Lá dâu tằm, chiếc lá nhỏ làm thay đổi lịch sử thế giới y học

Nhiều sách sử ghi lại một loài cây có khả năng chữa rất nhiều bệnh tật, nhưng qua tìm hiểu và quan sát điều khiến nhiều người ngạc nhiên đó chính là cây dâu tằm.

Chiếc lá nhỏ ghi dấu lịch sử

Lý do để thế giới gọi dâu tằm với cái tên “oách” như vậy là vì nó vốn được trồng để làm thức ăn cho nghề nuôi tằm, một nghề phổ biến ở hầu hết các vùng dân cư ven sông ở nhiều nước trên thế giới.
Cũng nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, sự kiện lịch sử “con đường tơ lụa” cổ xưa hình thành và đây chính là dấu mốc quan trọng để thay đổi thế giới. Mọi hoạt động giao lưu Đông-Tây, hình thức kinh doanh, buôn bán xuyên lục địa mới ra đời.

Ngoài ý nghĩa lịch sử lớn lao đó, dâu tầm có những đóng góp quan trọng nhưng lặng lẽ trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực y học, dược liệu.

Lá dâu không chỉ làm thức ăn cho tằm, mà đây còn là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong nhiều bài thuốc đông y. Trong những cuốn sách Đông y từ xưa ghi lại rằng, lá dâu có vị ngọt và đắng, tính hàn, có tác dụng bổ phổi và thanh lọc gan rất tốt.

Trong các tài liệu Đông y cũng nhấn mạnh rằng, lá dâu tằm có tác dụng làm tản nhiệt, trừ phong, thanh lọc phổi, điều hòa gan, làm sạch gan sáng mắt, lọc máu cầm huyết, trị chóng mặt, nhức đầu, mắt đỏ mờ.

Lá dâu được lựa chọn thời điểm vào cuối mùa thu khi lá già sẫm, sương rơi dày là tốt nhất.

Theo các chuyên gia Đông y khoa Mắt, BV Hạ Môn (TQ), lá dâu tằm có thể là dược liệu tốt trong việc điều trị bệnh mệt mỏi mắt, mờ mắt của dân công sở suốt ngày nhìn vào màn hình máy tính.

Ảnh internet
Ảnh internet

Những bài thuốc đơn giản nhất với lá dâu

Trong bài viết này, nhóm chuyên gia về mắt ở Bệnh viện Hạ Môn (TQ) sẽ giới thiệu các bài thuốc đơn giản nhất từ lá dâu tằm, dễ ứng dụng và phù hợp với nhiều người.

1. Lá dâu tươi

Lá dâu từ xa xưa đã được con người ứng dụng làm thức ăn cho tằm và làm dược liệu. Trong đó, dùng lá dâu rửa sạch, đắp lên mắt rồi nằm yên thư giãn, mang lại tác dụng rất tốt trong việc dưỡng mắt, giảm mệt mỏi mắt và sáng mắt.

2. Lá dâu hấp

Người mắc bệnh thị lực kém, dùng lá dâu rửa thật sạch, sau đó hấp bằng nồi hấp, đắp lá lên mắt và mặt, cách làm này có thể giải tỏa căng thẳng, làm tăng dần thị lực, sáng mắt sau một thời gian thực hiện, làm đẹp mịn da.

Ảnh internet
Ảnh internet

3. Lá dâu luộc

Lá dâu tằm rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi như luộc rau, cho thêm 1 chút muối rồi dùng nước đó rửa mặt, vệ sinh mắt, làm cho mắt đỡ mệt mỏi, phòng tránh các bệnh về mắt do lây nhiễm, giảm vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào mắt.

Ảnh internet
Ảnh internet

Theo ý kiến của các chuyên gia Đông y, bất kỳ ai gặp vấn đề về mắt đều có thể ứng dụng lá dâu để cải thiện tình trạng bệnh.

Công thức đơn giản nhất là dùng 15-20 gram lá dâu, rửa sạch, cho vào nồi nước nấu như luộc rau, vớt bỏ bã, để nước cho nguội, dùng khăn vải mềm sạch thấm nước đắp lên mắt. Mỗi ngày có thể làm vài ba lần. Thực hiện khoảng 2-3 ngày sẽ thấy rõ kết quả.

4. Nước lá dâu

Uống nước hãm lá dâu (như nước chè) có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim.

5. Hỗn hợp lá dâu

Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối, khuấy đều làm nước uống.

Tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa, mệt mỏi.

Theo methongthai

*****
*****

Bài thuốc đơn giản mỗi ngày uống 1 thìa vào lúc đói để đánh tan sỏi thận

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rối loạn đường tiết niệu. Nước uống làm từ hỗn hợp chanh và mùi tây có công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh này.

Bài thuốc đơn giản mỗi ngày uống 1 thìa vào lúc đói để đánh tan sỏi thận
Bài thuốc đơn giản mỗi ngày uống 1 thìa vào lúc đói để đánh tan sỏi thận

Cách loại bỏ sỏi thận đơn giản, dễ thực hiện

Thận có chức năng xử lý chất thải trong cơ thể. Những chất thải này được bài tiết qua nước tiểu. Khi loại chất lỏng này không được bài tiết hết, muối khoáng và các chất hóa học khác trong nước tiểu sẽ tạo thành sỏi.

Sự có mặt của chúng trong cơ thể gây ra khá nhiều đau đớn và có thể phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mặc dù kích thước của sỏi thận có thể khác nhau tùy từng trường hợp nhưng hầu hết chúng chặn dòng chảy nước tiểu, ngăn chặn cơ chế tự làm sạch của bàng quang. Sỏi thận có thể dẫn đến sự phát triển của nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí gây xuất huyết.

Rau mùi tây (Ảnh minh họa)
Rau mùi tây (Ảnh minh họa)

Tự làm siro chanh và mùi tây là một biện pháp được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác để loại bỏ sỏi một cách hiệu quả.

Ngoài việc uống nhiều nước mỗi ngày, Siro chanh và mùi tây chứa chất dinh dưỡng có khả năng chống lại các rối loạn ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.

Hướng dẫn cách làm Siro chữa sỏi thận

Thành phần: Nước ép 1 quả chanh; 1 nhúm mùi tây tươi; 1 chén dầu ô liu (224g); 1 chén siro maple (cây phong – 325g); 1 tách mật ong (335g); Lọ thủy tinh có nắp đậy.

Cách thực hiện: Xay nhuyễn lá mùi tây, vắt nước cốt chanh trộn đều để có được hỗn hợp nhão. Sau đó bỏ các nguyên liệu còn lại vào máy, xay cho đến khi có được một hỗn hợp mịn. Đổ vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và để nơi mát mẻ, tránh ánh sáng hoặc bảo quản bằng tủ lạnh.

Siro maple (Ảnh minh họa)
Siro maple (Ảnh minh họa)
Dầu ôliu (Ảnh minh họa)
Dầu ôliu (Ảnh minh họa)

Cách uống: Mỗi ngày uống một thìa cà phê lúc dạ dày đang rỗng, tốt nhất là vào buổi sáng.

Nếu thích có thể pha loãng siro trong một ly nước ấm để dễ uống hơn. Bạn nên bổ sung hai lít nước mỗi ngày để tăng thêm hiệu quả của phương pháp này.

Những bệnh nhân có sỏi thận ít và kích thước nhỏ sẽ thấy được lợi ích nếu liên tục uống siro này.

Nước chanh chứa citric và axit phosphoric, hai thành phần làm giảm nguy cơ sỏi thận phát triển trong cơ thể.

Lượng citrate cao trong chanh làm giảm độ axit trong nước tiểu, đẩy nhanh quá trình bài tiết các muối dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, nước ép chanh có tính kháng khuẩn và kháng nấm, ngăn chặn sự phát triển của nhiễm trùng thận và bàng quang.

Mùi tây là trong những cây phổ biến nhất khi nói đến sức khỏe thận. Nó chứa tinh dầu có hàm lượng apiol và myristicin cao, hai chất này có tính lợi tiểu – làm tăng sản xuất nước tiểu.

Hơn nữa, mùi tây là loại thực vật có chất diệp lục lớn, giúp bài tiết độc tố và chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể.

Cuối cùng, mùi tây cũng chứa một lượng cao vitamin C – chất dinh dưỡng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.