7 bức ảnh lột tả chân thực sự hy sinh của các ‘thiên thần áo trắng’

Ngày nay, khi nhắc tới nghề bác sĩ, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những hình ảnh rất tiêu cực, trong lòng sẽ cảm nhận thấy thiếu thiện cảm. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, căn nguyên của những cảm nhận tiêu cực ấy, và tại sao ngày trước thầy thuốc lại là nghề được nể trọng đến vậy? Những bức hình dưới đây, phần nào sẽ hé lộ cho bạn cuộc sống thực sự của các “thiên thần áo trắng”. Biết đâu, bạn sẽ tìm được cho mình một câu trả lời.

Sự vất vả của công việc – Giấc ngủ luôn là một món quà xa xỉ

Các bác sĩ có lẽ là những người duy nhất không cần một chiếc giường êm ái để có thể tận hưởng được một giấc ngủ ngon. Trên bàn, trong hốc tủ, và trên đất ở đâu bằng phẳng,  hoặc êm ái một chút ở đó các bác sĩ đều hạnh phúc tận hưởng giây phút nghỉ ngơi của mình. Điều duy nhất các nhân viên mẫn cán của bệnh viện cần chỉ là thời gian.

Bạn có thể bật cười trước những tư thế ngủ ngộ nghĩnh của các bác sĩ này. Họ đến từ những bệnh viện của Mexico, các bức ảnh được tập hợp từ những chia sẻ trên mạng xã hội. (Ảnh: Thunder-ballz.com)
Bạn có thể bật cười trước những tư thế ngủ ngộ nghĩnh của các bác sĩ này. Họ đến từ những bệnh viện của Mexico, các bức ảnh được tập hợp từ những chia sẻ trên mạng xã hội. (Ảnh: Thunder-ballz.com)

Chúng ta chỉ biết bác sĩ không đi làm theo giờ hành chính, họ phải đi trực. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, một ngày làm việc có thể kéo dài đến 36 tiếng với nhiều ca mổ liên tiếp. Thoạt nhìn bức ảnh dưới, bạn có thể sẽ không hiểu điều gì đang diễn ra với những vị bác sĩ ấy. Họ bị ngất sao? Câu trả lời là: Sự mệt mỏi và cơn buồn ngủ đã đánh bại họ, nhưng chỉ là sau khi đã bước ra khỏi phòng mổ, sau khi bệnh nhân đã an toàn.

Trong ảnh là bác sĩ Trần Hưng Bành, trưởng khoa Tim mạch, bệnh viện Trung ương Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Bức ảnh được chụp lúc 3 giờ sáng, sau khi bác sĩ Bành kết thúc ca mổ kéo dài nhiều giờ. Bác sĩ Bành mặc nguyên trang phục phẫu thuật, chỉ kịp tìm một tấm ga trải giường để nằm, ông đã lập tức bị sự mệt mỏi và căng thẳng đánh gục. (Ảnh: Thời báo Bắc Kinh).
Trong ảnh là bác sĩ Trần Hưng Bành, trưởng khoa Tim mạch, bệnh viện Trung ương Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Bức ảnh được chụp lúc 3 giờ sáng, sau khi bác sĩ Bành kết thúc ca mổ kéo dài nhiều giờ. Bác sĩ Bành mặc nguyên trang phục phẫu thuật, chỉ kịp tìm một tấm ga trải giường để nằm, ông đã lập tức bị sự mệt mỏi và căng thẳng đánh gục. (Ảnh: Thời báo Bắc Kinh).

Cùng ngắm nhìn những nữ bác sĩ và nữ ý tá, bạn sẽ thấy một hình ảnh khác đằng sau màu áo phẫu thuật

Đối với các nữ bác sĩ, y tá ngoài vai trò là một người chăm sóc ra, họ vẫn còn một vai trò thiêng liêng nữa không thể chối từ: “Làm mẹ”. Với họ, sự căng thẳng và trách nhiệm dường như tăng lên gấp đôi: Họ vẫn cần là tận tâm với các bệnh nhân nhưng cũng không được quên rằng mình đang mang trong mình một mầm sống. Chỉ có lòng yêu nghề, sự quý trọng từng cơ hội để cứu người mới có thể giúp những người phụ nữ tuyệt vời này hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình.

Hai hình ảnh này chụp trong một ca phẫu thuật trong bênh viện Nhân dân số 2, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Trong tình thế cấp bách, nữ ý tá Cổ Lâm, 34 tuổi, dù mang thai ở tháng thứ 7 đã tình nguyện ở trong tư thế ngồi suốt nửa tiếng để đỡ đầu của đứa bé đang chào đời. Cô chỉ chịu nghỉ ngơi khi hai mẹ con bệnh nhân đã an toàn. (Ảnh: Tri Thức Trẻ).
Hai hình ảnh này chụp trong một ca phẫu thuật trong bênh viện Nhân dân số 2, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Trong tình thế cấp bách, nữ ý tá Cổ Lâm, 34 tuổi, dù mang thai ở tháng thứ 7 đã tình nguyện ở trong tư thế ngồi suốt nửa tiếng để đỡ đầu của đứa bé đang chào đời. Cô chỉ chịu nghỉ ngơi khi hai mẹ con bệnh nhân đã an toàn. (Ảnh: Tri Thức Trẻ).
Sau 30 tiếng đồng hồ trực ban và tiến hành phẫu thuật liên tiếp, bác sĩ Diệp Mỹ Phương, Chủ nhiệm khoa Ngoại bệnh viện Vệ Sinh Càn Đàm, Kiến Đức, Chiết Giang mệt mỏi ngồi nghỉ ngay trên nền nhà. Bức ảnh chụp vào lúc 14 giờ ngày 3/9/2015. Thời điểm này, bác sĩ Diệp đang mai thai ở tháng thứ sáu.
Sau 30 tiếng đồng hồ trực ban và tiến hành phẫu thuật liên tiếp, bác sĩ Diệp Mỹ Phương, Chủ nhiệm khoa Ngoại bệnh viện Vệ Sinh Càn Đàm, Kiến Đức, Chiết Giang mệt mỏi ngồi nghỉ ngay trên nền nhà. Bức ảnh chụp vào lúc 14 giờ ngày 3/9/2015. Thời điểm này, bác sĩ Diệp đang mai thai ở tháng thứ sáu.

Bác sĩ không phải là nghề dành cho những người không có trái tim 

Chúng ta thường xuyên nhìn thấy những y bác sĩ, các y tá trong khuôn mặt lạnh lùng hoặc bực bội. Từ đó, định kiến về các bác sĩ là những con người có cái đầu và cả trái tim đều lạnh cũng trở nên phổ biến hơn. Nhưng trên thực tế, các bác sĩ là những người làm việc trực tiếp với con người, không chỉ với thân thể họ mà với phần cảm xúc trong họ. Vì vậy, trong các bệnh viện, sẽ không hề thiếu những hình ảnh khiến bạn cảm nhận được sức nóng của những trái tim luôn hết lòng vì cuộc sống của người khác.

Hình ảnh  bác sĩ Thạch Trác ôm bé gái nhỏ trong lòng để vỗ về, an ủi đã tạo ra rất nhiều dư âm tốt đẹp trong cộng động người dùng mạng Trung Quốc. Được biêt, bác sĩ Thạch Trác làm việc ở Hàng Châu, một tỉnh miền Nam Trung Quốc. Bệnh nhân nhỏ bé này đang chuẩn bị được phẫu thuật, nhưng cô bé đã vô cùng hoảng sợ và khóc rất nhiều. Bác sĩ Trác đã trấn an em bằng cách cho cô bé xem phim hoạt hình trong lòng mình. (Ảnh: Yan.vn)
Hình ảnh  bác sĩ Thạch Trác ôm bé gái nhỏ trong lòng để vỗ về, an ủi đã tạo ra rất nhiều dư âm tốt đẹp trong cộng động người dùng mạng Trung Quốc. Được biêt, bác sĩ Thạch Trác làm việc ở Hàng Châu, một tỉnh miền Nam Trung Quốc. Bệnh nhân nhỏ bé này đang chuẩn bị được phẫu thuật, nhưng cô bé đã vô cùng hoảng sợ và khóc rất nhiều. Bác sĩ Trác đã trấn an em bằng cách cho cô bé xem phim hoạt hình trong lòng mình. (Ảnh: Yan.vn)
Bức ảnh được chụp vào ngày 14 tháng 7 năm 2016 tại tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Chị Phàn Thị Chẩy (dân tộc Dao) đã hạ sinh một cặp sinh đôi. Nhưng hai bé bị dính liền nhau tại phần ngực và bụng. Do quá nghèo, gia đình chị dù có BHYT nhưng cũng không đủ lộ phí để đưa hai con xuống Hà Nội để thực hiện phẫu thuật tách rời. Lo lắng cho tình hình sức khỏe của hai bé, bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, Phó Giám đốc bệnh viện Vị Xuyên đã đứng ra quyên góp tiền cho cha mẹ bé, tại chợ huyện Vị Xuyên. (Ảnh: Dân trí)
Bức ảnh được chụp vào ngày 14 tháng 7 năm 2016 tại tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Chị Phàn Thị Chẩy (dân tộc Dao) đã hạ sinh một cặp sinh đôi. Nhưng hai bé bị dính liền nhau tại phần ngực và bụng. Do quá nghèo, gia đình chị dù có BHYT nhưng cũng không đủ lộ phí để đưa hai con xuống Hà Nội để thực hiện phẫu thuật tách rời. Lo lắng cho tình hình sức khỏe của hai bé, bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, Phó Giám đốc bệnh viện Vị Xuyên đã đứng ra quyên góp tiền cho cha mẹ bé, tại chợ huyện Vị Xuyên. (Ảnh: Dân trí)
Bức ảnh này được một bác sĩ chụp lại người đồng nghiệp của anh, bên ngoài một bệnh viện thuộc bang California, Hoa Kỳ. Vị bác sĩ trực cấp cứu này đã không thể cứu sống được một bệnh nhân của anh. Chính tuổi đời còn rất trẻ của bệnh nhân, 19 tuổi khiến anh cảm thấy thực sự đau đớn, và cần một chút không gian để có thể lấy lại được bình tĩnh cho mình. (Ảnh: Tri thức trẻ)
Bức ảnh này được một bác sĩ chụp lại người đồng nghiệp của anh, bên ngoài một bệnh viện thuộc bang California, Hoa Kỳ. Vị bác sĩ trực cấp cứu này đã không thể cứu sống được một bệnh nhân của anh. Chính tuổi đời còn rất trẻ của bệnh nhân, 19 tuổi khiến anh cảm thấy thực sự đau đớn, và cần một chút không gian để có thể lấy lại được bình tĩnh cho mình. (Ảnh: Tri thức trẻ)

Ly Ly tổng hợp

*****
*****

Nỗi đau nghề giáo viên mầm non: Người ta chỉ mãi bàn chuyện đánh trẻ, chẳng ai biết những phút tủi thân đến nghẹn lòng này

Tâm sự nghẹn ngào của cô giáo trẻ khiến mọi người phải thay đổi suy nghĩ và thông cảm, thấu hiểu hơn với nghề giáo viên mầm non.

Trong khoảng vài năm gần đây, khá nhiều vụ bạo hành trẻ em trong môi trường học đường nhất là tại các trường mầm non khiến dư luận có thành kiến và một số ác cảm nhất định với những người làm nghề giáo viên mầm non.

Mới đây nhất là vụ việc một ông bố chứng kiến con bị bạo hành, quá bức xúc nên xông vào trường và đánh luôn cô giáo.

Về phía cư dân mạng, như nhiều trường hợp thường lệ, được dịp nhìn hình xem clip và chỉ trích, chửi bới, lên án l cô giáo nhẫn tâm, vô nhân đạo, thiếu kiên nhẫn và không xứng đáng với nghề giáo.

Tuy nhiên, có một thực tế là đa phần người ta hiếm khi để ý đến những điều khó nói đằng sau cái nghề nghiệp làm dâu trăm họ này.

Giữa cơn bão chỉ trích, một giáo viên mầm non đã đăng tải tâm sự về những góc khuất của công việc trông trẻ, tưởng chừng dễ nhưng lại gian truân vô cùng này.

Cụ thể, nội dung chia sẻ như sau:

“Các bậc phụ huynh có bao giờ thấy được cảnh này đâu nhỉ?

Mỗi tháng, giáo viên còn phải làm hàng tá các loại sổ sách. Nào sổ theo dõi chất lượng, theo dõi sức khỏe các kế hoạch năm, tháng, tuần, giáo án, đồ dùng lên tiết dạy, trang trí trường lớp liên tục theo chủ đề, văn nghệ hàng tháng và các ngày lễ, rồi thì thi, lên tiết kiểm tra…

Nhiều phụ huynh không hiểu, họ nghĩ rằng giáo viên mầm non nhàn rỗi lắm, suốt ngày chỉ ngồi buôn chuyện, nhưng thực sự thì các cô thậm chí còn phải “căn ke” cả thời gian… đi vệ sinh của mình.

Giáo viên mầm non còn vô vàn những việc không tên khác ngoài việc chăm sóc cho trẻ – Ảnh: Facebook
Giáo viên mầm non còn vô vàn những việc không tên khác ngoài việc chăm sóc cho trẻ – Ảnh: Facebook
Các cô đôi khi không có thời gian để ngủ hay làm việc riêng – Ảnh: Facebook
Các cô đôi khi không có thời gian để ngủ hay làm việc riêng – Ảnh: Facebook

Trong khi trông lớp, chỉ cần các con sơ sảy chơi đùa va chạm vào nhau là các cô “lĩnh đủ”. Phụ huynh luôn yêu cầu cô phải chăm con mình chu đáo nhất có thể, không xảy ra sai sót gì nhưng đến mức, con không ị được cũng hỏi cô, con đi ị nhiều cũng hỏi cô, rồi tại sao ngày nào con cũng ị ở nhà cũng mang lên ban giám hiệu để hỏi thì thực sự càng ngày càng nhụt ý chí và tình yêu của giáo viên đối với nghề, với trẻ.

Các cô đôi khi không có thời gian để ngủ hay làm việc riêng – Ảnh: Facebook
Các cô đôi khi không có thời gian để ngủ hay làm việc riêng – Ảnh: Facebook

Đôi khi, phụ huynh coi những vất vả, hy sinh của cô giáo là việc đương nhiên họ phải làm – Ảnh: Facebook

Giáo viên đánh trẻ: Một người làm, hàng ngàn người chịu. Hôm qua mình đi ra chợ mua đồ, thấy các bà ngồi túm tụm nói chuyện với nhau về vụ việc giáo viên đánh trẻ. Họ gọi giáo viên là “con này, con kia”, “bọn giáo viên mầm non”, “mấy đứa trông trẻ”… thực sự mình cảm thấy tim thắt lại như bị ai bóp nghẹt, vô cùng đau đớn cho nghề.

Còn vô vàn điều nữa… Nói đến đây chắc các bố mẹ hiểu cái khó, cái khổ của các cô thế nào”.

Nghề giáo viên mầm non có những điều khó nói mà không phải ai cũng hiểu và cảm thông – Ảnh: Facebook
Nghề giáo viên mầm non có những điều khó nói mà không phải ai cũng hiểu và cảm thông – Ảnh: Facebook

Tâm sự nói trên của cô giáo trẻ nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Hầu hết đều bày tỏ sự đồng cảm với sự vất vả, hy sinh của các giáo viên mầm non.

“Ai cũng nhìn một góc cạnh rồi đi chê trách, mình không phải giáo viên mầm non nhưng dù là nghề nào cũng sẽ có nhưng cái khổ riêng của nó, cũng có người yêu trẻ, người không yêu trẻ, trẻ thì có đứa ngoan đứa hư, không phải cứ ai răn đe là chúng sẽ ngoan. Những người bạo hành trẻ mà bị lên án là điều tất nhiên, nhưng đừng quơ đũa cả nắm hay dùng những lời lẽ nặng nề để đánh đồng toàn bộ các cô giáo”, bạn Nhi Hương bày tỏ.

Nickname khác, chị Thu Hương, bình luận: “Đến con mình hư nhiều lúc mình còn muốn đánh ý. Nghề này chỉ dành cho những ai thật sự kiên nhẫn, người bình thường chỉ trông khoảng 2 đứa là phát rồ lên rồi. Ai có con khoảg 3 tuổi sẽ hiểu, xấu tính lắm luôn và rất chống đối ấy. Còn nghề nào cũng có những con sâu, không nên kỳ thị tất cả”.

Một phụ huynh có con nhỏ khác nêu ý kiến: “Nghề gõ đầu trẻ chưa bao giờ đơn giản cả nên mình rất thông cảm cho các cô. Mình chăm một đứa con đã mệt phờ người, các cô chăm cho mấy chục đứa và còn vô vàn áp lực nữa. Rất trân trọng những giáo viên có tâm với nghề và yêu thương trẻ. Sự hy sinh của các cô thật cao cả. Đáng trách cho những con sâu làm rầu nồi canh”.

Nguồn Phụ nữ sức khỏe

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.