Đau cổ, đau lưng, đau đầu gối, đau hông… sẽ thuyên giảm nhanh chóng chỉ với một động tác đơn giản này!
Việc ngồi hàng tiếng trước máy tính dễ gây ra những cơn đau nhức ở vùng lung hay thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cho dân văn phòng. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những động tác chữa đau nhức đơn giản tại nhà, giúp bạn giải quyết các cơn đau một cách nhanh nhất.
Đau đốt sống cổ
Hàng ngày sử dụng tư thế “di chuyển đi bộ” như hình trên, kiên trì 200 bước, có thể làm giảm cơn đau ở đốt sống cổ.
Đau thắt lưng
Luân phiên chân trái và phải như hình, lặp lại 50 lần. Tốt nhất là thực hiện cả buổi sáng và tối.
Ngoài ra, khi bạn quay trở lại bàn làm việc mà bạn vẫn cảm thấy đau thắt lưng, thì bạn có thể đá chân lên xuống 100 lần tương tự như lúc đứng.
Bảo vệ các khớp nối
Đứng dựa tường, mông, lưng, đầu áp sát vào tường. Từ từ trườn xuống rồi lên như hình, lặp lại 30 lần, kiên trì tập luyện có thể làm làm giảm cơn đau của bạn.
Đau đầu gối
Để thực hiện động tác, bạn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. Bắt đầu nhấc chân phải lên phía trên, gập đầu gối chân phải xuống, chân trái giữ thẳng, đồng thời nhấn gót chân trái về phía sàn nhà để kéo căng bắp chân. Giữ động tác trong 30 giây, lặp lại trên chân đối diện. Bạn làm 3 lần mỗi ngày để đạt kết quả tốt.
Đau hông
Đứng dựa vào tường, giơ 2 tay sang ngang tạo thành hình chữ đại rồi giơ cao chân trái, phải luân phiên. Mỗi lần kiên trì trong 1 phút, mỗi ngày kiên trì hai hoặc ba lần. Bạn có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào, lặp lại động tác khoảng 80 lần, có thể làm giảm cơn đau hông hiệu quả.
5 loại rau ngon ngọt nhưng tuyệt đối không được ăn lẩu kẻo sản sinh chất kịch độc như thạch tín, có thể gây chết người như chơi
Hôm qua nhà em ăn lẩu bò giải ngán sau Tết, tiện có mấy mớ mùng tơi tươi ngon mập mạp lại là đồ sạch đem từ quê lên, thế là đem ra nhúng lẩu ăn. Ai dè ăn xong, cả nhà cùng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu..
Nhà em cẩn thận lắm, rau thịt đều có nguồn gốc đảm bảo mới dám mua về, thế mà không hiểu sao lại ậm ạch bụng dạ. Em bèn lên mạng tìm hiểu thử thì đọc được bài này, thấy hết hồn các mẹ ạ. Hóa ra không phải rau gì cũng đem đi nhúng lẩu được, may mà nhà em chỉ bị qua loa. Em còn đọc thấy có vụ 2 bệnh nhân phải vào Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu trong tình trạng méo miệng, sưng 2 má, không nói được do đi ăn lẩu ăn phải rau độc.
Các mẹ cũng tìm hiểu kỹ và ghi nhớ để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé! Sai một li lại đi một dặm thì khổ..
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc ăn nhiều loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, trừ nóng và giải độc, đồng thời làm tăng mùi vị của món lẩu. Tuy nhiên, chúng ta thường tùy hứng theo khẩu vị để chọn rau mà không biết rằng có những loại rau không nên phối hợp với nhau khi ăn lẩu bởi chúng có thể sản sinh ra các chết độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài việc nên chú ý mua những loại rau có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, thì cách kết hợp rau với từng loại lẩu cũng rất quan trọng.
1 .Lẩu bò không ăn với rau mồng tơi
Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
Nấu lẩu bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, rau cần, khế chua và một số loại nấm…
2. Lẩu hải sản không ăn với cà chua
Lẩu hải sản nên kiêng toàn bộ những rau quả giàu vitamin C như cà chua, chanh… Bởi khi hải sản, nhất là tôm, kết hợp với với những trái cây, rau ăn lẩu giàu vitamin C, thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide mà dân gian thường gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Với đặc tính là món tanh, lẩu hải sản cần có các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa…
3. Lẩu gà không ăn với rau kinh giới
Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Lẩu gà nên ăn với rau ngải cứu. Loại rau này không chỉ tốt cho sức khỏe, giải được nhiều độc tố mà khi dùng chung với lẩu gà sẽ rất thơm. Ngoài ra đi kèm với món lẩu gà còn có rau cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối…
4. Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Nên ăn lẩu riêu cua kèm bí đao, hoa chuối thái nhỏ và các loại rau thơm.
5. Lẩu thịt dê kị giấm
Ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Lẩu thịt dê nên ăn với củ sen, khoai môn, nấm mèo, tía tô, mang chua.
Theo WTT