là 100/60 mmHg, trong khi hầu hết người Việt đều trên 110/70 mmHg.

Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Bằng chứng, tỉ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam liên tục tăng trong vài thập kỷ qua, từ mức 1% năm 1960 lên 11,2% năm 1992 và năm 2015, tỉ lệ này là 18,9% dân số, tương đương 12 triệu người.

Hiện tại cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc cao huyết áp và cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do tim mạch. Năm 2011, cả nước cũng ghi nhận hơn 112.000 ca tử vong do tai biến mạch máu não, chiếm gần 22% tổng số ca tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo, để giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe, người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành sẽ giảm xuống còn dưới 7g/ngày.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.