2 thực phẩm “tàn phá” GAN kinh khủng nhất, chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối tránh xa!

Trong các cơ quan nội tạng, gan đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để gan luôn khỏe mạnh, các chuyên gia khuyên bạn nên tuyệt đối tránh xa 2 thực phẩm vô cùng hại gan dưới đây.

1. Rượu

Khi 1 người uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Toàn bộ lượng máu này đều đi qua gan trước khi đổ về tim, và hầu hết lượng rượu được uống vào cũng đi qua gan để xử lý.

Tại đây, hệ thống enzym có nhiệm vụ chuyển hóa, biến đổi lượng cồn thành một chuỗi phản ứng hóa học để cho ra CO2 và nước, sau đó thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất so với các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Tuy nhiên, khả năng xử lý chất cồn của gan cũng có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu 1 người uống quá nhiều rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, gan không thể xử lý hết được dẫn đến gan bị suy yếu và nhiễm độc.

Nếu điều này xảy ra lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.

PGS.TS.BS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, lượng rượu mà 1 người bình thường có thể chuyển hóa trong 1 giờ là 10gram rượu nguyên chất (ethanol), quá mức trên là sẽ có hại cho gan và các cơ quan nội tạng khác.

Ngoài ra, Tổ chức y tế thế giới cũng đưa ra cách tính ước tính một đơn vị uống chuẩn ở các loại đồ uống có rượu như sau: Bia 6 – 12% là 285ml, rượu vang 15 – 17% là 120ml, rượu ngọt 20 – 25% là 60ml, rượu trắng 40 – 45% là 30ml.

Theo WHO, uống rượu an toàn được hiểu là: Với nam giới dưới 4 đơn vị chuẩn/ngày, nữ giới dưới 2 đơn vị chuẩn/ngày. Một tuần có 2 ngày không uống rượu.

2. Thực phẩm bị mốc

Nhiều người sử dụng thực phẩm bị mốc vì tiếc rẻ, điều này rất nguy hiểm.

Những thực phẩm có dấu hiệu của nấm mốc đều sinh ra độc chất aflatoxin là một loại độc tố vi nấm được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại nông sản như gạo, ngô, lạc, đậu, hạt hướng dương, hoặc các thực phẩm khô như tôm khô, mực khô, trái cây khô… nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách.

Ngay cả những thức ăn đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn được đóng gói, để trong tủ lạnh nhưng nếu quá hạn sử dụng, có dấu hiệu ôi thiu thì vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Đồng thời, nguồn thực phẩm bị mốc nếu đem cho động vật nuôi ăn thì thịt của chúng cũng bị ô nhiễm aflatoxin và đem lại nguy cơ cho con người.

Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, aflatoxin là một trong những thủ phạm gây ung thư gan. Aflatoxin gây hại khắp cơ thể nhưng gây hại trầm trọng cho gan. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.

Nếu người đang bị nhiễm viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa Aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng gấp 60 lần so với người chỉ nhiễm viêm gan B.

GS Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo: “Nếu nghi ngờ thực phẩm bị mốc hoặc chớm mốc cũng cần kiên quyết loại bỏ hoàn toàn”.

4 bí quyết để nuôi dưỡng một lá gan khỏe mạnh

Một, ẩm thực cân đối. Để dưỡng gan và bảo vệ gan nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và protein, đặc biệt là các loại trái cây tươi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quản lý tốt lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, tránh ăn nhiều thực phẩm giàu calo để hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy hơi, không tốt cho gan.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Hai, tập thể dục sau khi thức dậy. Việc rèn luyện cơ thể vào buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là lá gan. Bởi đây là khoảng thời gian gan hoạt động tích cực. Vì thế việc vận động lúc này sẽ giúp gan điều chỉnh đến trạng thái tốt nhất. Thối quen thường xuyên ngủ dậy muộn và lười vận động sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

Ba, thư giãn đúng lúc. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể duỗi người, vận động gân cốt để khí huyết lưu thông. Thường xuyên đạp xe đạp cũng giải pháp đơn giản và hữu hiệu để dưỡng gan.

Bốn, massage huyệt vị. Mỗi ngày kiên trì vỗ Đảm kinh (đường kinh lạc của mật), nằm ở hai bên cơ thể. Dùng hai tay vỗ nhẹ hai bên chân trái phải mỗi bên 50 lần để giúp gan tăng nhanh tiết dịch mật, nâng cao chức năng hấp thu của cơ thể, đồng thời giúp điều chỉnh tâm tình, giảm căng thẳng.

*****
*****

Mách bạn cách bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn trong tủ lạnh

nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh, tuy nhiên nếu bảo quản thức ăn không đúng cách có thể gây nguy hiểm. Dưới đây là một số mẹo giúp thực phẩm tươi lâu hơn, bảo quản được lâu hơn trong tủ lạnh.

Nhiệt độ phù hợp

Thực phẩm phải được duy trì ở nhiệt độ lạnh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Tủ lạnh nên được giữ ở 40 độ F hoặc thấp hơn, còn tủ đông nên được đặt ở nhiệt độ 0 độ F. Nhưng mỗi tủ lạnh sẽ có mức nhiệt độ khác nhau vì vậy nắm được nhiệt độ của tủ lạnh giúp bạn bảo quản thức ăn lâu hơn.

Tủ đông

Tủ đông thường dùng để lưu trữ đồ đông lạnh, tuy nhiên bạn cũng có thể lưu trữ một số lượng đáng ngạc nhiên các loại thực phẩm khác trong tủ đá để sử dụng sau này như bánh tortillas, sốt pasta, và thậm chí cả trứng. Cách bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất với tủ đông là bọc kín thực phẩm hoặc cất chúng cẩn thận trong hộp nhằm tối ưu hóa việc lưu trữ cũng như tiết kiệm năng lượng hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng hộp nhựa khi bảo quản thực phẩm trên tủ đá vì nếu sử dụng hộp thủy tinh, chúng có thể vỡ.

Cửa tủ lạnh

Cửa là phần ấm nhất của tủ lạnh và nên dành riêng cho các loại thực phẩm lâu hỏng như trái cây, gia vị. Không nên để trứng và sữa ở cánh cửa tủ lạnh bởi đây là vị trí có thể ấm lên, đặc biệt khi mở cửa thường xuyên.

Tủ lạnh nên được giữ ở 40 độ F hoặc thấp hơn, còn tủ đông nên được đặt ở nhiệt độ 0 độ F

Các ngăn tủ

Thông thường những ngăn trên tủ lạnh thường có nhiệt độ cao hơn, còn những ngăn dưới có nhiệt độ lạnh nhất. Bạn nên đặt những thức ăn không cần phải nấu ở phía trên tủ gồm thức ăn thừa, đồ uống, thức ăn sẵn. Các loại thảo mộc có thể bảo quản tươi hơn khi được đặt trong hộp.

Với ngăn thấp phía dưới bạn có thể dùng để bảo quản thịt, trứng, hải sản và cá sản phẩm sữa khác bởi ở các ngăn này nhiệt độ thấp hơn. Thêm vào đó, để ngăn ngừa vi khuẩn từ thịt sống lây sang các khu vực khác bạn có thể cố định vị trí để thị bằng hộp hay đĩa.

Một điểm đáng lưu ý nữa là tủ mát không giống như tủ đông đá nên thực phẩm không nên được bọc kín hoàn toàn, không khí lạnh cần lưu thông ở đây,

Ngăn đựng rau củ

Mục đích của ngăn kéo phía dưới tủ lạnh là duy trì các điều kiện ẩm ướt để bảo quản trái cây và rau củ. Tuy nhiên, không nên để lẫn lộn tất cả các loại rau củ với nhau. Nhiều trái cây, bao gồm táo, đào, mận, lê và dưa đỏ có thể tiết ra etylen, một chất hóa học giúp chúng chín. Chất này cũng có thể thúc đẩy sự chín trong các cây khác, làm cho rau bị úa vàng hoặc thậm chí nảy mầm. Vì lý do này, bạn nên giữ rau trong một ngăn kéo và trái cây khác.

Thực phẩm loại nào nên để tủ lạnh, loại nào không?

Nhiều người có thói quen lưu trữ hết thực phẩm vào tủ lạnh, tuy nhiên một sô loại thực phẩm không nhất thiết cần bảo quản trong tủ lạnh. Cà chua có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng. Hành, bí và khoai tây giữ được lâu hơn trong một môi trường mát hơn với độ ẩm thấp, do đó cất giữ chúng trong tủ tối hoặc nơi khác bên ngoài tủ lạnh. Bơ và nhiều loại trái cây chỉ để ở nhiệt độ phòng chờ chín, nhưng bạn cũng có thể cất chúng trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín nếu cần thiết. Các loại thảo mộc có thể được giữ trong tủ lạnh hoặc trong nhiệt độ phòng nếu chúng sẽ được sử dụng với một vài ngày. Các loại ngũ cốc nguyên hạt (có chứa các loại dầu và chất dinh dưỡng lành mạnh) và các loại dầu có nhiều chất béo bão hòa như dầu cải dầu, dầu rum và dầu ô liu sẽ lâu hơn nếu được giữ trong tủ lạnh.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.