9 loại cây giải độc khi bị rắn cắn, côn trùng đốt, ngộ độc thực phẩm…

Trong nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc trúng độc do côn trùng, rắn cắn,…, ở vào trường hợp khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ” … những cây thuốc mọc tự nhiên trở thành những vị thuốc cứu mạng nhiều người.

1. Bòn bọt chữa độc rắn:

Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

Cây Bòn bọt
Cây Bòn bọt

2. Cam thảo đất chữa ngộ độc:

Dược liệu này còn được gọi là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.

Cam thảo đất
Cam thảo đất

3. Cây mua giải độc sắn:

Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống. Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

Cây mua
Cây mua

4. Đậu xanh giải độc mọi trường hợp:

Tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilezek, đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc, lấy 100g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống, hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống. Cũng có thể dùng bột đậu xanh khuấy với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

Đậu xanh
Đậu xanh

5. Kim ngân chữa độc lá ngón, nấm độc:

Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, cành lá và hoa kim ngân thường được dùng để chữa bệnh và giải độc, bằng cách mỗi ngày dùng 12 g hoa (kim ngân hoa) hay 20 g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống. Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.

Kim ngân
Kim ngân

6. Ổi chữa độc gây tiêu chảy:

Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây tiêu chảy.

Ổi
Ổi

7. Rau má giải độc gan:

Tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urb, rau má có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn, lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống. Có thể dùng chữa ngộ độc nấm với cách làm tương tự, hoặc lấy rau má 160g đem sắc với 80g đường phèn, lấy nước uống, hoặc lấy 160g rau má và 400g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

Rau má
Rau má

8. Rau mùi chữa nhiễm độc thức ăn:

Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Rau mùi
Rau mùi

9. Sắn dây chữa rắn độc cắn:

Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống. Hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Hay lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

Sắn dây
Sắn dây

BS. Hoàng Xuân Đại

*****
*****

Nhớ kĩ 6 kĩ năng này, bạn và người thân sẽ sống sót qua cơn ngộ độc nguy kịch

Nếu có một ngày, bạn hay người thân quen của mình bị ngộ độc thì hãy mau vận dụng một trong các kĩ năng sinh tồn sau để giúp vượt qua cơn nguy kịch nhé!

Tính “sơ sơ” mỗi ngày trên cả nước có hàng trăm ca ngộ độc khác nhau. Các ca này tùy tính chất và nguyên nhân nhưng hậu quả để lại thường rất nặng nề. Nhẹ nhất cũng gây chấn thương thần kinh và nặng nhất dĩ nhiên là “đi chầu ông bà”. Cũng giống như các hiện tượng tổn thương khác, trong mọi thời khắc đều có những lúc gọi là “thời cơ vàng” để cứu cơ thể thoát khỏi cơn nguy kịch nếu như bạn biết vận dụng đúng “chiêu”.

Ngộ độc rượu không nên đắp khăn lạnh

Theo lí giải khoa học, khi bị ngộ độc rượu thân nhiệt của bệnh nhân sẽ giảm đi một cách nhanh chóng và đột ngột. Đây là điều kiện gây đột tử bất ngờ. Vì thế, nếu đắp nước lạnh với mục đích giúp họ tỉnh táo hơn thì đã sai lại càng sai. Khi ấy, thân nhiệt của họ càng tuột dốc không phanh, dẫn đến tử vong trong vòng “một nốt nhạc”.

Đối với người ngộ độc rượu, điều nên làm đầu tiên là hãy đưa họ vào nơi kín gió, đắp chăn mỏng để giữ thân nhiệt nhưng vẫn không gây ngộp. Tiếp theo nên cho họ nằm gối thấp để nôn hết rượu độc ra. Sau đó để họ ngủ nhưng vài tiếng sẽ đánh thức một lần cho ăn cháo loãng. Tránh để bệnh nhân bị hạ đường huyết một cách đột ngột gây tử vong.

Ngộ độc rượu khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam.
Ngộ độc rượu khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam.

Ngộ độc khí CO do sưởi than thì phải có khí oxy

Tình trạng này thường phát sinh trong lúc hỏa hoạn, sưởi than hoặc nấu bếp ở khu vực kín gió. Theo lí giải, khi lửa bốc cháy sẽ đốt khí oxy và sản sinh ra khí CO. Trong CO chứa hàng loạt các chất độc dễ dẫn đến sốc, hôn mê, ngạt thở và tử vong. Vì thế, mấu chốt của vấn đề là chỉ cần cung cấp khí oxy kịp thời cho nạn  nhân là được.

Khi phát hiện có trường hợp ngộ độc khí CO bạn nên đưa nạn nhân ra khỏi khu vực đó càng nhanh càng tốt. Nới lỏng quần áo để nạn nhân dễ hít thở. Tăng cường oxy bằng cách quạt tay hoặc quạt máy, tạo gió làm lưu thông không khí. Nếu nặng thì vừa hô hấp nhân tạo vừa chuyển nạn nhân đến trạm y tế gần nhất.

Cần bổ sung oxy gấp cho người bị ngộ độc khí CO.
Cần bổ sung oxy gấp cho người bị ngộ độc khí CO.

Ngộ độc thực phẩm nên nôn ra hết thức ăn

Đây là tình trạng phổ biến nhất trong các hiện tượng ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm dù ở dạng nào thì điều đầu tiên là bạn nên giúp nạn nhân ói ra vì họ sẽ không ý thức được điều đó. “Kích” ói bằng cách cho nạn nhân uống nước muối, ngoáy cổ họng bằng lông gà, cạp mùn cưa của thớt rồi uống nước…

Nên cho nạn nhân uống nước chanh, cà chua, dấm… để tiến hành trung hòa nồng độ các chất có trong dạ dày. Sau đó tốt nhất hãy cho nạn nhân uống nước cháo, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng… vì chúng giúp bảo vệ niêm mạc, hạn chế chất độc thấm và dạ dày người gặp nạn.

Khi nôn nạn nhân sẽ dễ chịu hơn nếu bị ngộ độc thực phẩm.
Khi nôn nạn nhân sẽ dễ chịu hơn nếu bị ngộ độc thực phẩm.

Nhớ ngay ly nước húng quế khi ngộ độc

Không gì tuyệt vời hơn loại rau gia vị này trong trường hợp sơ cấp cứu người bị ngộ độc thực phẩm và hóa chất. Nghiên cứu đã chỉ ra, trong rau húng quế có chứa một vài hoạt chất tự nhiên khá mạnh giúp ngăn ngừa các chứng nhiễm trùng cổ họng và dạ dày. Người ta thường pha nước cốt húng quế với mật ong cùng một ít nước lọc cho nạn nhân uống khi họ có biểu hiện của ngộ độc, giúp nạn nhân dần phục hồi bước đầu. Trong trường hợp nhẹ, nạn nhân có thể tự thoát khỏi tình trạng ngộ độc nếu uống nước lá húng quế kịp lúc.

Lá húng quế dễ dàng phát huy tác dụng trong các trường hợp ngộ độc nhẹ.
Lá húng quế dễ dàng phát huy tác dụng trong các trường hợp ngộ độc nhẹ.

Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn đường ruột

Khi bị ngộ độc, bệnh nhân dễ suy sụp nhanh do hệ tiêu hóa bị tác động dẫn đến tê liệt, trong đó có đường ruột. Vì thế, món sữa chua sẽ cung cấp cho nạn nhân lợi khuẩn đường ruột, giúp thúc đẩy tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện khả năng tiêu hóa. Tại Ấn Độ, người ta thường trộn 3 thìa sữa chua với 1 thìa hạt cỏ cà ri cho người ngộ độc thực phẩm nuốt vào. Cách này giúp giảm triệu chứng đau thắt khó chịu và buồn nôn ở nạn nhân.

Nhai ngay một củ tỏi

Dù có khó ăn đến cỡ nào bạn cũng phải cố nhai và nuốt ngay một củ tỏi nếu đang bị ngộ độc. Không chỉ là thuốc kháng sinh mạnh mẽ tự nhiên, các hoạt chất đặc biệt có trong tỏi còn giúp ngăn chặn các triệu chứng ban đầu của ngộ độc vô cùng hữu hiệu. Tỏi sẽ tăng sức đề kháng, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và chống lại các cơn co giật liên tiếp. Đặc biệt, với khả năng kháng khuẩn cực mạnh, tỏi sẽ giúp hạn chế các loại virus gây hại tấn công bạn trong thời gian cấp cứu.

Cách đơn giản nhất là nhai ngay một củ tỏi nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm.
Cách đơn giản nhất là nhai ngay một củ tỏi nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm.

Thông thường, trong giai đoạn mới khởi phát, bệnh nhân hoàn toàn có thể được bảo toàn tính mạng bằng các kỹ năng sống như trên. Vì thế, bạn cần quan sát và tìm hiểu rõ nguyên nhân ngộ độc để từ đó đưa ra các hướng sơ cứu chính xác và kịp thời nhất.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.