Mẹo nhỏ: Nấu xôi gấc bằng lò vi sóng chỉ mất 10 phút bạn đã biết chưa?

Chỉ cần tốn 10 phút là bạn sẽ có món xôi gấc cực ngon, bạn có tin không? Rất đơn giản khi nấu xôi gấc bằng lò vi sóng. Hãy vào bếp và thử làm ngay thôi nào.

Xôi gấc là một món ăn tuyệt ngon mà rất nhiều người Việt yêu thích. Xôi gấc có màu đỏ tươi đẹp, xôi dẻo mềm mà thơm mùi gấc và có độ ngọt vừa phải khiến ai cũng thèm. Nếu như theo công thức truyền thống, việc nấu xôi gấc có thể mất vài tiếng đồng hồ. Nhưng ngày nay bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian để làm được món xôi thơm ngon, ngọt lành như ý. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau vào bếp để xem cách nấu xôi gấc bằng lò vi sóng như thế nào nhé.

Nguyên liệu nấu xôi gấc bằng lò vi sóng

  • Gạo nếp (khoảng 2 chén).
  • Trái gấc tươi.
  • Đường.
  • Muối.
  • Dầu ăn.
  • Rượu trắng.
  • Nước cốt dừa và cơm dừa nạo (không bắt buộc).

Trái gấc phải tùy vùng miền và khí hậu thì mới phát triển được. Do vậy nếu như nơi bạn ở không có hoặc là không đúng mùa thì hãy chọn cách khác đó là mua thịt gấc đóng hộp đông lạnh. Tất nhiên gấc tươi sẽ thơm ngon hơn nhưng nếu không tìm mua được thì sự lựa chọn hợp lý vẫn là gấc đông lạnh.

Cách làm xôi gấc bằng lò vi sóng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đầu tiên, bạn cần ngâm gạo nếp khoảng 12 tiếng đồng hồ để gạo nở đều và đương nhiên công đoạn làm xôi sẽ nhanh chóng hơn và xôi sẽ được mềm, dẻo hơn. Ở bước này bạn nên thực hiện vào ban đem, ngâm tới sáng để không tốn thời gian nhé. Sau đó đãi gạo cho sạch, trộn với chút muối rồi để ráo.

Trái gấc chín bổ đôi rồi dùng dao nạo lấy phần hạt và ruột gấc ra để vào chén trộn thêm chút rượu và muối vào. Nếu như bạn sử dụng gấc đông lạnh trong hộp thì cũng đổ gấc ra chén và cũng trộn thêm rượu và muối.

Tiếp theo, đổ phần gấc vừa chuẩn bị vào phần gạo nếp. Dùng tay bóp để trộn đều cho gạo nhuộn màu đỏ gấc đều và đẹp mắt nhất.

Bước cuối cùng đó là tiến hành làm xôi bằng lò vi sóng. Cách nấu này khá nhanh, cũng gần tương tự như cách nấu xôi gấc bằng nồi áp suất vậy, bạn chỉ cần vài phút là có ngay món xôi thơm phức đấy.

Cho gạo nếp và đã trộn gấc vào một cái tô thủy tinh hoặc tô sứ dùng cho lò vi sóng để tô không bị bể trong quá trình nấu nhé. Sau đó đổ nước xâm xấp mặt gạo (nếu muốn xôi ngậy và thơm, bạn cho một ít nước cốt dừa vào bát). Cách này tuy nhanh nhưng tỷ lệ nước bạn cần chú ý nhé, nếu không mẻ xôi của bạn sẽ hỏng hết. Sau đó cho tô vào lò vi sóng quay khoảng 6 – 7 phút rồi lấy ra đảo đều. Lúc này nếp bắt đầu nở và khô rồi đấy nhé. Nếu lúc lấy ra bạn thấy vẫn còn nước ở phía trên thì vớt bớt bỏ đi. Rồi tiếp tục quay thêm khoảng 3 phút nữa là được.

Món xôi gấc được nấu bằng lò vi sóng sau khi chín hãy cho 1 muỗng dầu ăn và đường đảo đều. Nếu bạn thích ăn ngọt thì cho đường, không thì thôi nhé. Dầu ăn sẽ tạo độ bóng cho món xôi và đương nhiên giúp hạt xôi không bị dính chùm lại với nhau. Nên trộn dầu và đường khi xôi còn nóng hổi để đường nhanh tan và thấm đều nhé.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thành phẩm nấu xôi gấc bằng lò vi sóng

Khi ăn múc xôi ra đĩa, rắc cơm dừa nạo lên trên, hoặc trộn cùng xôi tùy ý. Món xôi gấc màu đỏ tươi, thơm phức này là món quà Tết đúng điệu dành cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức. Xôi ăn bùi bùi, ngọt thơm và dẻo mềm thật tuyệt, vị gấc càng tăng thêm độ hoàn hảo của món ăn. Tùy vào sở thích, bạn có thể tạo hình xôi đẹp mắt theo khuôn. Xôi gấc dùng để cúng trong mỗi dịp lễ Tết là phù hợp lắm đấy.

Hy vọng cách nấu xôi gấc bằng lò vi sóng sẽ không làm khó cho bạn. Chúc bạn thành công trong lần đầu tiên thực hiện.

Theo yeugiadinh

*****
*****

Tuần 2 lần ăn món ngon từ cá chùi kiếng nhiều người đã rơi nước mắt khi khỏi bệnh TIỂU ĐƯỜNG

Nhiều người đến chơi nhà hay thắc mắc rằng sao cha em lại nuôi cả hồ cá chùi kiếng chứ không phải chỉ là nuôi cảnh một vài con trên chậu kiếng bình thường. Nhưng rồi ai cũng hết hồn khi cha em bắt mấy con lên làm mồi nhậu cho mấy chú, bác dùng thử. Không những quá ngon mà cha em còn cho biết cá có thể trị được cả căng bệnh tiểu đường. Một căn bệnh mà có rất nhiều người dù cho có dùng bao nhiêu loại thuốc cũng khó lòng chữa khỏi.

Cá lau kiếng tuy hình thù quái dị nhưng thịt cá rất ngon, ngọt làm mấy món nhậu là hết sẩy đã vậy còn có thể trị được bệnh hiệu quả. Thịt cá bùi có người còn cho rằng món này còn ngon hơn cả thịt gà.

Trước đây nhiều người dân không thích loại cá này bắt được con nào thì giết chết rồi bỏ đi.Vì chúng phá hoại đất ao rất nhanh, nếu không có rong rêu thì đất ao là nguồn nguyên liệu để chúng bào mòn.

Ảnh internet
Ảnh internet

Nhưng từ khi cha em tìm hiểu loại cá này trị được bệnh cha dọn hẳn 1 cái hồ lớn trước nhà bắt cá về nuôi. Lâu lâu làm mồi nhậu, món ăn ngày ngày cũng rất ngon.

Bệnh tiểu đường là trình trạng insulin trong cơ thể không sản xuất được hoặc được sản xuất nhưng không hoạt động như người bình thường.

Insulin là chất dẫn truyền chất đường vào trong các tế bào. Khi insulin thiếu, đường không thể đi nuôi các tế bào và buộc phải thải ra qua đường nước tiểu gây nên bệnh tiểu đường.

Trong cá này có chứa chất béo, chất đạm, sắt, vitamin B, sodium, Cholesterol,.. các chất này có thể giúp ta ngăn ngừa căn bệnh tiểu đường và có thể trị khỏi nếu căn bệnh còn nhẹ.

Khi chế biến chúng ta cũng phải nên chú ý, đối với loại cá này dễ ăn nhưng không phải chế biến sao cũng được. Khi làm cá phải bỏ tất cả ruột cá, rửa thật sạch đảm bảo không còn sót lại gì trong bụng cá. Nếu ai thích ăn trứng thì có thể giữ lại vì trứng ăn được bình thường.

Loại cá này có thể chế biến được nhiều món khác nhau như: hấp sả, hấp bia, luộc nước dừa, nướng muối ớt,… Giữa thời buổi đắc đỏ này mà có thể kím ra được món ăn vừa có thể thay đổi khẩu vị bữa ăn gia đình, làm món chiêu đãi khách, mà làm bài thuốc cứu người thì còn gì bằng.

Với món cá chùi kiếng hầm nước dừa món này không chỉ dễ ăn mà có thêm sự kết hợp của nước dừa và nguyên liệu làm tăng thêm hương vị cho cá. Chúng ta nên chú ý với người bệnh tiểu đường thì món ăn càng hạn chế lượng đường càng tốt. Khi nấu món này đã có nước dừa làm vị ngọt thanh, kèm theo đó chúng ta cho thêm vào một ít đu đủ.

Nước dừa, nước đu đủ và nước thịt cá đã đủ làm ngọt món ăn, chỉ cần thêm gi vị khác mà không cần tới đường. Muốn ngon hơn chúng ta thêm vào nồi hầm chút đậu phộng cho nồi nước hầm thêm ngọt và tạo độ bùi.

Với món này chúng ta có thể ăn hàng tuần tốt nhất là 2 lần/ tuần. Vừa hỗ trợ chất dinh dưỡng, vị thuốc có trong cá, lại không tổn hại đến sức khỏe. Đây là món giảm hẳn lượng đường trong quá trình chế biến. Một món ăn hoàn toàn không dùng đến loại đường hóa học nào rất tốt cho sức khỏe của người tiểu đường.

Cách làm món này rất đơn giản: Chỉ cần rửa sạch cá, cá chúng ta nên cạo trước sau đó dùng nước nóng rửa lại cho hết nhớt. Bỏ hêt ruột cá rồi để ráo. Bắt nồi nước dừa lên và cho sả đập dập vào khi nước sôi thì cho cá và đu đủ vô hầm, tới cá chín để đậu phộng vào và nêm lại là được.

Từ khi nhiều người biết được cá này lại là bài thuốc quý thì ít ai giết đi nữa mà hầu như món này được dùng phổ biến hơn trong gia đình người dân. Hơn nữa mấy nhiều quán nhậu cũng hình thành và trong thực đơn có thêm món cá chùi kiếng

Nhưng các chị cũng nên lưu ý với căn bệnh tiểu đường là căn bệnh cũng khá nguy hiểm, còn loài cá này có thể không phù hợp với cơ địa của một số người. Trước khi sử dụng chúng ta cũng nên tìm hiểu thật kỹ trước khi dùng thay thuốc nhé.

Theo WTT

*****
*****

Chuyên gia khuyên: Dùng mật ong vào thời điểm này để cơ thể cả đời không bao giờ dính bệnh tật

Mật ong rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thời điểm uống mà mật ong phát huy những tác dụng khác nhau.

Dưới đây là 5 thời điểm “vàng” để thưởng thức nước mật ong được đăng tải trên trang Sina Health.

Uống buổi sáng: Thanh lọc dạ dày

Một chén nước mật ong cho buổi sáng sớm rất có lợi cho việc làm sạch dạ dày, đồng thời hỗ trợ cơ thể giải trừ độc tố.

Chỉ số năng lượng do mật ong cao cung cấp gấp 5 lần so với sữa tươi. Do đó, loại thực phẩm này có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể chỉ trong thời gian ngắn, làm tiêu trừ mệt nhọc và giảm cảm giác đói.

Vì thế, thưởng thức một cốc nước mật ong vào buổi sáng sẽ mang lại cho bạn một sức khỏe tốt và tinh thần sảng khoái.

Lưu ý: Những người có dạ dày không tốt nên dùng pha mật ong với nước ấm khoảng 30 độ C pha để tránh tiêu chảy, viêm dạ dày.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Uống buổi chiều: Bổ sung năng lượng

Khoảng thời gian giữa bữa trưa và bữa tối (3­4 giờ chiều) là lúc cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và tương đối mệt mỏi. Vào lúc này, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái “đói”.

>>> Top 10 cửa hàng sâm Hàn Quốc đảm bảo chất lượng, giá rẻ nhất TPHCM

Khi đó, uống một chén nước mật ong ấm sẽ giúp não bộ đang trì trệ trở nên tỉnh táo, đồng thời bổ sung thêm đường và năng lượng để tiếp sức cho cơ thể trong những giờ làm việc tiếp theo.

Uống trước bữa ăn: Ức chế acid dạ dày

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với acid dạ dày, mật ong đóng một vai trò tương đối quan trọng. Loại thực phẩm này có chức năng điều tiết sự phân bố acid dạ dày một cách bình thường.

Do đó, vào khoảng 30 phút trước khi ăn, chúng ta nên uống một cốc nước mật ong để ức chế các acid dạ dày, giảm thiểu sự kích thích của thực phẩm đối với niêm mạc của cơ quan tiêu hóa này.

Uống sau khi ăn: Hỗ trợ tiêu hóa

Sau bữa cơm, nhất là khi ăn quá no, công năng tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm, gây khó khăn cho việc bài tiết.

Mật ong có công dụng kích thích sự đào thải của ruột già, rút ngắn thời gian đi vệ sinh và tiêu trừ một số chứng bệnh tiêu hóa kém.

Uống trước khi đi ngủ: Tĩnh tâm, an thần

Đường và các vitamin trong mật ong có khả năng điều tiết hệ thần kinh, giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ mà không có tác dụng phụ.

Vì vậy, thưởng thức một cốc nước mật ong trước khi lên giường sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số món ăn bổ dưỡng kết hợp cùng mật ong

Mật ong và sữa

Một bữa sáng hoàn hảo có thể bắt đầu với mật ong và sữa bò tươi. Vì có chứa monosaccharides nên nhiệt năng trong mật ong tương đối cao, cơ thể có thể được hấp thu trực tiếp.

Trong khi đó, mặc dù giá trị dinh dưỡng của sữa phong phú, nhưng nhiệt năng thấp, không đủ để duy trì năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.

Kết hợp sữa và mật ong vào bữa sáng có thể bổ sung đầy đủ năng lượng, vitamin và các acid amin cần thiết cho cơ thể để duy trì sức khỏe và tinh thần từ sáng tới trưa.

Lưu ý: Trong các loại sữa, mật ong rất “kỵ” sữa đậu nành.

Thạch cao trong đậu phụ và đường trong mật ong có thể phản ứng với nhau, gây ra hiện tượng kết tủa trong dạ dày, gây ra các hiện tượng khó thở, hụt hơi, hôn mê, đặc biệt nguy hiểm đối với người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch.

Salad mật ong trái cây

Cắt hoa quả thành từng miếng vừa miệng, sau đó trộn cùng mật ong. Món ăn này không chỉ có công dụng dưỡng nhan, giảm béo mà còn rất tốt với những người táo bón lâu ngày.

Kết hợp mật ong và chanh

Pha 2 muỗng canh mật ong và 1/4 thìa nước cốt chanh tươi cùng với 1 cốc nước sẽ tạo nên một thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe của bạn. Nên uống từ 2 -3 cốc/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối với những người nhiều bệnh, thể chất yếu và trẻ em còi xương, đây cũng là một lựa chọn lý tưởng để cải thiện tình trạng thể chất.

Theo Tri thức trẻ

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.