6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp hiệu quả 100% mà chẳng tốn kém gì nhiều

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp.

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.
Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:

1. Ngải cứu trắng nướng nóng:

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:
Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g:

Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:

5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:
Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính:

Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

*****
*****

Tác dụng đáng sợ của rau má nhiều người không biết

Rau má quả thực có rât nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng hoặc quá lạm dụng cũng đem lại những hậu quả vô cùng đáng sợ cho sức khỏe.

Ảnh internet
Ảnh internet

Rau má vốn được coi là thực phẩm lành tính nên được sử dụng trong việc chế biến thức ăn và nước uống giải khát rất phổ biến. Hơn nữa, loại rau này chưa được trồng phổ biến, vẫn còn là rau mọc hoang nên nhiều người cho rằng chúng rất an toàn khi sử dụng.

Rau má quả thực có rât nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng hoặc quá lạm dụng cũng đem lại những hậu quả vô cùng đáng sợ cho sức khỏe.

Ảnh internet
Ảnh internet

1. Lợi ích của rau má:

Rau má không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính. Ngay từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng loại rau này như một vị thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt, giải độc, sữa mụn nhọt, vàng da, vàng mắt, sốt, lên sởi… Loại rau này còn được dùng để hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, nhất là ở vùng tĩnh mạch và mao mạch.

Rau má còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ.

Các thầy lang thời xưa dùng rau má để chữa các bệnh như vẩy nến, eczema, nhiễm trùng đường hô hấp, mệt mỏi, sốt, cảm lạnh, viêm gan, động kinh và cả bệnh giang mai.

Theo y học hiện đại, rau má có thể sử dụng để chống lại sự lão hóa của da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. Vì vậy, có thể dùng chiết xuất của loại rau này trong những ứng dụng làm đẹp.

Ngoài ra, rau má có thể dùng để chống loét dạ dày, kháng virus, kháng nấm.

Thừa kế những nghiên cứu của y học cổ truyền, ngày nay người ta nhận thấy rau má có thể sử dụng làm giảm sưng, giúp lưu thông máu trong cơ thể, dùng để điều trị rất tốt trong các bệnh giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch…

2. Tác hại khi lạm dụng rau má:

Rau má tuy là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao, vì thế không thể lạm dụng khi sử dụng. Nếu dùng nhiều rau má sẽ dẫn đến hậu quả xấu sau đây:

– Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.

– Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.

Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.

– Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu: Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Không chỉ vậy, đối với người đang có 2 bệnh trên, dùng rau má cùng với uống thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
3. Dùng bao nhiêu thì đủ?

Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu đã đưa ra khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng.

Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má rở lại.

Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.

Phụ nữ có thai không nên dùng rau má hàng ngày.

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.

Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.