3 đối tượng tuyệt đối không được dùng DẦU GIÓ kẻo ngộ độc tím tái, NGƯNG THỞ ngay tức khắc

Sợ quá các mẹ ạ! Mấy hôm nay trời nồm, thời tiết ẩm ương làm thằng Cún nhà em ngạt mũi, bỏ bú và quấy khóc cả đêm, em dỗ thế nào cũng không được. Mẹ chồng em thấy cháu thế thì sốt ruột, lấy ngay lọ dầu gió định quẹt mũi cho cháu hết nghẹt, dễ thở. May sao em kịp ngăn mẹ lại ngay được, vì em nhớ có đọc được rằng dầu gió không thể sử dụng bừa bãi được đâu, nhất là với trẻ sơ sinh. Em vừa tìm hiểu thêm, các mẹ ghi nhớ những trường hợp này nhất định không được dùng dầu gió đâu nhé!

1. Các bà mẹ đang mang thai

Các bà bầu thường rất thích dùng dầu gió mà không hề biết đây là thói quen cực nguy hiểm. Bởi trong dầu gió có chứa các thành phần như long não, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp và tinh hương thực vật… Những chất này có thể được hấp thụ qua da, mũi, mồm vào cơ thể, thông qua nhau thai thâm nhập vào thai nhi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của bé. Có nghiên cứu cho rằng, long não có thể dẫn đến dị hình thai nhi, thậm chí chết lưu.

Các mẹ đang cho con bú cũng phải cần cẩn thận khi dùng dầu gió, tránh dây vào bầu ngực khiến trẻ bú vào.

2. Trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược nhưng trong dầu gió có chứa một hoạt chất hóa học là camphor – một chất độc đối với trẻ em. Nếu sử dụng không đúng, quá liều hay để dầu gió hấp thụ vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) sẽ gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.

Ngoài ra chất Menthol trong dầu gió có đặc tính là ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn nên dễ ức chế với trẻ nhỏ, nặng có thể gây tử vong.

3. Những người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp

Cũng là do thành phần Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh khi xoa vào da. Nhưng khi dùng nhiều dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt, không phù hợp với những đối tượng nêu trên. Các biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, sau đó là co giật, hôn mê, thậm chí là suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

Hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ
Hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ

Các điểm cần lưu ý khi dùng dầu gió

– Trước khi bôi dầu cần rửa sạch tay và rửa sạch, lau khô vùng da bị đau.

– Dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp thay bằng việc đổ dầu gió trực tiếp lên vùng da, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đố.

– Đối với bệnh nhân đau bụng, khó tiêu thì bôi vào vùng quanh rốn, còn nhức đầu bôi thái dương. Khi bôi nhớ miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ.

– Không dùng dầu gió quá 3-4 lần một ngày.

– Không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.

– Đối với trường hợp mắc bệnh mãn tính, khi dùng dầu gió cần có sự tư vấn của các bác sỹ.

– Đối với trẻ em trên 2 tuổi có thể sử dụng dầu gió như sau:

Trẻ bị ngạt mũi thì hòa tan 2 giọt tinh dầu với 1 chén nước nóng, cho trẻ hít thở sẽ dễ chịu và không chảy nước mũi nữa.

Trẻ bị cảm, mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc: Pha nước tắm của trẻ với vài giọt tinh dầu khuynh diệp sẽ hỗ trợ trị cảm cho bé.

Ngày lạnh, trở trời có thể giúp trẻ phòng cảm lạnh bằng cách xoa một lớp mỏng tinh dầu khuynh diệp vào gan bàn chân, bàn tay trẻ.

Phòng bệnh cho trẻ đi chơi nơi đông người, đi chơi xa… Hãy bôi ít tinh dầu Khuynh diệp lên áo quần, lòng bàn tay, giúp trẻ không bị lây bệnh.

==> Các mẹ nhớ lưu ý đừng quá lạm dụng và hãy sử dụng dầu gió đúng cách để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra với bản thân và gia đình nhé!

*****
*****

Chỉ 2 lần dùng tỏi, nốt ruồi to bằng hạt dưa hấu cũng bị tẩy sạch trơn, không đau đớn, không bị thâm và không để lại 1 vết sẹo nào

Những nốt ruồi to mọc không đúng vị trí khiến nhiều chị em cảm thấy mất tự tin mỗi khi đi gặp ai đó. Muốn xóa sổ những nốt ruồi đó đi, nhiều chị nghĩ ngay đến việc phải đến các spa thẩm mỹ. Tuy nhiên, có một cách khác cực kỳ đơn giản, dễ làm giúp các chị tẩy sạch nốt ruồi xấu xí mà không hề đau đớn, không bị thâm đen và cũng không để lại bất cứ vết sẹo xấu xí nào.

Cách làm rất đơn giản như sau nhé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nhánh tỏi, 1 miếng băng gạc hoặc khăn xô mỏng.

Cách thực hiện:

– Tỏi sau khi bóc vỏ, bạn cắt thành từng lát mỏng, sau đó băm hoặc xay thật nhỏ.

– Cho phần tỏi đã xay này vào miếng khăn xô hoặc băng gạc rồi đắp lên vị trí nốt ruồi cần tẩy. Lưu ý tùy thuộc vào độ đậm – nhạt, to – nhỏ của nốt ruồi mà bạn cần chuẩn bị lượng tỏi phù hợp.

– Giữ nguyên như vậy từ 15-20 phút sau đó gỡ gạc ra và rửa sạch da mặt bằng nước lạnh. Khi rửa bạn nhớ nhắm mắt lại để tỏi không dính vào mắt sẽ bị cay và rát.

– Thực hiện cách này 2-3 lần/ngày, từ 3-5 ngày, bạn sẽ nhận thấy nốt ruồi bị mờ đi và dần dần biến mất.

Chắc chắn sẽ nhiều chị thắc mắc vì sao tỏi lại có công dụng xóa nốt ruồi một cách thần kỳ như vậy đúng không ạ? Bởi trong tỏi chứa rất nhiều chất hoạt động như chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, từ đó giúp làm mờ và loại bỏ mụn cũng như các sắc tố đen sạm trên làn da một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp tẩy nốt ruồi bằng tỏi, các chị lưu ý một số điều dưới đây nhé:

– Không nên để tỏi trên nốt ruồi quá lâu, hoặc để qua đêm bởi tỏi có tính nóng, có thể khiến da bị ửng đỏ hoặc kích ứng, thậm chí phồng rộp.

– Đối với những chị sở hữu làn da nhạy cảm, tốt nhất nên thử trước vào vùng da bên trong cổ tay rồi hãy áp dụng cho các nốt ruồi trên da mặt.

– Sau khi tẩy nốt ruồi xong, các chị phải giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý thoa kem dưỡng và kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tác hại từ ánh nắng và môi trường bên ngoài.
Không chỉ có tác dụng tẩy nốt ruồi, tỏi còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác dưới đây nữa nhé:

Mẹo chữa sâu răng bằng tỏi

Đây là phương pháp chữa sâu răng bằng tỏi được nhiều người lựa chọn nhất, bởi nó đơn giản, dễ thực hiện lại không tốn kém chi phí nhiều.

+ Lấy củ tỏi khô đem nghiền nát cùng với một ít muối

+ Sau đó đắp muối và tỏi đã nghiền nát lên vị trí răng bị đau

+ Kiên trì thực hiện mỗi ngày bạn sẽ giảm đau răng và chữa lành các bệnh bị nhiễm trùng

+ Kết hợp với mỗi sáng thức dậy nhai thêm 1 tép tỏi, răng bạn sẽ chắc khỏe hơn đấy nhé bởi tinh dầu tỏi chứa nhiều thành phần glucogen, allin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

Tỏi giúp đuổi sạch muỗi và côn trùng

Bôi nước tỏi lên da: Cách đuổi muỗi bằng tỏi này khá “bốc mùi”, tuy nhiên, nếu nhà có trẻ nhỏ mà bạn không muốn dùng hóa chất bôi lên cơ thể của trẻ, hãy dùng một chút nước tỏi thoa vào da của trẻ, muỗi sẽ không còn dám tấn công những đứa trẻ của bạn nữa.

Ngoài ra, cũng có thể dùng dầu tỏi tinh khiết thoa lên da sẽ có tác dụng xua đuổi muỗi trong khoảng 20 phút nhưng dĩ nhiên, cách làm này cũng “xua đuổi” luôn những người xung quanh nếu họ không chịu được mùi này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tỏi giúp giải cảm cực tốt

Nếu bị cảm cúm, đầu đau phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, buồn nôn, các chị có thể áp dụng cách đơn giản sau: gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường một ít. Cho cả 3 thứ này vào sắc nước uống, tranh thủ uống lúc nóng, uống xong, lên gường nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày uống 1 thang như trên, tác dụng giải cảm rất tốt.

Tỏi chữa khàn tiếng, mất tiếng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Tỏi 6g, gừng tươi 3g, lá ngải 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả.

Cách thực hiện: Cả 3 vị thuốc, đem giã nát nhuyễn, cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vào huyệt đại trùy (nằm chỗ lõm vào đốt sống thứ 7, khi ngồi cúi xuống), và huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sau đó dùng băng băng chặt lại. Cách này sẽ giúp cơ thể tống ra hết phong hàn xâm nhập cổ họng dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng.

Theo webtretho

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.