4 nguyên tắc cấp cứu trẻ đột quỵ, bậc cha mẹ nào cũng nên biết để giúp con khỏi “cái chết tức thời”

Một cậu bé 8 tuổi đã sống sót và hồi phục nhanh chóng sau đột quỵ nhờ có sự nhanh trí của cha mẹ phối hợp cùng nhân viên y tế.

Cậu bé 8 tuổi đột quỵ vì lý do không ai ngờ tới

Sau bữa tiệc sinh nhật kỷ niệm tròn 8 tuổi, cậu bé Mason Payne đột nhiên kêu đau đầu, nhưng mẹ của Mason – cô Amy Fair nghĩ có lẽ bé bị cảm nắng hoặc bị mất nước. Tuy nhiên, ngày hôm sau tình trạng của Mason ngày càng diễn biến xấu đi.

Cậu bé Mason Payne
Cậu bé Mason Payne

Mason không thể nói, chảy dãi liên tục và không thể nâng cánh tay lên. Cô Amy và chồng đã ngay lập tức đưa Mason đến Bệnh viện Nhi đồng Children’s Mercy. Bình thường, Mason là đứa trẻ năng động, luôn luôn chạy nhảy nô đùa, nên khi bé bị như vậy, tất cả mọi người đều cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.

Sau đó, Mason ngay được chuyển sang Hệ thống Y tế Đại học Kansas (Mỹ). Tại đây, các chuyên gia đã chẩn đoán bé bị đột quỵ. Cục máu đông bị vỡ gây tắc nghẽn hoàn toàn lưu thông máu đến động mạch cơ, một trong những động mạch quan trọng nhất trong não.

TS Koji C. Ebersole, Giám đốc khoa phẫu thuật nội soi tại Hệ thống Y tế thuộc Đại học Kansas (Mỹ) cho biết, Mason bị chấn thương động mạch đốt xương sống bên trái. Để cứu sống Mason, TS Ebersole và đồng nghiệp đã quyết định thực hiện phẫu thuật cơ tim, một ống thông nhỏ được đưa vào hệ thống máu của Mason qua động mạch đùi.

Do không có các dụng cụ phẫu thuật phù hợp với trẻ em, TS Ebersole đã phải sử dụng các dụng cụ có kích thước dành cho người lớn để cấp cứu cho bé.

Sau 2 ngày phẫu thuật, Mason đã có thể ngồi dậy và hoạt động bình thường. TS Ebersole cho biết, khả năng hồi phục nhanh của Mason là nhờ yếu tố sức khoẻ tốt, đặc biệt là những cơ chế hoạt động có liên quan đến não.

Chuyên gia chỉ rõ nguyên tắc cấp cứu người bị đột quỵ

TS Colleen Lechtenberg, Giám đốc y khoa Trung tâm Đột quỵ Cao cấp thuộc Hệ thống Y tế của Đại học Kansas (Mỹ) cho biết, trường hợp trẻ bị đột quỵ như Mason là rất hiếm. Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ ước tính tỷ lệ chênh lệch là 11 trên 100.000 trẻ em một năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một số quan điểm lại cho rằng, đột quỵ ở trẻ em có thể phổ biến hơn vì nó thường bị chẩn đoán sai. Đột quỵ nằm trong top 10 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, và hơn 60 phần trăm những người sống sót sẽ bị khuyết tật.

Qua câu chuyện của Mason, các chuyên gia đã đưa ra những dấu hiệu xác định triệu chứng đột quỵ ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Theo đó, Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ của Mỹ đề xuất 4 nguyên tắc cấp cứu người đột quỵ được viết tắt bằng cụm từ FAST:

– F (Face): Vùng mặt, đột ngột biến sắc hoặc một bên mặt bị méo xệch.

– A (Arm): Cánh tay, đột ngột rã rời và đau yếu.

– S (Speak): Nói, phát âm ú ớ, khó hiểu, không rõ ràng.

– T (Time): Thời gian là cốt lõi, hãy gọi bác sĩ cấp cứu ngay tức khắc nếu trẻ có các dấu hiệu trên.

*****
*****

Lưu lại ngay bài thuốc quý nổi tiếng khắp thế giới trị tận gốc ung thư dạ dày, hiệu quả lắm nha mọi người!

Chú em ở quê bị ung thư dạ dày, dù bệnh ở giai đoạn đầu nhưng nói thiệt, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, làm lúa nhưng chỉ đủ nhà ăn, nuôi thêm ít gà vịt, trồng thêm ít rau để có cái đổi bữa, đâu có tiền đâu mà lên thành phố chữa bệnh.

Hên sao gần đó có một gia đình có người thân là Việt kiều về nước chơi. Bác Việt kiều này ngày xưa cũng bị ung thư dạ dày nhưng nay đã khỏi nhờ bài thuốc từ lá đu đủ nên khi biết bệnh tình của chú em, người ta chỉ cho. Được biết bài thuốc này đã được lưu truyền khắp nơi trên thế giới do tính công hiệu của nó.

Chú em mừng lắm, tiền đâu mà lên Bệnh viện Ung bướu chữa, bữa đi khám cũng hết bạc triệu rồi. Với lại đã có nhân chứng sống ở đây thì lo gì nữa. Mà ở nhà quanh năm đều trồng mấy gốc đu đủ lấy trái ăn nên không lo sợ thiếu lá. Thế là chú em làm theo hướng dẫn.

Lá đu đủ (lấy ở cây đu đủ đực hay cái đều được) không dùng dao cắt, mà bẻ bằng tay rồi đập dập cuống đu đủ, lá vò nhẹ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau đó bỏ tất cả vào nồi thủy tinh hoặc nồi inox (mỗi lần làm bao nhiêu lá cũng được, miễn lượng nước phải xâm xấp mặt lá). Đun từ từ đến khi sôi, để sôi 10 phút, sau đó tắt lửa, đậy vung để nguội dần. Sau 2 giờ đun, rót nước ra uống.

Cách uống như sau: Mỗi ngày uống 600ml chia 3 lần, mỗi lần 200ml, khi uống kèm theo 2 thìa cà phê mật mía, uống vào lúc no.

Bác Việt kiều dặn rất kỹ: Phải uống cùng với mật mía. Nước lá đu đủ còn dư phải cất vào tủ lạnh dùng dần vì để ngoài dễ bị thiu và lên men.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

À, về chế độ ăn uống thì bác ấy tư vấn rất kỹ, ăn các thức ăn được nấu mềm nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất; cần tránh ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, các loại quả chua (chanh, cam bưởi chua…), các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, dưa cà muối, hành…), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…), các loại thức ăn tăng tiết acid (các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…).

Chú em kiên trì ăn theo chế độ trên và uống nước lá đu đủ như chỉ dẫn, thấy cơn đau cứ giảm dần mỗi ngày. 3 tháng chú đi tái khám thì thấy khối u dạ dày chẳng những không tăng sinh mà còn teo nhỏ. Bác sĩ rất ngạc nhiên. Về nhà chú đều đặn uống thêm 3 tháng nữa, đi khám và làm xét nghiệm, bác sĩ bắt tay chúc mừng, bảo là kỳ tích. Giọt nước mắt lăn xuống gò má nhăn nheo của chú, người vừa từ cõi chết trở về (chú vẫn gọi mình như vậy).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ ngày khỏi bệnh, chú rất quý sức khỏe, nghe bác sĩ tư vấn những nguyên nhân gây ung thư dạ dày, chú bắt đầu tập thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Chú cai thuốc, cai rượu, không uống trà đặc nóng, không ăn cay hay các loại dưa muối, đồ hộp, nước ngọt có ga, ăn đồ luộc hấp nhiều hơn ăn đồ chiên xào, bỏ luôn thói quen ăn cơm nguội.

Em nói thêm một chút cái vụ ăn cơm nguội, độc hại dữ lắm nha mọi người. Đã vậy, đây lại là thói quen của hầu hết dân mình, một phần cũng vì tiếc và sợ mang tội nên không dám bỏ đi. Nói đâu xa, mẹ em cũng vậy. Cứ hâm đi hâm lại cơm nguội ăn. Có bữa em lén đổ cơm nguội vô túi ni-lông rồi đem cho chó nhà hàng xóm ăn thì bà chửi em xối xả, bảo phí của, coi chừng mai mốt xuống Diêm Vương phải ăn dòi (bà hay bảo bỏ 1 hạt cơm là mai mốt chết đi phải ăn một con dòi). Em thì nghĩ bệnh tật từ miệng mà ra, biết hại thì phải tránh chứ lúc nằm xuống, sống không sống, chết không chết, đau đớn từ ngày này sang ngày khác, không chỉ bản thân mình đau mà con cháu cũng khổ không kém.

Cơm nguội có thành phần chủ yếu là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dễ biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa”, gây ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài có thể gây ung thư dạ dày.

Còn đây là những dấu hiệu của căn bệnh ung thư dạ dày, nếu chị em hay người nhà thấy mình có những biểu hiện này thì phải đi khám ngay nè!

Đi ngoài, nôn ra máu

Triệu chứng đi ngoài, nôn ra máu cũng xuất hiện ở một số bệnh khác như viêm đại tràng chẳng hạn, nhưng nếu liên quan đến ung thư dạ dày, phân sẽ có màu nâu sẫm hoặc đen. Máu khi nôn ra có màu đỏ sáng, kết cấu như bã cà phê.

Không thèm ăn kể cả khi đói

Bệnh nhân rất đói nhưng chỉ cần ăn vài miếng đã cảm thấy ngán hay bị chứng chán ăn, no sớm, nếu đi kèm với một vài triệu chứng được liệt kê ở đây thì hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của khối u dạ dày.

Đau bụng

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày là cơn đau ở khoảng giữa bụng. Bệnh nhân có thể thấy đau bụng dai dẳng, âm ỉ hoặc chỉ đau nhẹ. Cơn đau không chỉ kéo dài một ngày mà nó đau rồi đột nhiên biến mất một cách kỳ lạ, sau khoảng 2-3 tuần lại đau trở lại.

Giảm cân không lý do

Giảm cân là triệu chứng nhiều căn bệnh. Nếu bị giảm cân quá nhanh, quá nhiều mà không có lý do cụ thể, hãy nên đi khám.

Ợ chua liên tục

Ợ chua, khó tiêu xuất hiện cùng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày.

Để đảm bảo an toàn cho việc điều trị, khi dùng bài thuốc trị ung thư dạ dày từ lá đu đủ, mọi người nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

*****
*****

Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản

Bệnh trĩ là một bệnh khó nói do người bệnh thường cảm thấy ngại ngùng khi nói cho người khác. Tuy nó không gây nhiều nguy hiểm nhưng bệnh trĩ lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Với thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không phù hợp như hiện nay thì tỷ lệ người mắc bệnh trĩ đang có xu hướng ngày một gia tăng.

Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản
Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản

Bệnh trĩ có thể được chữa trị bằng cả phương pháp Tây y lẫn Đông y. Sau đây bài viết xin chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh trĩ theo dân gian vừa tiện dụng lại an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi áp dụng các bài thuốc nam này người bệnh cần phải kiên trì và cần phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống hợp lý mới mang lại hiệu quả thực sự.

1. Bài thuốc trị bệnh trĩ từ hoa thiên lý

Cây thiên lý là loại cây thực vật rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Hoa thiên lý thường được sử dụng để làm thực phẩm trong các món xào, nấu canh. Hoa của nó thường được thu hoạch vào mùa hè. Cây thiên lý ngoài việc sử dụng hoa làm thực phẩm thì trong Đông y còn sử dụng hoa và lá thiên lý để làm vị thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Cây thiên lý có tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể bị trĩ nội, có triệu chứng chảy máu, rát hậu môn.

Cách sử dụng lá thiên lý chữa trĩ theo dân gian như sau: Dùng lá thiên lý còn non khoảng 100g đã rửa sạch, muối ăn chừng 5g (1 muỗng cà phê). Giã lá với muối, thêm vào 30ml nước đun sôi để ấm, rồi lọc qua màn vải hay gạc (đã tẩy trùng). Dùng hỗn hợp thấm vào bông tẩm (đã rửa sạch bằng thuốc tím) thành bông băng. Đắp bông băng lên chỗ búi trĩ lòi, ngày làm khoảng một đến hai lần, kết hợp uống với nước lá thiên lý tươi khoảng 3-4 bát một ngày.

2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá

Bài thuốc này là cách lựa chọn đơn giản để đầy lúi bệnh trĩ bởi loại rau này rất dễ tìm, được trồng phổ biến và sử dụng thường ngày trong bữa ăn. Tuy nhiên khi áp dụng bài thuốc này người bệnh bệnh phải thực sự kiên trì mới đem lại hiệu quả. Rau diếp cá là loại rau gia vị cung cấp rất nhiều chất xơ và có tác dụng giải nhiệt rất tốt, đây là một loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh trĩ. Rau diếp cá rửa sạch sau đó ngâm nước muối chừng 5 phút, để ráo nước. Người bệnh nên ăn sống kèm với các món ăn trong ngày. Ngoài ra để phát huy thêm hiệu quả bệnh nhân nên nấu lá diếp cá, dùng nước còn nóng để xông cho người bệnh sau đó nước ấm thì dùng để ngâm. Bã diếp cá sau khi nấu xong thì đắp lên chỗ búi trĩ cho bệnh nhân. Người bị trĩ kiên trì áp dụng phương pháp này thì bệnh sẽ khỏi hẳn.

3.Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Đu đủ là loại quả được nhân dân ta trồng nhiều. Nó được dùng làm thực phẩm, trong Đông y thì đu đủ xanh được sử dụng làm bài thuốc điều trị bệnh trĩ. Bằng cách cắt đôi quả đu đủ xanh còn tươi (quả chứa nhiều nhựa) đến giờ đi ngủ thì úp 2 nửa quả đu đủ vào hai bên cẳng chân, để như vậy qua đêm. Tác dụng của phương pháp này giống như một loại thuốc bôi co mạch trực tiếp làm cho các mạch búi trĩ co lại. Khi các búi trĩ biến mất thì ngưng dùng cách này. Bệnh nhân có thể kết hợp nấu đu đủ xanh ăn như canh hàng ngày cũng rất tốt cho người bệnh bởi chất xơ trong đu đủ xanh giúp cho hệ tiêu hóa dễ hoạt động hơn, người bệnh dễ dàng khi đi tiêu.

4.Đẩy lùi bệnh trĩ bằng nhân hạt gấc

Đu đủ xanh là bài thuốc thường dùng để chữa trĩ
Bệnh nhân có thể dùng 40g nhân hạ gấc giã nát, trộn với ít dấm thanh rồi bọc vào vải đắp lên búi trĩ.

5. Mật ong rừng nguyên chất chữa trĩ

Phương pháp này người bệnh nên kiên trì trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên nó lại rất dễ áp dụng và dễ uống. Người bệnh hàng ngày sau khi ngủ dậy uống ngay 1 thìa mật ong rừng nguyên chất. Lưu ý nên sử dụng mật ong rừng nguyên chất, không nên sử dụng mật ong nuôi vì sẽ làm giảm hiệu quả.

6. Lá trầu không và rau muống chữa bệnh trĩ.

Đem đun lên lấy nước rồi ngâm trong vòng 15-30p, ít nhất 1 ngày 1 lần, không thì 2 lần/ngày là rất tốt. Cục trĩ đó sẽ thu lên rất nhanh, hiệu quả rất tốt.

Hoặc lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 100g. Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiều chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.