9 điều cấm kỵ không nhớ kỹ thì ăn gừng rất nguy hiểm
Sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.
Người Việt Nam thường có thói quen sử dụng nhiều gia vị trong đó có gừng. Gừng không chỉ là gia vị được yêu thích mà còn là một vị thuốc trong đông y. Gừng đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Tuy nhiên, sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.
1. Công dụng của gừng với sức khỏe:
– Phòng và chữa ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể sử dụng để phòng và chữa ngộ độc thực phẩm.
Nên ướp gừng với thực phẩm hoặc khi nấu thêm vài lát gừng vào những món ăn ưa gừng như thịt bò, hải sản… để hạn chế những nguy cơ nhiễm bệnh do thực phẩm đem lại.
Nếu bị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn, cũng có thể dùng gừng để điều trị.
– Khắc phục chứng rối loạn dạ dày: Gừng được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn dạ dày rất hữu hiệu. Nếu bạn gặp các chứng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi… thì dùng gừng là cách khắc phục tốt nhất.
– Chống buồn nôn và nôn: Gừng có thể sử dụng trong các trường hợp say tàu xe gây buồn nôn và nôn hoặc khi phụ nữ mang thai gặp tình trạng nôn mửa dữ dội.
– Tốt cho tim mạch: Gừng giúp làm giảm cholesterol, ngăn ngừa chứng đông máu, nhờ thế có thể làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim.
– Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp: Tinh dầu trong củ gừng có tác dụng tiêu đờm và giải quyết các vấn đề về đường hô hấp khác như lạnh, ho, cảm cúm, hen suyễn, khó thở… Bởi vậy sử dụng gừng để điều trị các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.
– Giảm đau và chống viêm hiệu quả: Gừng có chứa chất men zingibain có tác dụng giảm đau tự nhiên, giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu… Có thể dùng gừng xoa vào vùng bị đau giúp giảm đau đầu, đau cơ, căng cơ.
Dùng gừng thường xuyên có thể làm giảm lượng prostaglandin do đó làm giảm các cơn đau thường diễn ra trong cơ thể.
– Hỗ trợ điều trị liệt dương: Gừng có công dụng kích thích sinh dục nên rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm và hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới.
2. Những lưu ý khi ăn gừng:
– Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.
– Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
– Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
– Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
– Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
– Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Vì thế người đau dạ dày, đại tràng nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.
– Bệnh về gan không nên ăn gừng: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.
Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.
– Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
– Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Theo Soha
Bạn có thể ĐỘT TỬ ngay lập tức chỉ vì ăn 1 MÚI BƯỞI – Nhiều người “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” mà MẤT MẠNG như chơi
Bưởi loại hoa quả được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ giàu vitamin, axit hữu cơ và khoáng chất, bưởi còn vị vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, giúp giảm cân nên rất được lòng chị em phụ nữ.
Bưởi loại hoa quả được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ giàu vitamin, axit hữu cơ và khoáng chất, bưởi còn vị vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, giúp giảm cân nên rất được lòng chị em phụ nữ.
Ví như trường hợp này chẳng hạn. Một thanh niên trẻ bỗng nhiên thấy cánh tay bà ngoại thâm tím cả mảng lớn. Gặng hỏi mới biết thời gian gần đây bà thường xuyên ăn bưởi. Vội vàng đến gặp bác sĩ, họ nói một câu khiến cả nhà chết lặng.
Trước đó, bà ngoại từng bị đột quỵ nên phải dùng thuốc chống đông máu mỗi ngày. Khi gặp bưởi sẽ khiến nồng độ thuốc trong cơ thể tăng lên, khiến nồng độ máu cao dễ gây ra các triệu chứng chảy máu, thậm chí là tử vong.
Do đó, hãy để ý đến tình trạng sức khỏe của mình trước khi ăn loại quả này.
Tương tác của bưởi và thuốc như thế nào?
– Với thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.
– Với thuốc an thần, thuốc ngủ: Dùng chung với bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
– Với thuốc làm giảm cholesterol: Dùng chung với bưởi sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc tồn đọng trong cơ thể, không phát huy được tác dụng dẫn đến tổn thương gan, suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.
– Với thuốc tránh thai: Bưởi ảnh hưởng tới thuốc tránh thai rõ rệt nhất, nó làm cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào cơ thể khiến cho việc uống thuốc không có tác dụng.
7 “Không” khi ăn bưởi mà ai cũng cần phải biết
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.
Thông thường bưởi có vị ngọt, bên trong có chứa rất nhiều dưỡng chất, thích hợp ăn vào mùa thu đông hanh khô. Trong đông y, bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu. Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.
Thường xuyên ăn bưởi, có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo. Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.
Bưởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có một số lưu ý mà ai cũng phải biết khi ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe.
– Không ăn bưởi khi dùng một số loại thuốc
Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride… Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, phụ nữ đang uống thuốc tránh thai cũng tuyệt đối không nên ăn bưởi. Bởi lẽ, thuốc tránh thai rất kỵ với bưởi. Theo một nghiên cứu của Mỹ cho biết, bưởi trực tiếp ảnh hưởng đến thuốc tránh thai rõ rệt, nó sẽ làm cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào trong cơ thể.
– Không ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá
Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi. Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450). Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.
– Không ăn khi bị tiêu chảy
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng… Người bị tiêu chảy càng không nên ăn nhiều bưởi vì ăn vào bệnh sẽ càng nghiêm trọng.
– Không ăn bưởi cùng với cua
Bưởi không được ăn cùng cua. Bưởi và cua nếu như ăn cùng nhau thì dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và nôn mửa…
– Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
– Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
– Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Theo Thể thao và xã hội
Giảm đau không cần dùng thuốc tây: Rất giá trị khi chẳng may bị bong gân
Mắt cá chân bị bong gân thường gây đau đớn, khiến bạn không thể cử động được. Những lúc đó, hãy áp dụng những liệu pháp thiên nhiên để giảm đau nhanh chóng, thay vì uống thuốc tây.
Bong gân mắt cá chân thường xảy ra khi bạn đi bộ hay chạy bộ trên những khoảng đất không bằng phẳng, mang dày cao gót, leo cầu thang, hay tập thể thao bị sai.
Nguyên nhân là do các cơ bị rách hoặc giãn quá căng, xảy ra khi một khớp bị xoắn lại, làm tổn thương các dây chằng nối các xương trong khớp. Tùy thuộc vào mức độ bong gân mà có biểu hiện sau:
– Bong gân độ I: Dây chằng bị kéo căng có biểu hiện sưng đau tại chỗ, vẫn đi lại được.
– Bong gân độ II: Dây chằng bị đứt một phần. Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn, có thể có dấu bầm tím ngoài da.
– Bong gân độ III: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Khớp lỏng lẻo rất rõ và đi lại hết sức khó khăn.
Rất may mắn là hầu hết các trường hợp bong gân mắt cá chân đều có thể được điều trị dễ dàng tại nhà nếu biết xử trí ban đầu đúng để giảm đau và tránh những hậu quả đáng tiếc.
Khi bị bong gân mắt cá nhân, bạn nhớ áp dụng nguyên tắc R – I – C – E dưới đây:
– R (rest): Nằm nghỉ ngơi và hạn chế mọi cử động (có thể gắn nẹp để cố định và bảo vệ khớp).
– I (ice): Chườm lạnh vùng bị trật khớp.
– C (compression): Dùng băng thun quấn chặt vừa phải theo chiều từ bàn chân lên đến gối để giảm sưng.
– E (elevation): Nằm xuống và kê chân ở độ cao vừa phải (từ 10 đến 20 cm) nhằm giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn.
Mắt cá chân bị bong gân thường gây đau đớn. Thay vì uống thuốc giảm đau, bạn có thể dùng các liệu pháp tự nhiên trong tình huống này.
Được biết đến với đặc tính chống viêm, giúp thư giãn các cơ bắp và các dây thần kinh, nghệ rất hữu dụng cho trường hợp bong gân mắt cá chân. Trộn đều khoảng 2 thìa bột nghệ,1 thìa nước cốt chanh và một chút nước ấm. Đắp hỗn hợp này xung quanh vùng bị tổn thương và sau đó dùng băng quấn lại để qua đêm. Áp dụng cách này trong 3 – 4 ngày có tác dụng xoa dịu cơn đau.
Ngay sau khi bị bong gân, bạn nên lấy vài viên đá nhỏ và chườm lên vùng bị đau. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng phồng. Bạn sẽ cảm nhận cơn đau biến mất nếu tiếp tục chườm đá sau mỗi 1 – 2 giờ.
Muối Epsom là khoáng chất tự nhiên chứa magnesium sulfate, giúp làm dịu các cơ bắp và dây thần kinh bị bong gân. Cho 1/2 chén muối Epsom vào trong một cái xô chứa nước ấm. Sau đó ngâm chân trong xô trong khoảng 15 phút, cơn đau nhức tan nhanh.
Tỏi là một trong những phương thuốc tự nhiên trị bong gân vô cùng hiệu quả nhờ chứa glucogen fitonxit và aliin, có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Lấy vài tép tỏi nghiền nát và lấy nước trộn cùng 1 thìa cà phê dầu dừa ấm rồi thoa lên vùng bị thương. Giữ vậy trong khoảng 30 phút và sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Làm cách này 2 – 3 lần/ngày.
Hành tím được biết đến với đặc tính chống viêm, giảm đau và sưng. Vì vậy, bạn có thể thái nhỏ, rồi đắp lên vùng bị bong gân và cuối cùng lấy một miếng vải để băng kín lại. Ấn tay liên tục trong khoảng 10 phút, làm 2- 3 lần/ngày.
Bạn cũng có thể sử dụng lô hội để giảm đau do bong gân. Bóc vỏ và lấy gel rồi đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
Theo Boldsky
Theo Trí Thức Trẻ/Soha