Trồng loại cây này trong nhà, khớp sưng to đau đớn cũng không phải đụng 1 viên thuốc tây

Cây này dưới quê có nhiều, bứng 1 chậu về nhà trồng mới được!

Ngũ gia bì được coi là một vị thuốc đa công dụng, có tác dụng làm mạnh gân cốt, trị đau bụng, yếu chân…

Cây ngũ gia bì là loại cây nhỏ, cao 2-8m. Vỏ cây màu xám, cành nhỏ có lỗ bì. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6 – 8 lá chét, cuống lá dài 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù, dài 7 – 17cm, rộng 3 – 6cm.
Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Trong dân gian, ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau…

Ảnh internet
Ảnh internet

Ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau…

Công dụng của cây ngũ gia bì đối với sức khỏe con người
Tăng cường hệ miễn dịch

Cây ngũ gia bì có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuốc còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch

Ảnh internet
Ảnh internet

Cây ngũ gia bì có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể.

Tác dụng đuổi muỗi

Cây Ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm và khử được khí độc Formaldehyd trong nhà.

Cách đuổi muỗi tự nhiên này đã giúp tránh không phải dùng bơm xịt muỗi (chứa hoá chất bốc hơi hắc, ít nhiều có độc hại) lại không mất công, tốn tiền mua thuốc.

Các bài thuốc từ ngũ gia bì

Các khớp sưng đau kéo dài, hạn chế vận động

Ngũ gia bì 16g, trinh nữ 16g, bưởi bung 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 16g, cát căn 16g, đổ nước 4 bát. Sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa phong thấp đau nhức xương, giúp ăn ngủ ngon, tăng lực

Bột ngũ gia bì 100g ngâm trong 1.000ml rượu, hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

Chữa lở ngứa eczema

Lá ngũ gia bì, bạch chỉ, cây cỏ dĩ, rễ gấc, tỳ giải, thổ phục linh các vị bằng nhau: 20g. Sắc uống ngày một thang. Uống ngày 2 lần vào sáng và tối. Uống trong 7 ngày.

Trị bệnh cước khí chân tay sưng đau

Vỏ rễ cây ngũ gia bì, lõi thông, hạt cau, củ gấu, tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa mỗi vị 8-16g, sắc uống 3 lần trong ngày, uống đến khi khỏi bệnh.

Trị phụ nữ cơ thể suy nhược: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy đều 40g. Tán bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g

*****
*****

Trị được trăm thư bệnh chỉ với loại cây mọc dại khắp Việt Nam này

Ở Việt Nam, tầm bóp là cây dại mọc rất nhiều trong tự nhiên, tuy nhiên ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt.

Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới.

Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Tầm bóp mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.

Ảnh internet
Ảnh internet

Mô tả: Tầm bóp là loại cây thảo mọc hoang quanh năm, cao 50 – 90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hay không, dài 30 – 35mm, rộng 20 – 40mm; cuống lá dài từ 15 – 30mm.

Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thuỳ, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, chia 5 thuỳ.

Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận.

Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae.

Đông y cho rằng, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả.

Ngoài ra tầm bóp có thể sự dụng như thuốc chữa các bệnh viêm họng, đau yết hầu, bệnh tiểu đường và ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng).

Thân, lá, quả và rễ cây tầm bóp đều được sử dụng để chữa bệnh.
Thân, lá, quả và rễ cây tầm bóp đều được sử dụng để chữa bệnh.

Công dụng và cách dùng

Lá cây tầm rất tốt cho dạ dày vì thế người ta hay cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn.

Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Rễ cây tươi chữa bệnh tiểu đường.

Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 – 80g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 – 30g cây tầm bóp khô (tươi 50 – 100g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền.

Trị tiểu đường: Rễ cây tầm bóp tươi ( 20 – 30g) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày 1 lần, uống từ 5 – 7 ngày.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.