9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo những căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhất định bạn không được bỏ qua

Khi các cơ quan trong cơ thể gặp phải vấn đề xấu, những cơn đau là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Việc phát hiện sớm nguyên nhân các cơn đau sẽ giúp bạn nhanh chóng điều trị kịp thời.

1. Bệnh tim: Khi bạn gặp phải vấn đề gì về tim mạch, bạn cảm thấy đau xung quanh vùng ngực. Tuy nhiên, ít người biết rằng đau vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng cũng là biểu hiện của bệnh tim.

Bệnh tim
Bệnh tim

Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Michigan, đau tim thường liên quan đến các khu vực cùng gửi xung động đến tủy sống đều có thể cảm nhận nhịp tim, trong đó có khu vực phía bên trái.

2. Phổi hoặc cơ hoành: Đau một bên cổ hoặc vai là dấu hiệu biểu hiện bệnh phổi và các vấn đề về cơ hoành.

Nguyên nhân có thể do khó thở hoặc do các dây thần kinh tác động chạy từ cột sống, thông qua phổi, tới cơ hoành.

Phổi hoặc cơ hoành
Phổi hoặc cơ hoành

3. Gan và túi mật: Các vấn đề liên quan tới gan hoặc túi mật cũng có thể gây đau ở cổ, vùng vai phía trên, phía dưới vùng ngực hoặc phía bên phải cơ thể.

Theo Hiệp hội massage Mỹ, bệnh liên quan tới túi mật có thể là nguyên nhân của việc đau xương bả vai.

Gan và túi mật
Gan và túi mật

4. Dạ dày và tuyến tụy: Theo một nghiên cứu trên website Physio-pedia.com, khoảng 50% bệnh nhân viêm tụy cấp thường xuất hiện cơn đau ở lưng. Đau bụng, ở các góc phần tư phía trên cũng liên quan đến các vấn đề dạ dày và tuyến tụy.

Dạ dày và tuyến tụy
Dạ dày và tuyến tụy

5. Ruột non: Đau ở vùng bụng gần rốn có thể là dấu hiệu phản ánh các bệnh liên quan tới ruột non như viêm, co thắt ruột hoặc rối loạn chức năng đường ruột.

Ruột non
Ruột non

6. Đại tràng và ruột thừa: Khi bạn cảm thấy đau ở phần bụng bên phải (chấm đỏ trên hình), bạn nên kiểm tra có mắc viêm ruột thừa hay không. Ngoài ra, đau ở giữa bụng (chấm xanh trên hình) liên quan đến các vấn đề sức khỏe của đại tràng.

Đại tràng và ruột thừa
Đại tràng và ruột thừa

7. Bệnh thận: Những cơn đau thận có thể gặp phải tại lưng, bụng, khung chậu và phần trên của chân.

Trang thông tin IhealthBlogger nhận định rằng các vấn đề về thận sẽ khiến bạn bị đau ở vùng lưng dưới hai bên sườn ở dưới xương sườn.

Bệnh thận
Bệnh thận

8. Bàng quang: Nếu đau ở vùng xương chậu thấp ở cả phía trước và phía sau, bạn nên nghĩ đến các vấn đề ở bàng quang. Nguyên nhân là do cơ quan này bị nhiễm trùng sẽ gây ra các cơn đau nghiêm trọng tại vùng thắt lưng.

Bàng quang
Bàng quang

9. Buồng trứng: Theo Women’s Health Advice, bệnh u nang buồng trứng có thể khiến bạn bị đau thắt ở một bên vùng bụng. Đặc biệt những căn bệnh khác liên quan tới buồng trứng cũng gây đau đớn ở cả hai bên của vùng bụng.

Buồng trứng
Buồng trứng
*****
*****

3 động tác tuy đơn giản nhưng lợi ích đối với sức khoẻ vô cùng to lớn, rất ít người biết để thực hiện!

Gan, thận, não là 3 bộ phận quan trọng trên cơ thể cần phải chăm sóc mỗi ngày. Nếu việc đơn giản còn chưa kiên trì làm được, thì sức khỏe sẽ tìm ở đâu?

Đông y quan niệm: Dưỡng sinh là dưỡng mệnh

Nhiều người luôn nghĩ rằng mình rất quan tâm đến sức khỏe, trên thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Không phải ai cũng “nói là làm”, ít người có thể quan tâm chăm sóc sức khỏe hàng ngày và đúng cách.

Khi đề cập đến vấn đề dưỡng sinh (cách chăm sóc sức khỏe chủ động và dài hạn), nhiều người còn nghĩ rằng đó là một việc cao siêu xa vời, chỉ khi cảm thấy ốm mệt, đi khám, có bệnh thì mới cần đến sự chăm sóc. Theo chuyên gia, điều này là sai lầm nghiêm trọng nhưng rất nhiều người mắc phải.

Trên thực tế có nhiều cách dưỡng sinh không hề quá xa vời đối với khả năng của chúng ta. Vừa có thể thực hiện một cách dễ dàng, mang lại hiệu quả lâu dài. Chỉ có điều, sự khác biệt nằm ở chỗ, người kiên trì và người thiếu kiên trì sẽ nhận được những kết quả khác nhau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau đây là 3 cách dưỡng sinh tốt cho gan, thận, não trong chuỗi những bài tập dưỡng sinh phổ biến của Đông y. Bạn đọc thử xem liệu có quá khó hay không?

1. Nhắm mắt để chăm sóc gan

Cổ nhân nói rằng, chỉ cần bạn nhắm mắt, là bạn đang chăm sóc gan của mình rồi đấy. Theo Đông y, gan kết nối với mắt. Khi mắt có các triệu chứng như khô, ngứa, gió thổi vào mà bị chảy nước mắt được xem là một trong những dấu hiệu bệnh về mắt phát sinh có liên quan đến sức khỏe của gan.

  • Chảy nước mắt khi đi trong gió: Là dấu hiệu thể hiện chức năng thải độc, khả năng thu nạp của gan không đủ.
  • Mắt bị khô: Là dấu hiệu cho biết tinh huyết trong gan bị thiếu. Cần bổ sung chất giúp máu trong gan trở nên đầy đủ và dồi dào hơn.

Cách thực hiện:

1. Nhắm mắt lại, dùng ngón tay trỏ ấn vào mí mắt, nhẹ nhàng ấn xoa vào vùng tròng mắt cho đến khi cảm thấy dễ chịu, thư giãn. Đây cũng là cách trực tiếp thực hiện việc tẩy rửa mắt khi có cặn bã do bụi tích tụ ở hốc mắt, làm sạch và sáng mắt.

2. Nhắm mắt dưỡng gan có thể thực hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, thời gian dài hay ngắn là tùy ở bạn. Phương pháp này không chỉ tốt cho gan, mà còn cải thiện thị lực, giảm mệt mỏi mắt và nhiều tác dụng khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Kiễng chân để chăm sóc thận

Kiễng chân là một bài tập thể dục có tác dụng bổ khí, dưỡng khí, nâng cao khả năng, sức mạnh cho hệ hô hấp. Việc làm này không chỉ thúc đẩy cung cấp đủ oxy vào máu để phục vụ cơ tim hoạt động, mà còn có thể đảm bảo sức khỏe tim mạch ổn định, tăng cường sức mạnh cơ chân, làm khỏe mắt cá chân và ổn định sức khỏe toàn bộ chi dưới.

Cách thực hiện:

1. Đứng kiễng chân cao nhất có thể, mỗi lần kiễng thì cố gắng làm sao để tăng dần thời gian kiễng chân. Khi mới tập nên bám vào tường hoặc vật bám thuận tiện. Sau khi đã thạo cách này thì bạn bắt đầu tập kiễng đi từ 30 đến 100 bước, tăng từ ít đến nhiều.

2. Trong quá trình kiễng chân bước đi, có thể dừng lại nghỉ một chút rồi tiếp tục. Tự điều chỉnh độ cao khi kiễng và số bước chân trên nguyên tắc cảm thấy thoải mái dễ chịu, trong khả năng tập luyện của bản thân để không bị chán, bỏ cuộc.

3. Nếu là nam giới, nên tranh thủ thực hiện động tác kiễng chân ngay cả khi đi tiểu tiện. Việc này mang lại tác dụng chăm sóc thận hiệu quả, đơn giản mà không mất nhiều công sức.

Phụ nữ khi ngồi đi vệ sinh, cũng có thể nhón chân liên tục, tận dụng thời gian để thực hiện và duy trì nó như một thói quen “một công đôi việc” để bổ thận, lợi tiểu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Xoay cổ, đầu để chăm sóc não

Nhiều người mới chỉ quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe thân thể, mà chưa dành thời gian tham khảo các giải pháp để chăm sóc sức khỏe tinh thần, đặc biệt là não bộ và thần kinh.

Trong Đông y, quan niệm “tâm thân bất nhị” luôn là triết lý chữa bệnh hàng đầu. Tinh thần và thể chất luôn song hành với nhau, khỏe cùng khỏe và yếu cùng yếu. Tâm có an thì thân mới đỡ bệnh và ngược lại.

Vì vậy, theo các chuyên gia, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần là yêu cầu vô cùng quan trọng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, chính tinh thần là “vũ khí” để chữa các bệnh cho thân thể, tấn công trở lại vào cơ thể để loại bỏ bệnh tật.

Cách thực hiện:

1. Khi bạn rảnh, ngồi xem tivi hay ngồi trò chuyện, có thể xoay các khớp cổ, cúi ngửa đầu.

2. Ngồi hoặc đứng thẳng người, hai tay buông xuôi. Xoay cổ theo hình vòng tròn và ngược lại. Tối thiểu 5 vòng. Rồi cúi/ngửa đầu, nghiêng đầu sang trái/phải. Biên độ cúi ngửa cố gắng hết khả năng tối đa. Khi cúi cằm chạm ngực, khi ngửa, cổ thẳng căng hết cỡ, giữ trong tư thế đó 15 giây. Tối thiểu 5 lần. Thực hiện bất kỳ thời gian nào trong ngày đều được.

3. Cách làm này có tác dụng cải thiện sự vận hành của máu lên não, giúp cho não không bị thiếu khí huyết mà dẫn đến đau đầu, chóng mặt, tư duy chậm. Thường xuyên thực hiện sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe của não bộ, từ đó tăng sức khỏe tinh thần, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

4. Cải thiện tình trạng bệnh thần kinh suy nhược dẫn đến khó ngủ, mất ngủ. Người mắc các bệnh này càng phải kiên trì thực hiện cho đến khi có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ trong thời gian ngắn, ngủ sâu hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cả 3 việc trên đều rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Nếu không kiên trì, thì bạn đang muốn tìm sức khỏe ở đâu?

Theo Health/LiTieHong

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.