Loại củ quen thuộc này sáng là nhân sâm, nhưng buổi tối là thạch tín rất ít người biết điều này
Ông bà xưa đã truyền lại câu đúc kết này, nhưng không phải ai cũng đã hiểu rõ vì sao. cứ tưởng rằng gừng luôn tốt, vào bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai.
Gừng là loại củ gia vị nổi tiếng cả về hương, vị lẫn dược tính, Trung y còn gọi gừng là “hoàn hồn thảo” có thể trị bá bệnh. Có lẽ chưa ai đếm cặn kẽ xem có đúng gừng trị được cả trăm loại bệnh hay không, nhưng chúng ta – dù là người sử dụng hay chuyên gia, bác sỹ, Trung y lẫn Tây y đều công nhận gừng có thể:
– Cải thiện các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng nhờ khả năng làm tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch dạ dày, tăng hấp thụ…
– Tăng tuần hoàn máu, có tác dụng làm ấm cơ thể nên được dùng kết hợp để điều trị khi cơ thể nhiễm lạnh, cảm lạnh;
– Chống viêm, giảm đau nhức;
– Giảm sự phát sinh sỏi mật;
– Giàu chất chống oxy hóa, có khả năng khống chế tế bào ung thư;
– Giảm cảm giác nôn nao, chóng mặt dù là do vấn đề tiêu hóa, say tàu xe, do nghén khi mang thai hoặc tác dụng phụ gây ra cho các bệnh nhân ung thư đang được điều trị;
Cách dùng tốt nhất là dùng trực tiếp gừng tươi rửa thật sạch, để cả vỏ rồi thái lát mỏng, ngậm lấy nước hoặc nhai nuốt cả bã; cũng có thể đập dập gừng hãm với trà để uống, ngâm gừng thái lát với giấm hoặc giã gừng đắp lên da, tùy trường hợp.
Tuy nhiên, gừng thực tế không phải lúc nào cũng tốt, thậm chí có câu nói có lẽ bạn đã từng nghe qua, dù chưa hiểu lắm: “ăn gừng buổi sáng bổ như sâm, buổi tối độc như thạch tín”, người Trung Quốc còn có câu “đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng”. Lý do được giải thích theo thuyết cân bằng âm dương của người Á Đông. Theo đó, gừng với tính ấm nóng có thể làm tăng tính dương trong cơ thể, là việc cần thiết vào buổi sáng, ban ngày. Còn buổi chiều tối là lúc cần tính âm vượt trội hơn để cả cơ thể lẫn trí não dịu lại, thư giãn và đi vào giấc ngủ; việc dùng gừng khi này gây cản trở việc đó, ngăn cơ thể thư giãn và tự phục hồi, thậm chí gây rối loạn cân bằng âm dương và hại cơ thể, hại tim, hại phổi. Tuy vậy cũng có trường hợp đặc biệt, chẳng hạn nếu vào buổi chiều tối nhưng cơ thể bị nhiễm lạnh, việc dùng gừng lại đem đến lợi nhiều hơn hại…
Ngoài ra, cũng nên lưu ý thêm một số trường hợp không nên dùng gừng là người có thể trạng nhiệt, hay ra mồ hôi, tay chân nóng, người bị đau họng, phân khô… phụ nữ mang thai chỉ nên dùng gừng trong giới hạn, người bình thường cũng không nên dùng quá nhiều.
4 loại rau “Trường thọ”, quí hơn cả “nhân sâm” của Trung Hoa mọc rất nhiều tại Việt Nam
Trong khi người Trung Quốc rất “ ưa chuộng” những loại rau này và coi chúng là rau trường thọ thì ở Việt Nam, vài loại trong số đó thậm chí mọc hoang và không có giá trị sử dụng.
Hiện nay, người dân Trung Quốc đã nhận ra một phương pháp dinh dưỡng mới: “Ăn không nhất thiết phải ngon, nhưng phải có lợi cho sức khỏe”. Họ đã hiểu thực phẩm đắt tiền và ngon chưa chắc đã mang lại những công dụng xứng “đồng tiền bát gạo”.
Vì thế, trong những năm gần đây, ở quốc gia đông dân nhất thế giới này, mọi người có xu hướng sử dụng 4 loại rau dân dã, rẻ tiền nhưng lại được tôn vinh là “rau trường thọ”.
Tảo bẹ dành cho người huyết áp cao
“Tảo bẹ thực sự là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng ta có thể dùng tảo bẹ để chế biến món súp và Salad.
Tuy nhiên, những người bị bệnh dạ dày và thai phụ không nên ăn quá nhiều”, giáo sư Trương Hồ Đức của Trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết.
Tảo bẹ phát triển trong môi trường nước biển nên chứa hàm lượng iot rất cao, ngang bằng rong biển.
Giáo sư Trương giải thích tảo bẹ còn chứa polysaccharide có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu, có thể ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu.
Thiếu canxi cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến huyết áp cao, mà tảo bẹ lại giàu chất canxi, rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị huyết áp cao. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên những người cao huyết áp nên coi đây là thực phẩm vàng.
Nấm hương có thể ngăn ngừa ung thư
Người Trung Quốc đã biết sử dụng nấm hương để nấu canh và chế biến các món xào từ thời Xuân thu Chiến quốc. “Vua của các loại nấm” này được các y thư cổ đánh giá là thứ “ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá”.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cũng thường ăn thực phẩm này và phong cho nấm hương là “thực phẩm trường thọ”.
“Theo dân gian, nấm hương thường được sử dụng để chữa trúng gió, đau đầu, chóng mặt và bệnh dạ dày.
Còn các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh nấm hương tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các khối u và ngăn ngừa ung thư”, giáo sư Trương cho biết thêm.
Dương xỉ (rau dớn) chống viêm
Loại cây mọc phổ biến ở vùng núi hoang dã có tên dương xỉ ( rau dớn) còn được gọi là siêu thực phẩm.
Mười mấy năm trước, tôi đã tích cực sử dụng thực phẩm giàu protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và vitamin, giá trị dinh dưỡng cao này”, Ông Trương Hồ Đức giải thích.
Trong dương xỉ có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng. Người xưa thường dùng dương xỉ để điều trị cắ cơn sốt, bệnh eczema, lở loét….
“Khi nấu, các bạn nên chần dương xỉ qua nước sôi để loại bỏ vị chát. Thực phẩm này có tính hàn, nên những người bị bệnh liên quan đến dạ dày không nên ăn”, giáo sư Trương khuyến cáo.
Rau sam khử trùng
Rau sam – thực phẩm trường thọ phân bố rộng rãi ở khắp Trung Quốc.
Theo các cuốn sách y học cổ truyền, rau sam có thể dùng tươi hoặc khô. Ngay sau khi hái về, rau sam tươi được chần sơ qua nước nóng. Sau khi được rửa cho sạch nhớt, rau sam mới phơi hay sấy khô.
Rau sam có thể chế biến với trứng hoặc thịt lợn, ăn có vị ngọt mát và giòn.
“ Không chỉ chứa nhiều protein, chất béo, đường, chất xơ, canxi và sắt, rau sam còn có tác dụng dược lý cao.
Thực phẩm này chứa một lượng lớn norepinephrine, kali và giàu axit citric, axit malic….duy trì đường huyết ổn định, hạ huyết áp và tốt cho tim mạch. Người xưa cũng dùng rau sam để trị bệnh ho, lao phổi, giải độc rắn hoặc côn trùng cắn”, Giáo sư Trương giải thích.