Mặc quần áo trắng cả đời mà không biết 5 mẹo này giữ đồ trắng sáng như mới này thì quả thật quá uổng phí

Một trong những vấn đề khiến nhiều người cảm thấy ngại khi mặc đồ trắng mặc dù nó rất thanh lịch và đẹp là do màu trắng nhanh bị ố vàng và đổi màu. Mẹo dưới đây sẽ giúp bạn giữ quần áo trắng luôn như mới mà không tốn kém.

1. Chanh, bột giặt và muối

Nếu áo trắng của bạn bị ố vàng, chuyển màu do đổ mồ hôi ở hai bên nách hoặc cổ thì nên áp dụng công thức này. Cách làm như sau :

  • Vắt lấy nước cốt của 3 quả chanh, 1 thìa muối và  nửa cốc bột giặt rồi cho vào 2 lít nước đun sôi lên.
  • Cho quần áo ngâm với hỗn hợp trên khoảng 30 phút rồi đem ra giặt lại như bình thường và phơi khô. Bạn sẽ thấy vết bẩn bị đánh tan nhanh chóng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Baking soda và chanh

Bạn lấy 1 thìa baking soda đổ vào vết bẩn rồi chà mặt cắt của nửa quả chanh vào vết ố vàng và ngâm trong 15 phút. Cuối cùng, bạn giặt lại với nước và đem phơi khô như bình thường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Nước chanh

  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho quần áo trắng cần giặt vào. Cắt lát 2 quả chanh và cho vào chậu ngâm cùng trong vòng 40 phút nữa.
  • Sau khi ngâm xong thì mang ra giặt và phơi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Nước oxy già

Không chỉ có khả năng sát trùng vết thương mà oxy già còn giúp tẩy sạch vết ố vàng trên quần áo trắng cực kì tốt. Bạn trộn nửa chén bột giặt, nửa chén oxy già với 2 lít nước ấm rồi tiến hành ngâm quần áo trong hỗn hợp này 30 phút. Cuối cùng, giặt lại với nước sạch. Công thức này rất phù hợp với đồ len trắng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

>>> Top những địa chỉ bán rượu sâm Hàn Quốc uy tín, chất lượng được nhiều người tin dùng nhất hiện nay

5. Giấm trắng

Bạn hòa nửa chén giấm trắng với 1 lít nước ấm rồi ngâm quần áo trắng trong đó 30 phút. Với những vùng bị ố vàng nhiều thì hãy đổ trực tiếp giấm lên và chà thêm xà phòng lên rồi giặt sạch. Giấm không chỉ có tác dụng làm trắng quần áo mà còn giúp làm mềm vải rất tốt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chúc các bạn thành công !

*****
*****

7 quy tắc bạn cần thuộc nằm lòng để cứu nguy trong những tình huống ‘ngàn cân treo sợi tóc’

Khi chẳng may gặp những tình huống nguy cấp, tất cả chúng ta ai cũng sẽ rất dễ bị rơi vào trạng thái hoản loạn. Và điều này sẽ khiến cho tình huống nguy cấp càng nguy hiểm hơn.

Vì thế, theo các chuyên gia sinh tồn, khi rơi vào những tình huống như vậy bạn không nên hoảng loạn, thay vào đó, hãy áp dụng một số “tuyệt chiêu” dưới đây để bảo vệ và giúp mình sống sót nhé!

1. Cách tạo ra lửa từ pin điện thoại

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nếu bạn bị lạc quá xa trong rừng hay giữa nơi hoang đảo và những nơi này không có sóng điện thoại, lúc này chiếc điện thoại không thể giúp bạn liên lạc với người thân nhưng chúng có thể giúp bạn tạo ra lửa để giúp sười ấm hoặc nấu thức ăn đấy! Nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng có pin lithium (Li-ion). Nếu bạn đâm xuyên qua nó bằng một vật dụng thật sắc (như dao chẳng hạn), nó sẽ gây ra phản ứng hóa học và tạo ra lửa ngay tức thì. Tất cả những gì bạn cần làm là chuẩn bị củi trước đó.

2. Cách thoát khỏi dòng nước xiết ở bờ biển

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi bơi ngoài biển, chúng ta sẽ thường gặp những dòng đối lưu (do thủy triều lên và xuống gặp nhau tạo thành) và điều này rất nguy hiểm. Thông thường, khi gặp trường hợp này chúng ta sẽ cố gắng bơi vào bờ nhanh nhất có thể nhưng cách làm này lại khiến chúng ta bị dạt ra xa hơn. Nếu chẳng may bị cuốn vào những dòng đối lưu, bạn nhớ đừng bơi thẳng vào bờ mà hãy di chuyển theo đường chéo hoặc song song với nó để thoát khỏi tình trạng đó. Thường thì những dòng đối lưu này không rộng, vì vậy bạn có thể bơi qua chúng để có thể sống sót.

3. Ghi nhớ “quy tắc số 3”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các “quy tắc số 3” cho thấy sự sống còn trung bình của một người trong điều kiện nhất định.

  • Con người có thể sống 3 phút thiếu không khí cho tới khi mất ý thức.
  • Con người có thể sống 3 ngày khi không có nước và sau đó tình trạng mất nước sẽ đe dọa tính mạng.
  • Con người có thể không ăn trong 3 tuần mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Trong tình huống nguy kịch, cơ thể tự thiết lập lại chế độ và nhờ thế có những trường hợp có thể sống tới 1 tháng không cần thức ăn.

Khi rơi vào những tình huống nguy cấp, bạn nên ghi nhớ “quy tắc 3” và thiết lập các ưu tiên cho mình.

4. Cách xử lý nếu chẳng may bị sứa chích

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vết sứa chích có thể gây sốc thần kinh, khiến cơ thể bị dị ứng và nhiễm độc mạnh. Dưới đây là những bước bạn cần làm để tránh hoặc giảm bớt những hậu quả khó chịu của vết đốt từ những con sứa:

  • Ngay lập tức làm sạch vết thương và lấy đi phần còn lại của những xúc tu (nếu có) còn bám trên vết thương. Để tránh bị đốt lần nữa, đừng dùng tay không chạm vào xúc tu.
  • Rửa nhẹ nhàng khu vực bị đốt bằng nước muối. Lưu ý là bạn không bao giờ sử dụng nước ngọt để rửa vì nó sẽ kích hoạt tế bào bị đốt khiến bạn đau hơn.
  • Dùng hỗn hợp giấm táo và rượu để giúp loại bỏ độc tố.
  • Uống nhiều nước nhất có thể và nhanh chóng đưa người bị sứa cắn đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

5. Dùng keo dán vết thương hở

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nếu bạn bị đứt tay và trong ba lô khi đó chẳng còn miếng băng cá nhân nào, bạn hãy sử dụng keo siêu dính, vì nó không những gắn miệng vết thương lại mà còn giúp tránh nhiễm trùng. Sau khi cầm được máu, hãy tới bệnh viện để được các bác sĩ chữa trị.

6. Dập lửa ở chảo bị cháy

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong một vài giây xao lãng khi nấu ăn, chiếc chảo rán trên bếp có thể bốc cháy do dầu quá nóng. Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không đổ nước vào chảo vì sẽ làm cho ngọn lửa lớn hơn và dầu sẽ văng tung tóe rất nguy hiểm. Tốt nhất là bạn nên nhanh tay dùng một tấm vải dày thấm nước và trùm lên đám cháy.

7. Cách xử lý khi vết cắt quá sâu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều người tin rằng khi bị thương, cần phải nhanh chóng lấy mảnh vỡ còn dính trên vết thương ra và làm sạch. Việc là này chỉ thật sự tốt với những vết thương không quá sâu. Nếu vết cắt quá sâu, bạn không bao giờ nên lấy những vật hoặc mảnh vỡ đó ra khỏi vết thương. Giống như con tàu khi bị đâm thủng, nếu lấy vật đó ra, nước sẽ tràn vào rất nhanh. Ngay khi bạn rút những vật hoặc mảnh vỡ đó ra, vết thương sẽ chảy máu nhanh hơn. Do đó, đôi khi tốt hơn là đừng chạm vào nơi bị chấn thương cho đến khi xe cứu thương tới.

Đôi khi chỉ cần một vài kỹ năng nhỏ như thế này cũng đủ để giúp bạn dễ dàng thoát khỏi những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”. Hãy lưu lại ngay những kỹ năng hữu ích này bạn nhé, biết đâu sẽ có lúc hữu dụng đấy!

Nguồn: BrightSide

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.